Lập kế hoạch kinh doanh là bước không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào. Cách lập kế hoạch sao cho hoàn hảo là gì? Những điểm nào cần lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh? Bài viết dưới đây sẽ hé mở cho bạn.

Lập kế hoạch kinh doanh là bước không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào. Vậy tại sao nó lại quan trọng như thế? Cách lập kế hoạch sao cho hoàn hảo là gì? Những điểm nào cần lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh? Trong bản kế hoạch kinh doanh cần những mục nào? Bài viết dưới đây sẽ hé mở cho bạn.

I. Tại sao cần lập kế hoạch kinh doanh 

Nếu bạn đang có một ý tưởng làm kinh doanh nào đấy thì việc đầu tiên mà bạn phải nghĩ đến chắc chắn phải là một kế hoạch kinh doanh dài hạn. Nếu kinh doanh mà không có kế hoạch thì công việc kinh doanh của bạn sẽ dần thất bại, dù bạn là một người với ý tưởng vĩ đại với sự cố gắng vượt bậc. Vậy nên tác dụng của kế hoạch kinh doanh không chỉ giúp công việc của bạn thuận lợi trong việc biến những ý tưởng thành công mà còn duy trì và phát triển kinh doanh trong lâu dài.

Tại sao cần lập kế hoạch kinh doanh?

Tại sao cần lập kế hoạch kinh doanh?

II. Cách lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo 

1. Nắm rõ công việc kinh doanh của bản thân

Bạn cần tìm và nghiên cứu để hiểu rõ công việc kinh doanh của mình thuộc ngành nào, có những hình thức kinh doanh như thế nào… Có 2 cách để bạn nghiên cứu về ngành kinh doanh của mình là đọc mọi thông tin về ngành trên nhiều kênh thông tin khác nhau và học hỏi qua những cuộc nói chuyện với những người đi trước trong ngành. Đó chinh là cách hữu hiệu nhất để nắm rõ công việc kinh doanh của bạn và hướng tới bước tiếp theo để xác định mục đích kế hoạch.

2. Xác định mục đích kế hoạch

Bất cứ kế hoạch nào cũng cần có mục đích bới đó là cái gốc, cái lõi của một vấn đề. Mục đích sẽ giúp làm rõ tầm nhìn kinh doanh của doanh nghiệp bạn, thu hút các khách hàng tiềm năng cho công ty. Nếu bạn thành lập doanh nghiệp với nguồn vốn tự có của bản thân thì mục đích của kế hoạch chính là nâng cao lợi ích cho bản thân. Còn nếu bạn đang tìm kiếm có nguồn đầu tư từ bên ngoài thì mục đích ở đây chính là xác định xem cần thu hút đầu tư từ bên ngoài hay không?

3. Xác định đối tượng

Với mục đích là thu hút nguồn đầu tư từ bên ngoài thông qua việc cho vay, mua cổ phiếu hoặc kết hợp cả hai cách trên, bạn cũng nên chú ý 4 điều mà các nhà đầu tư tìm kiếm từ dự án tiềm năng:

  • Sự tín nhiệm: Chính là nằm ở cách bạn tạo dựng lòng tin với nhà đầu tư thông qua hành động, thái độ và cách cư xử của bạn với họ. Kế hoạch kinh doanh của bạn cũng cần có những yếu tố khiến các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư cho bạn. 
  • Sự hiểu biết về mô hình kinh doanh: Để các nhà đầu tư nắm được mô hình kinh doanh của bạn thì cách thể hiện tốt nhất là qua những bài thuyết trình. Bạn nên thể hiện những đặc điểm của sản phẩm và những lợi nhuận có thể tạo ra khi kinh doanh sản phẩm đó. Bên cạnh những biểu đồ, những bản báo cáo tài chính bạn nên thêm một vài hình ảnh, âm thanh hay video vào để các nhà đầu tư có thêm hứng thú với dự án.
  • Tự tin về tài chính: Trong bài thuyết trình với các nhà đầu tư bạn cũng nên nêu rõ các rủi ro có thể gặp phải trong tương lai, đồng thời cũng nên thể hiện được khả năng bồi thường của bạn dù công ty thành công hay thất bạn với dự án đó. 
  • Lợi nhuận đầu tư lớn: Chắc chắn rồi! Lợi nhuận chính là mục đích mà các nhà đầu tư hướng tới  khi rót vốn vào doanh nghiệp bạn. Tỷ suất lợi nhuận nội bộ cố định hàng tháng, hàng năm sẽ là mức để bạn có thể duy trì nguồn vốn cố định từ các nhà đầu tư. Và sau đó, việc của bạn là thực hiện công việc và kiếm được mức lợi nhuận như đã dự kiến. 

