Ở phần trước, 123job đã cung cấp cho bạn những nội dung cơ bản về Viral marketing. Lúc này, nếu bạn vẫn đang thắc mắc làm thế nào để tạo ra một chiến dịch Viral marketing hiệu quả nhất, hãy đọc bài viết sau vì đây là câu trả lời đầy đủ nhất cho bạn...

I. Quy trình tạo nên một chiến dịch Viral Marketing chuẩn không cần chỉnh 

1. Tạo thông điệp

Đầu tiên, bạn cần xác định mục tiêu marketing và các đối tượng tiềm năng cần hướng tới. Sau đó, bạn phải tạo ra được thông điệp phù hợp để gắn vào sản phẩm. Cuối cùng, trong nội dung thông điệp cần truyền tải được thông tin từ sản phẩm, gợi được sự tò mò từ người tiêu dùng khiến họ nói lại với những người khác.

Tạo thông điệp Viral marketing
Tạo thông điệp Viral marketing

2. Chọn kênh truyền thông điệp

Mỗi đối tượng khách hàng phù hợp với một kênh liên lạc và tiếp xúc thông tin khác nhau, bạn cần cân nhắc thật kỹ để hướng tới kênh truyền thông phù hợp với đối tượng tiềm năng của bạn. Tuy nhiên cũng cần chú ý tới những kênh truyền thông phụ để chiến dịch được lan tỏa mạnh mẽ nhất.

3. Đo lường hiệu quả

Định tính: phản ứng của người nhận thông điệp.
Định lượng: tốc độ lan truyền thông điệp, Độ phủ của thông điệp và quan trọng là doanh thu.

4. Quản lý rủi ro

Phản ứng không tốt từ người nhận thông điệp.
Những sai lệch của thông điệp khi truyền đi: phương pháp theo dõi và giải quyết.

II. Các công thức cho một chiến dịch Viral Marketing hiệu quả

1. Tập trung vào cảm xúc của người đọc (xem)

Vũ khí mạnh nhất của Viral marketing chính là cảm xúc khách hàng - thứ mà họ truyền đi để tạo ra làn sóng truyền thông cho sản phẩm. Nhãn hàng cần xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng và đánh trúng vào nhu cầu của họ. Khi đó chiến dịch mới tạo ra được cảm xúc tốt cho khách hàng, làm tăng nhu cầu của họ dành cho sản phẩm.

Cảm xúc này có thể là "vui" hoặc "buồn" - chỉ cần tạo sự lan tỏa tích cực tới khách hàng. Cảm xúc này sẽ gắn với giá trị tinh thần của sản phẩm.

2. Làm một điều thật đặc biệt

“Be unique” - hãy tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của bạn. Bởi bạn không thể nói với mọi người rằng sản phẩm đó vô cùng hoàn hảo, sự hoài nghi của họ sẽ đánh bại chiến dịch truyền thông của bạn. Thay vào đó, hãy nói kỹ hơn về ưu điểm của nó, cũng như thứ làm nó khác với những sản phẩm khác.

Khi bạn chứng minh được sự độc đáo của sản phẩm, khách hàng sẽ có những ấn tượng đầu tốt đẹp. Thậm chí điều này sẽ tạo tiếng vang lớn.

3. Kể một câu chuyện hấp dẫn

Muốn content của chiến dịch có đủ độ Viral, đầu tiên bạn phải có một cốt truyện đủ hay. Thông điệp Viral marketing cần được truyền tải một cách khéo léo và đáng nhớ khiến người đọc (người xem) muốn chia sẻ. Nội dung viral có thể chỉ là một số câu chuyện hết sức đời thường trong cuộc sống xung quanh chúng ta, vì chính những điều thường ngày như vậy sẽ tạo nên cảm giác gần gũi, thân quen, giúp cho khách hàng dễ dàng hiểu thông điệp mà sản phẩm của bạn mang đến hơn.

Giống như Chocopie nói về gia đình, Heniken nói về Giáng sinh hay đơn giản Kitkat nói về tình yêu. Đó hoàn toàn là những câu chuyện chúng ta gặp thường xuyên trong đời, nhưng Viral marketing khéo léo ở chỗ có thể biến nó thành những khoảng lặng đủ để sản phẩm được marketing một cách tinh tế nhất.

