Sự phát triển nhanh chóng của Internet và công nghệ thông tin tạo ra nhiều thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó bao gồm những hoạt động về chuỗi cung ứng.
Vậy chuỗi cung ứng là gì?Quản lýchuỗi cung ứng ra sao và những xu hướng phát triển nào của chuỗi cung ứng trong tương lai? Thì trong bài viết dưới đây, 123job sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan đến vấn đề chuỗi cung ứng.
I. Chuỗi cung ứng là gì?
Chuỗi cung ứng là một thuật ngữ gắn liền với ngành xuất nhập khẩu hay còn gọi với tên quốc tế là Logistics. Vậy hiểu thế nào cho đầy đủ về vấn đề chuỗi cung ứng là gì?
Hiểu một cách đơn giản, chuỗi cung ứng chính là một mạng lưới kết nối giữa nhà cung ứng hàng hóa hay nhà sản xuất với công ty, doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng chiếm vị trí quan trọng không thể thay thế đối với các doanh nghiệp kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Ngoài ra các đơn vị trong ngành giao nhận, điều vậnhàng hóa, hoạt động chuỗi cung ứng giúp cung cấp hàng hóa đến khách hàng mục tiêu, người tiêu dùng nhanh và kịp thời.
Như vậy, quản trị chuỗi cung ứng chính là việc quản lý toàn bộ các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng như lập kế hoạch xây dựng chiến lược thực hiện chuỗi cung ứng, tiến hành giám sát, đo lường hiệu quả và tiến hành điều chỉnh khi có sự cố xảy ra.
Quản trị chuỗi cung ứng chính là việc quản lý toàn bộ các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng
II. Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp
Việc cung cấp và phân phối sản phẩm đúng tiến độ, chính xác, kịp thời được quyết định rất nhiều bởi hiệu quả của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Chúng ta đã phần nào hiểu về vai trò và ý nghĩa của chuỗi cung ứng trong việc vận hành hàng hóa. Dưới đây là 3 vai trò không thể không nhắc đến về tầm quan trọng của chuỗi cung ứng đối với các doanh nghiệp:
1. Nâng cao dịch vụ khách hàng
Khách hàng là đối tượng doanh nghiệp hướng đến cũng là người trực tiếp đem lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều này giải thích tại sao hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi nhiều ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường và chăm sóc khách hàng. Một biện pháp khác để tăng sự hài lòng trong các thượng đế này chính là cải thiện chất lượng dịch vụ chuỗi cung ứng.
Như các bạn biết, một chuỗi cung ứng được vận hành một cách chuyên nghiệp sẽ giúp việc giao hàng trở nên nhanh chóng và kịp thời. Khi đó khách hàng sẽ cảm giác hài lòng và yêu thích đối với doanh nghiệp của bạn. Việc quản lý chuỗi cung ứng được cho là một giải pháp gián tiếp xây dựng thương hiệu doanh nghiệp mà không cần đầu tư chi phí cho hoạt động Marketing. Bên cạnh đó, các dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán sẽ dễ dàng được thực hiện hơn khi có sự trợ giúp của chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên nghiệp. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nhận được những Feedbacks tốt của khách hàng.
2. Giảm chi phí vận hành trong doanh nghiệp
Quản trị vận hành và chuỗi cung ứng tốt hoàn toàn có thể cắt giảm chi phí vận hành trong doanh nghiệp. Cụ thể, chuỗi cung ứng có khả năng giảm chi phí mua hàng dựa trên nguyên tắc cắt giảm thời gian và nhân sự cho hoạt động kiểm kêhàng tồn kho và chi phí thuê địa điểm, kho bãi. Khi doanh nghiệp của bạn có một đơn vị cung cấp chuỗi cung ứng chuyên nghiệp và đáng tin cậy, bạn sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề tích hàng hóa, nguyên liệu sản xuất. Nhờ đó mà các chi phí liên quan khác sẽ được giảm một cách tối đa.
3. Kiểm soát và giảm chi phí cho doanh nghiệp
Việc tối ưu chi phí là mục tiêu chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, tổ chức đặc biệt là các doanh nghiệp có ngân sách hạn chế như các doanh nghiệp startup hay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đôi khi một doanh nghiệp không có thể mạnh trong hoạt động vận chuyển hàng hóa cho khách hàng thì hoàn toàn nên cân nhắc đến việc thuê ngoài dịch vụ cung ứng hàng hóa, khi đó chi phí và những nỗ lực kinh doanh sẽ được tối ưu. Không những vậy, chuỗi cung ứng sẽ giúp tài sản cố định trong doanh nghiệp có xu hướng giảm mà khoản tiền đầu tư đó hoàn toàn có thể thực hiện các kế hoạch kinh doanh hay đầu tư sinh lời có ích hơn.