4. Lập kế hoạch kinh doanh

a. Tuyên bố sứ mệnh

Mission Statement - tuyên bố sứ mệnh- là một bản mô tả chi tiết nhưng ngắn gọn, xúc tích về mục tiêu và tôn chỉ của doanh nghiệp. Đây là phần mà bạn thể hiện sự khác biệt của doanh nghiệp của mình với các công ty khác cùng ngành và cũng khẳng định vị thế độc nhất của mình.

b. Tóm tắt ý tưởng kinh doanh

Executive Summary - tóm tắt ý tưởng kinh doanh - là mục đầu tiên trong bản kế hoạch của bạn mà các nhà đầu tư tìm kiếm và đọc để quyết định hợp tác hay không. Với khoảng từ 1 đến 2 trang, bạn nến tóm gọn ý tưởng một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhưng cũng thể hiện được tính khả thi của dự án.

c. Đặc điểm của dịch vụ và sản phẩm

Product or Service Offering nghĩa là mô tả về sản phẩm và dịch vụ một cách chi tiết cho người đọc thấy được những đặc điểm nổi bật của chúng. Từ đó định giá sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.

d. Thị trường mục tiêu

Target Market là thị trường bạn hướng tới vào việc tiêu thụ sản phẩm của mình. Trong bản kế hoạch của mình, bạn nên giới thiệu về thị trường mục tiêu sơ cấp và thị trường mục tiêu thứ cấp. Từ đó bạn sẽ chứng minh được số lợi nhuận thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm của bạn tại thị trường đó.

e. Kế hoạch tiếp thị

Marketing plan - kế hoạch tiếp thị - là một phần chiếm tỉ trọng không nhỏ trong quá trình lên kế hoạch. Trong kế hoạch phần này được gọi là chiến lược quảng cáo và tiếp thị. Ở phần này bạn nên nêu chi tiết và chỉ rõ cách tiếp cận thị trường mục tiêu đã nêu ở trên.

f. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Industry and Competitive Analysis - phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh - nằm trong mô hình các yếu tố bên ngoài tác động đến doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch kinh doanh bạn cần có một bản báo cáo chi tiết phân tích đầy đủ và toàn diện về ngành kinh doanh, đối thủ cạnh tranh và tất cả các yếu tố liên quan khác như các cơ quan điều hành, chính phủ...

g. Báo cáo tài chính

Financial Statements - báo cáo tài chính - phải đảm bảo yêu cầu đầy đủ, chính xác, toàn diện. Mỗi con số trên báo cáo đều được tính toán chính xác và bao hàm cả ý nghĩa bên trong đó. Bảng cân đối kế toán phải cân bằng vào cuối kỳ mỗi khi quyết toán. Bên cạnh đó, bạn nên có một bản kê khai phụ bổ sung cho bảng cân đối để dự phòng. Khi bạn nắm rõ công việc kinh doanh của mình thì các dự đoán bạn đưa ra sẽ ít khi gặp phải sai sót. Nếu gặp khó khăn trong khoản này thì hãy thuê một chuyên gia để phân tích và làm báo cáo cho bạn.

h. Lý lịch những người đứng đầu công ty

Resumes of Company Principals - sơ yếu lý lịch những người đứng đầu công ty - được sử dụng khi bạn muốn nhấn mạnh nền tảng kiến thức của doanh nghiệp. Hãy trích dẫn ngắn gọn trình độ học vấn và lý lịch của những nhân viên quan trọng trong công ty.

i. Đề xuất của bản thân

Your offering - đề xuất của bản thân - là việc nêu ra mức đầu ra bạn mong muốn và nguồn vốn ấy được sử dụng vào mục đích gì. Nếu doanh nghiệp bạn kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ bán lẻ, hãy đưa bảng giá chi tiết.