4. Đừng cố gượng ép

Khi một chiến dịch Viral marketing nổ ra, sẽ có 2 hướng là thành công và thất bại. Hãy chuẩn bị tinh thần cho cả 2 tình huống chứ đừng gượng ép chính mình và người khác là phải thành công - bởi không phải chiến dịch Viral marketing nào cũng thành công, và việc bạn cần làm duy nhất là sốc lại tinh thần và chuẩn bị cho một chiến dịch mới.

Tất nhiên, chiến dịch mới phải tránh được những sai sót của chiến dịch cũ đã thất bai. Bạn phải đủ tỉnh táo để ngay sau khi chiến dịch cũ kết thúc, tất cả những sai sót phải được tổng hợp đầy đủ. 

5. Ra mắt chiến dịch

Việc lên kế hoạch cho chiến dịch của bạn mới chỉ là bước đầu. Nếu muốn Viral Marketing thành công. Vấn đề quan trọng tiếp theo chính là thời điểm ra mắt. Việc xác định thời điểm thích hợp cần có thời gian. Bạn phải tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ. Dựa vào xu hướng, thời cơ, thói quen khách hàng, sự kiện nổi bật,… Trước khi tung ra chiến dịch. Bạn có thể gây chú ý bằng cách tiết lộ một chút hay gợi ý cho khán giả về việc đó.

6. Kêu gọi hành động chia sẻ

Lan truyền chính là toàn bộ ý tưởng viral marketing. Khi khách hàng cảm thấy thú vị với nội dung mà họ đang xem, họ sẵn sàng chia sẻ nó ngay lập tức. Tất cả những gì bạn cần làm là đảm bảo rằng chiến dịch của bạn luôn dễ dàng kết nối và chia sẻ công khai. Sự kết nối này sẽ trở thành làn sóng mạnh mẽ, hãy thật cẩn thận bởi làn sóng này rất khó kiểm soát, Viral marketing chỉ thành công khi nó lan tỏa những thông điệp tích cực. 

Kêu gọi chia sẻ Viral marketing
Kêu gọi chia sẻ Viral marketing

III. Bí quyết viral marketing

1. Hãy khiến mọi người cảm nhận

Bí quyết quan trọng nhất chính là tạo ra một cảm xúc thực sự mạnh về sản phẩm. Bạn cần một quan điểm, để thể hiện một ý tưởng với sự cam kết và cống hiến. Chiến dịch của bạn phải làm cho mọi người:

  • Chan chứa tình yêu hoặc ghét bỏ
  • Rất vui sướng hay vô cùng tức giận
  • Là một thiên tài hoặc gã ngốc
  • Đồng cảm sâu sắc hay ruồng bỏ

Hãy bỏ qua những gì trung tính hay cố làm hài lòng tất cả mọi người, hoặc chỉ hỗ trợ một số nhóm nhất định hoặc bất kỳ cách gì khác để chiếm được tình cảm. Viral marketing hoàn toàn là vấn đề của cảm xúc.

2. Hãy làm một điều gì đó bất ngờ

Bản thân điều này đã tự lý giải cho chính nó. Nếu bạn muốn mọi người phát hiện ra chiến dịch của bạn, bạn phải làm một điều gì đó khác thường, một điều gì đó ngoài cả mong đợi của mọi người. Hãy quên ngay việc bạn cố gắng quảng bá sản phẩm của bạn cho dù việc này đúng là rất tốt, nhưng ai ai cũng làm việc đó. Hãy quên luôn cả việc bạn cố gắng làm cho sản phẩm của bạn trông thật hoàn hảo – khắp nơi nơi, ai cũng làm việc đó cả rồi.