Chuỗi cung ứng sẽ giúp tài sản cố định trong doanh nghiệp
III. Omni Channel - Chuỗi cung ứng đã thay đổi như thế nào?
Chuỗi cung ứng toàn cầu là một khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam trong khi trên Thế giới hoạt động này đã phát triển từ những thế kỷ trước. Vậy tiến trình thay đổi về chuỗi cung ứng đã diễn ra như thế nào? Hoạt động này đã thay đổi điều gì về công việc và cuộc sống của chúng ta?
1. Omni Channel đang thống trị thị trường bán lẻ
Các cái tên về thị trường bán lẻ toàn cầu không thể không nhắc đến như Walmart, Target hay trang Amazon… Ở Việt Nam, thị trường bán lẻ trở nên sôi động với các ông lớn về thương mại điện tử như Tiki, Lazada, shopee… Cơ sở để xây dựng chiến lược thực thi và chiến lược kinh doanh của các đơn vị bán lẻ này chính là việc vận hành một chuỗi cung ứng chuyên nghiệp. Điều này có thể hiểu là những dây chuyền cung ứng hiệu quả với tốc độ vận chuyển và cung ứng hàng hóa khẩn cấp, nhanh chóng.
Bên cạnh đó, sự ứng dụng tiến trình phát triển của Internet và công nghệ thông tin góp phần làm hoạt động quản lý chuỗi cung ứng được chuẩn hóa và vận hành trên nhiều thiết bị khác nhau mà chỉ cần được kết nối với Internet. Do đó Omni Channel (mô hình bán hàng đa kênh) hiện nay đang thống trị thị trường ngành bán lẻ.
Omni Channel (mô hình bán hàng đa kênh) hiện nay đang thống trị thị trường ngành bán lẻ
2. Quá trình chuyển đổi chuỗi cung ứng trong Omni Channel
Thương mại điện tử đã tạo ra nhiều thay đổi cho bộ mặt của nền kinh tế nói chung và hành vi mua sắm của khách hàng nói riêng. Cụ thể, nhờ sự phát triển của thương mại điện tử, ngày nay có nhiều ngành nghề mới xuất hiện tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho ứng viên như việc làm nhân viên vận đơn, việc làm nhân viên giao hàng… Theo thống kế, thu nhập của các công việc ngành thương mại điện tử thường cao hơn 30% mức lương của các nhân viên tại các cửa hàng bán lẻ trực tiếp như lễ tân, thu ngân, nhân viên tư vấn bán hàng...
Xu hướng bán hàng và chuỗi cung ứng đa kênh (Omni Channel) góp phần gia tăng sự tiếp cận và điểm ‘chạm” đến khách hàng mục tiêu nhờ vậy độ phủ thương hiệu cao hơn. Ngoài ra, Omni Channel giúp khách hàng có nhiều lựa chọn tốt và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng hơn.
Sự chuyển dịch của Omni Channel được dự đoán sẽ làm thay đổi một số ngành nghề trong xã hội, cụ thể nhân viên bán hàng tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa sẽ có xu hướng bị cắt giảm nhân sự.
3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tích cực tham gia Omni Channel
Bạn đã biết về hiệu quả và sức mạnh thần kỳ của chuỗi cung ứng cũng như hoạt động bán hàng đa kênh Omni Channel. Vậy bạn còn chần chừ gì mà không tham gia ngay vào các kênh bán hàng Omni Channel?
Hiện nay số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chiếm 80% tổng số lượng doanh nghiệp. Việc gia tăng sự xuất hiện của các thương hiệu này trên nền tảng thương mại điện tử và tích hợp ứng dụng của chuỗi cung ứng sẽ góp phần làm bộ mặt kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển nhanh chóng.
Cho dù bạn là một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm về lĩnh vực gì từ kinh doanh các sản phẩm ngành giáo dục - đào tạo, cung cấp các sản phẩm phần mềm ngành IT Phần mềm hay bạn là nhân viên bán bảo hiểm, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc và mở một tài khoản để kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử và kết hợp bán hàng đa kênh cả trên mạng xã hội. Một số điều bạn cần chú ý để phát huy hiệu quả kinh doanh với Omni Channel là xây dựng thương hiệu cá nhân và tích cực cải thiện các kỹ năng mềm cần thiết từ khả năng giao tiếp, khả năng thấu hiểu tâm lý khách hàng đến kỹ năng quản lý thời gian cá nhân..
IV. Kết luận
Tóm lại chuỗi cung ứng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là sự phát triển của các doanh nghiệp trên nền tảng thương mại điện tử như ngày nay. Nhiệm vụ của chúng ta đó chính là cần nhanh chóng thích nghi với xu hướng phát triển này để có nắm bắt những cơ hội tốt hơn!