Cách lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

Cách lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

III. Những lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh 

Để lập một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo và có tính khả thi cao thì bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Business ideas - ý tưởng kinh doanh là cái bắt đầu cho công việc kinh doanh. Bạn phải luôn nung nấu và suy nghĩ về ý tưởng đó dù nó có thể rất điên rồ nhưng không chừng nó lại có thể thành công trong tương lai.
  • Objectives and goals - những mục tiêu kinh doanh và thành quả cần đạt được mà bạn nên đặt ra để có phương hướng phát triển trong tương lai. Để đạt được điều này bạn cần đặt ra một vài câu hỏi trong đầu: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó? Sau bao lâu thì dự án, kế hoạch của bạn thành công… Qua từ SMART mục tiêu và thành quả của bạn sẽ được cụ thể và chi tiết hơn. Trong đó, S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn).
  • Nghiên cứu và phân tích thị trường là việc cần thiết giúp công việc kinh doanh của bạn thành công hơn. Khi bạn nắm được trên thị trường có những doanh nghiệp nào kinh doanh cùng lĩnh vực với bạn, chiến lược kinh doanh của họ là gì, nhu cầu của khách hàng như thế nào… Nếu bạn không chuyên môn trong lĩnh vực này thì nên tìm đến một công ty tư vấn để họ cung cấp cho bạn những thông tin chính xác nhất.
  • Mô hình ma trận SWOT, qua việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ đi đúng hướng hơn, đồng thời hạn chế được những rủi ro sẽ gặp phải trong tương lai.
  •  Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh: Trước khi lựa chọn bạn nên phân tích những ưu và nhược điểm khác nhau ở mỗi loại hình kinh doanh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh… ). Từ đó lựa chọn loại hình phù hợp nhất với khả năng tài chính và lợi thế của doanh nghiệp bạn.
  • Những chiến lược marketing sẽ giúp bạn lôi kéo và níu giữ khách hàng khi họ đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Dù sản phẩm của bạn có công dụng tốt đến mức nào chăng nữa thì bạn cũng thất bại nếu không ai biết đến sản phẩm đó. Vậy nên hãy xác định và lựa chọn cho doanh nghiệp chiến lược marketing hiệu quả nhất. Luôn nắm rõ 3 nguyên tắc cơ bản trước khi lên kế hoạch marketing: segment (phân loại khách hàng), target (lựa chọn đối tượng khách hàng công ty hướng tới), position (xác định vị thế tương lai của công ty, công ty muốn khách hàng nhìn nhận về mình thế nào). Một yếu tố quan trọng nữa là khách hàng vừa là điểm thắt nút vừa là điểm cởi nút cho mỗi chiến lược marketing.
  • Lập kế hoạch vận hành được lên dựa trên những hoạt động thường ngày của công ty như quản lý nhân sự, phương tiện máy móc và quy trình lưu hoàn công việc.
  • Có sẵn kế hoạch quản lý con người: Hay còn gọi là quản lý nhân sự, kế hoạch này tập trung vào đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỹ năng và trình độ của họ. Trong đó nêu rõ kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên, có  sự phân công công việc và phân quyền rõ ràng.
  • Kế hoạch tài chính: Nhiều doanh nhân coi kế hoạch tài chính chính là kế hoạch quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Bởi nó quyết định nguồn tài chính nào sẽ tài trợ cho kế hoạch kinh doanh.
  • Kế hoạch thực hiện: Tất nhiên rồi đã lên kế hoạch thì phải có kế hoạch thực hiện. Đấy là lúc cụ thể từng bước, từng giai đoạn của bản kế hoạch. Hãy liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt. Nên lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện. Sau khi đã đặt ra kế hoạch, hãy đặt ra mục tiêu cần đạt cho từng công việc, rồi thường xuyên kiểm soát, đánh giá và bổ sung những tiêu chí phù hợp.

Những lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh

Những lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh

IV. Bản mẫu lập kế hoạch kinh doanh 

1. Mục lục

Là nơi liệt kê các mục chính trong kế hoạch kinh doanh sau khi đã được chia nhỏ thành các đề mục quan trọng. Một lưu ý muôn thuở khi làm mục lục là nhớ đánh số trang một cá khoa học và rõ ràng, sắp xếp các mục hợp lý. Khi đọc một bản kế hoạch có mục lục sẽ giúp các nhà đầu tư dễ dàng theo dõi kế hoạch kinh doanh của bạn.  