3. Đừng cố gắng quảng cáo 

Một trong những sai lầm lớn nhất các công ty thường phạm phải là khi nghĩ tới viral marketing, họ thường cho rằng đó chính là các quảng cáo mà mọi người chia sẻ cho nhau. Hoàn toàn không phải vậy! Marketing truyền thống làm cái việc quảng bá sản phẩm, chỉ cho mọi người thấy sản phẩm đó tốt như thế nào, đưa nó ra giữa sân khấu – và nói chung là ích kỷ một cách không thể tưởng tượng nổi (và có thể sử dụng cả các siêu mẫu hay ngôi sao điện ảnh hỗ trợ cho việc này). Nhưng hãy đoán xem, kết quả là chẳng có ai quan tâm cả.
Viral marketing lại khác, nó không phải là câu chuyện sản phẩm mà là những câu chuyện hay. Khi Chocopie đưa ra một câu chuyện về tình cảm gia đình, thậm chí chiếc bánh không phải là trung tâm của câu chuyện mà chính là gia đình đó, và từ cách họ san sẻ yêu thương, khán giả cảm nhận được sự ngọt ngào của chiếc bánh - thứ gần như hoàn toàn tự nhiên xuất hiện trong những thước phim.
Hãy quên bản thân bạn, sản phẩm hay công ty bạn đi. Tập trung hoàn toàn vào việc tạo ra một câu chuyện hay và thú vị. Chắc chắn bạn hoàn toàn có thể đưa sản phẩm của bạn vào trong câu chuyện này, nhưng nó cần trở thành nhân vật quan trọng nhất của câu chuyện.

4. Làm thêm những phần tiếp theo

Mọi người đều đã thấy chiến dịch Viral marketing của bạn. Họ nghĩ đó là một chiến dịch hay, ngoài mong đợi và cảm xúc của họ đã được chạm đến ở mức cao nhất – bạn đã thu được sự quan tâm hoàn toàn ở họ. Bạn nên làm gì bây giờ?
Theo thông lệ, các công ty sẽ không làm gì nữa, và đó là một sai lầm lớn. Khi bạn đã làm cho mọi người quan tâm là khi bạn phải hành động, và một trong những cách hay nhất là đem đến cho mọi người nhiều hơn những gì họ muốn – đó là làm thêm những phần tiếp theo. Có thể là bằng rất nhiều cách, như:

  • Làm thêm một số phim tương tự nữa có cùng “concept” (ý tưởng) với phim đầu tiên, như những phim mà BMW hay Nissan đã làm.
  • Có thể là những đoạn phim quay cảnh hậu trường
  • Những cảnh buồn cười hay bất tiện trong quá trình làm phim
  • Blog về quá trình làm phim (như Nissan đã làm)
  • Các tài liệu, con người liên quan

Tuy nhiên: đừng đặt đồng hồ đếm ngược cho các phần tiếp theo ví dụ cho mọi người biết trước là mỗi tuần hay hai tuần một lần bạn sẽ cho ra một tập phim mới. Tần suất chú ý của mọi người không dài tới mức như thế, cho nên bạn hãy đem cho họ ngay lập tức cái họ muốn.

5. Cho phép chia sẻ, download và embed

Chia sẻ chính là toàn bộ ý tưởng của viral marketing. Tất cả những gì bạn phải làm là làm thế nào để chiến dịch của bạn được thực hiện một cách dễ dàng nhất. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần phải cho phép mọi người làm những việc sau đây:

  • Download nội dung ở một format có thể sử dụng được (ví dụ file video định dạng MPG hay file ảnh định dạng JPG…)
  • Cho phép họ dễ dàng nhúng (embed) nội dung vào trang của họ (lưu ý các vấn đề liên quan tới bandwidth)
  • Cho phép gửi cho bạn bè bằng link hoặc gửi thẳng nội dung
  • Xuất bản trên nhiều mạng xã hội khác nhau như Digg, YouTube…
  • Cho phép mọi người thêm vào các trang bookmarking.

Một lưu ý quan trọng cho bạn: Nếu không làm khéo thì việc này cũng có thể trở thành quá mức. Chắc chắn bạn không muốn biến trang của bạn thành một mớ hỗn độn toàn các biểu tượng “hãy chia sẻ” hay “hãy đánh dấu”... 

6. Kết nối bằng các bình luận

Một trong những thành tố quan trọng nữa là phải kết nối với công chúng của bạn. Hãy nhớ là bạn đã lôi kéo được sự quan tâm của họ, họ đang rất phấn kích và bây giờ họ đang muốn phát biểu. Comment là một trong những cách tốt nhất để làm việc này.
Hãy luôn nhớ rằng chiến dịch viral marketing tốt nhất chính là chiến dịch tạo ra được cảm xúc mạnh nhất. Điều này đồng nghĩa với việc một số người sẽ rất thích trong khi đó lại có một số người rất tức giận. Bạn phải chấp nhận đón nhận cả hai luồng bình luận và hai luồng ý kiến. Nhưng đồng thời bạn cũng phải ngăn chặn những cá nhân muốn gây ra một cuộc chiến thực sự với những người xung quanh.