2. Tóm tắt tổng quát

Phần tóm tắt tổng quát sẽ cho người đọc một cái nhìn bao quát nhất về doanh nghiệp và kế hoạch kinh doanh của bạn. Ở phần này bạn nên đề cập đến những vấn đề cơ bản sau một cách rõ ràng, cụ thể:

  • Giới thiệu qua về doanh nghiệp
  • Tầm nhìn, sứ mệnh
  • Điểm lại cơ hội và thách thức
  • Tóm tắt thị trường kinh doanh
  • Mô tả sản phẩm/ dịch vụ
  • Sơ yếu lý lịch đội ngũ quản lý
  • Bản chất và sử dụng nguồn thu

3. Giới thiệu công ty

Giới thiệu về công ty là phần bạn cho nhà đầu tư thấy được những tiềm năng, lợi thế khi họ đầu tư vào dự án bạn đang giới thiệu. Cũng như các phần khác, bạn cần trình bày ngắn gọn, súc tích những vấn đề sau:

  • Mô tả pháp lý: Thành lập ở đâu, khi nào, kinh doanh lĩnh vực nào...
  • Lịch sử công ty: Những mốc thời gian quan trọng, các sự kiện, các thành tựu gắn liền với tên tuổi công ty...
  • Thực trạng: Địa điểm công ty, số lượng nhân viên, điểm mạnh, điểm yếu...
  • Mục tiêu tương lai: Nêu các mục tiêu trong ngắn hạn, dài hạn và phương hướng phát triển của doanh nghiệp
  • Chiến lược rút khỏi công ty bao gồm việc bán hoặc sáp nhập công ty, đội ngũ quản lý mua lại, phát hành cổ phiếu lần đầu cho công chúng (IPO) hoặc bán cho tư nhân. Chiến lược này giải thích cho nhà đầu tư làm sao thu hồi vốn sau khi đã đầu tư và số lượng lợi nhuận họ sẽ thu được sau một khoảng thời gian nhất định.
  • Sản phẩm và dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp

4. Phân tích ngành

Khi phân tích ngành, bạn nên tập trung vào xu hướng, nhu cầu của khách hàng, những ảnh hưởng của công nghệ hiện đại, những rào cản khi ra nhập thị trường mới… Nhờ việc phân tích ngành, bạn đã thể hiện cho các nhà đầu tư thấy được sự am hiểu cũng như khả năng dự đoán các nhân tố có vai trò quan trọng trong ngành.  Trong phần phân tích ngành của lập kế hoạch kinh doanh, hãy trả lời cho các câu hỏi dưới đây:

  • Quy mô của ngành như thế nào, rộng hay hẹp, xét cả về doanh thu và số công ty?
  • Thảo luận đặc điểm của ngành này có xu hướng tăng trưởng như thế nào, đơn vị bán ra hoặc số nhân công ra sao?
  • Những nhân tố nào khiến ngành tăng trưởng hoặc suy thoái?
  • Xu hướng trong những năm trước là gì và tương lai sẽ như thế nào?
  • Dự báo xu hướng trong những năm sắp tới? (kể cả nghiên cứu minh họa)
  • Những rào cản gia nhập ngành là gì?
  • Có bao nhiêu công ty dự kiến sẽ gia nhập ngành trong tương lai?
  • Ngành của bạn có bộ điều tiết nhiều không hoặc có bị nằm trong tầm kiểm soát của chính phủ không?
  • Giải thích tổng quan về hệ thống phân phối sản phẩm và dịch vụ trong ngành của bạn.
  • Để được trở thành nhà phân phối cho ngành của bạn có khó không? Giải thích.
  • ...

5. Phân tích thị trường

Khi phân tích thị trường, bạn nên trình bày về quy mô thị trường, xu hướng, tốc độ tăng trưởng, phân tích cạnh tranh, dự báo thị phần, giai đoạn phát triển tương đối, và các quyết định về sản phẩm và dịch vụ. Điều cốt yếu ở đây là bạn nên tập trung vào thị trường mục tiêu kinh doanh để xác định khách hàng cụ thể của bạn là ai và đặc điểm của họ là như thế nào. Dựa trên những đặc trưng của khách hàng, bạn sẽ hình thành nên cho mình một chiến lược marketing và bán hàng hiệu quả nhất trên thị trường.