7. Không bao giờ hạn chế truy cập

Viral marketing cũng chính là việc để cho chiến dịch của bạn sống đời sống riêng của nó – lan tỏa như một loại virus. Để làm được việc đó, để được lan tỏa, nó cần phải được tự do.
Cho nên điều bạn cần phải làm là không bao giờ giới hạn:

  • Không bắt mọi người phải đăng ký
  • Không bắt đăng ký thành viên
  • Không bắt phải download bằng một phần mềm đặc biệt
  • Không phải nhập mã “mở khóa”
  • Hay phải làm bất kỳ việc nào đó để có được đường link họ muốn

Viral marketing hoàn toàn tách biệt với khái niệm độc quyền, mà nó là việc “mang ra ngoài kia cho tất cả cùng xem”. Do đó, một chiến dịch thành công không được phép tồn tại rào cản đáng kể đối với bất cứ bộ phận khách hàng nào.

IV. Các chiến dịch Viral Marketing Ấn Tượng Nhất Mọi Thời Đại

1. Old Spice – Tháng 2/2010

Không một bảng xếp hạng Viral video marketing nào có thể hoàn thiện nếu thiếu viên đá quý này, với rất nhiều những sự hài hước thú vị, khiến cho Old Spice trở thành một thương hiệu mà mọi Marketers khắp thế giới đều muốn làm việc cùng. Video nguyên bản đã có trên 53.5 triệu views tính đến thời điểm hiện nay.

2. TNT Add Drama – Tháng 4/2012

Một trong những viral video gây bất ngờ tuyệt đỉnh nhất, phải kể đến Video “Push To Add Drama” của TNT tại Belgium. Video đã đạt hơn 54.6 triệu lượt xem tại thời điểm hiện tại, và video được dàn dựng lại tại Hà Lan cũng rất thành công với hơn 15.4 triệu lượt xem.

3. Dove – Phụ nữ đích thực, Giá trị đích thực – Tháng 4/2013

Chiến dịch “Real Beauty Sketches” của Dove là một gương mặt mới đại diện cho sự thành công của Viral marketing. Video đã phá vỡ kỷ lục với hơn 114 triệu lượt views ngay tháng đầu tiên ra mắt. Thành công đó có được là nhờ một phần nỗ lực của thương hiệu Unilever trong việc lan tỏa thông điệp này trên toàn thế giới: Dove đã upload video bằng 25 ngôn ngữ trên 33 kênh YouTube chính thống, tiếp cận và chạm tới người tiêu dùng tại 110 quốc gia.

4. Metro Trains Melbourne Dumb Ways to Die – Tháng 11/2012

Đây có thể là bất ngờ lớn cho bạn, chính là một trong những video cảnh báo về sự an toàn của công chúng sáng tạo nhất trong lịch sử. Thay vì những poster, khẩu hiệu nhàm chán, cứng nhắc, bài hát và Viral marketing video Dumb Ways To Die đã được toàn thế giới đón nhận rất tích cực. Video nguyên bản hiện có trên 142 triệu lượt xem kể từ ngày ra mắt.

5. ALSIceBucketChallenge – Tháng 8/2014

Có lẽ đây là chiến dịch xứng đáng ở trong danh sách này nhất bởi nó hội tụ được sự quan tâm chú ý và hưởng ứng nhiệt liệt của rất nhiều những người nổi tiếng toàn thế giới. Điều quan trọng nhất là, chiến dịch này không chỉ nâng cao nhận thức cho mọi người về ALS mà còn giúp quyên góp cho những người mắc ALS trên thế giới. Theo Hãng BBC, đã có trên 2.4 triệu video thử thách được upload lên Facebook, gây quỹ được $98.2 triệu tại Mỹ và £2.7 triệu tại Anh.