6. Phân tích marketing và bán hàng

Phần marketing & bán hàng nên bao quát những chủ đề dưới đây:

  • Chiến lược bán hàng / phân phối
  • Chiến lược giá cả
  • Xác định vị trí sản phẩm
  • Quảng bá thương hiệu
  • Vật liệu thế chấp
  • Chiến lược marketing quảng bá sản phẩm / thị trường
  • Quảng cáo và xúc tiến bán hàng
  • Quan hệ công chúng (PR)
  • Quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng
  • Marketing trực tiếp
  • Triển lãm thương mại
  • Chiến lược / kế hoạch lập trang website
  • Liên minh / quan hệ đối tác chiến lược
  • (Bảng) Ngân sách Marketing

Lập kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh

7. Phân tích cạnh tranh

Việc phân tích các đối thủ cạnh tranh sẽ giúp nhà đầu tư thấy được những lợi thế mà công ty bạn đang có so với các đối thủ khác. Bạn nên đưa ra bảng biểu hoặc đồ thị hình bánh cho thấy thị phần của các đối thủ cạnh tranh, xu hướng và thay đổi theo thời gian để họ có thể hiểu rõ hơn. Phần này nên gồm những mục sau:

  • Tổng quan về công ty
  • Các sự kiện / kinh phí gần đây
  • Sáp nhập / mua lại công ty
  • Liệt kê và mô tả các đối thủ cạnh tranh chính
  • Phân tích chính xác từng doanh nghiệp cạnh tranh
  • Mặt mạnh / mặt yếu đang có
  • Tạo sự khác biệt cho công ty
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng

8. Đội ngũ quản lý

Ở phần này bạn nên nhấn mạnh vào kinh nghiệm và thành công của từng cá nhân đang được giao trọng trách quản lý tiền của các nhà đầu tư. Một số mục nên có ở phần này:

  • Sơ yếu lý lịch tóm tắt đội ngũ quản lý chủ chốt
  • Sơ đồ tổ chức (hiện tại & tương lai)
  • Bảng bố trí nhân lực
  • Ban tư vấn
  • Ban giám đốc
  • Sơ đồ tổ chức
  • Bảng bố trí nhân lực
  • Ban Tư vấn

9. Dự báo tài chính

Phần này nên cung cấp cho người đọc lý do tại sao bạn đưa ra dự báo tài chính và nên đề cập đến những mục sau:

  • Tổng doanh số
  • Dự báo đơn vị
  • Chi phí của hàng hóa đã bán
  • Tổng lãi
  • Phí / chi phí nhân sự
  • Chi phí marketing
  • Thâm nhập thị trường
  • Tiền thuê
  • Các tiện ích
  • Điện thoại
  • Lương
  • Kiểm kê
  • Phí thuê các nhà chuyên nghiệp
  • Hoa hồng
  • Đi lại và giải trí
  • Nghiên cứu
  • Thuế địa phương
  • Thuế trong nước

10. Báo cáo tài chính

Để quản lý tài chính hiệu quả, lên kế hoạch ngân sách tốt, 3 yếu tố sẽ giúp bạn xây dựng một báo cáo tài chính hoàn hảo để quản lý các vấn đề trên tốt nhất:

  • Hoàn tất báo cáo thu nhập là thước đo doanh số và chi phí của công ty trong một khoảng thời gian xác định
  • Phân tích dòng tiền mặt cho thấy tiền vào đâu và với tốc độ nào (tốc độ tiêu tiền)
  • Bảng cân đối tài sản cho thấy bức tranh về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định, thường là kết thúc thời kỳ kế toán

11. Chiến lược rút khỏi công ty

Kế hoạch này cung cấp cho các nhà đầu tư một kế hoạch trong dài hạn sau khi rót vốn đầu tư cho doanh nghiệp bạn. Điều mấu chốt của kế hoạch này là sự rõ ràng giúp các nhà đầu tư thấy được khi nào họ có thể thu hồi vốn của mình và rút khỏi công ty của bạn. Bản kế hoạch này sẽ trả lời một cách thấu đáo và xử lý những vấn đề liên quan tới việc làm thế nào nhà đầu tư có thể rút lui khỏi doanh nghiệp của bạn. Một số chiến lược cần cần nhắc khi rút lui khỏi công ty mà các nhà đầu tư thường chú ý:

  • Bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (Initial Public Offering) (một sự kiện rất hiếm đối với các công ty mới thành lập)
  • Sáp nhập/Mua lại công ty
  • Đối tác kinh doanh mua lại doanh nghiệp
  • Bán quyền kinh doanh (Franchise)

Trên đây là một số lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh cùng những cách lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo và lý do tại sao nên lập kế hoạch kinh doanh. Chắc hẳn bài viết đã cung cấp cho bạn nguồn thông tin hữu ích cần có khi lập kế hoạch kinh doanh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.