6. Hotmail

Hotmail là ứng dụng dịch vụ web mail miễn phí phổ biến đã thành công với chiến lược Viral Marketing từ năm 1997. Hotmail cung cấp cho người dùng thư điện tử miễn phí. Nhưng ở cuối mỗi email gửi đi đều có dòng quảng cáo đăng kí tài khoản hộp thư điện tử. Trước khi được Microsoft mua lại thì Hotmail đã rất thành công khi thu hút được 12 triệu người dùng.

7. Việc làm tuyệt vời nhất

Là chiến dịch Viral marketing của Uỷ ban du lịch Queensland tung ra năm 2009. Điều đáng chú ý nhất là kênh truyền thông mà chiến dịch này sử dụng. Đó là mục “Việc làm” trên báo. Chiến dịch này thực hiện với nội dung: bạn được trả 150.000 USD để dành 6 tháng làm sạch bể bơi, cho cá ăn, đi lấy thư và khám phá hòn đảo tuyệt đẹp bên rạn san hô Great Barrier. Và việc bạn cần làm là gửi một đoạn video dài một phút. Trong đó giải thích tại sao công việc đó nên thuộc về bạn. Chiến dịch được hỗ trợ bởi chuỗi hoạt động PR và tận dụng thông minh phương tiện truyền thông xã hội, Uỷ ban này đã đón 7 triệu lượt khách, 34 nghìn ứng viên từ 200 quốc gia, và 500 nghìn bình chọn cho công việc này.

8. Album nhạc “In Rainbows” – Ban nhạc Radiohead

Nền công nghiệp âm nhạc vẫn thường sử dụng một công thức đơn giản: tài năng + công ty thu âm + bán đĩa = tiền. Tuy nhiên, trong thời buổi công nghệ kỹ thuật số và công nghệ xã hội đã phá vỡ công thức này.
Với một số cá nhân sáng tạo và ưa mạo hiểm, ví dụ như với Thom Yorke của Radiohead thì “công nghệ” lại dính đòn “gậy ông đập lưng ông”. Album thứ 7 “Album In Rainbows” của ban nhạc này, đã được phát hành trực tiếp đến người hâm mộ với một lời đề nghị chưa từng có: Trả bao nhiêu tiền cho album này tuỳ bạn
Chiến lược Viral marketing này của ban nhạc đã phát huy hiệu quả. Kết quả mang lại: 3 triệu lượt tải về trong năm đầu tiên, 10 triệu USD doanh thu. Đây chính là thành công lớn nhất về mặt thương mại của ban nhạc từ trước tới nay.

9. Bộ phim “Dự án phù thuỷ rừng Blair”

Trước sự thành công của các chiến dịch của các ông lớn như YouTube, Facebook, MySpace. Thì bạn có biết rằng trước đó đã có một chiến dịch tiếp thị online gây tiếng vang lớn? Đó chính là chiến dịch Viral marketing của bộ phim “Dự án Phù thuỷ rừng Blair”. Bộ phim này đến nay vẫn là một thành công được bắt chước thường xuyên nhưng chưa có sản phẩm nào sánh được.
Bộ phim được quay với kinh phí ít ỏi 22 nghìn USD. Những nguồn thu mang về là một con số khổng lồ hơn 250 triệu USD. Điều này một phần nhờ vào việc khiến cho khán giả tin rằng câu chuyện về ba sinh viên làm phim bị mất tích là có thật 100%. Một sự kết hợp khéo léo của “đoạn phim được tìm thấy”, những tin đồn được tung ra một cách chiến lược. Một chuỗi những quảng cáo kinh phí thấp và những trailer giúp làm cho huyền thoại rừng Blair còn sống mãi.

10. Thử thách Ice Bucket Challenge

Ice Bucket Challenge là một trong những chiến dịch Viral Marketing thành công nhất. Mục tiêu của chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và gây quỹ cho hoạt động nghiên cứu về bệnh ALS. Đây là căn bệnh gây thoái hóa các tế bào thần kinh trong não và tủy sống. Đồng thời nó khiến cơ bắp trên khắp cơ thể teo lại, giảm chức năng vận động, mất kiểm soát, tê liệt và tử vong. Và căn bệnh này hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị.
Trong hơn 2 tháng, chiến dịch này đã lan tỏa và thu hút sự tham gia của hàng triệu người dân trên thế giới. Trong đó có cả những người nổi tiếng như Bill Gates, Sheryl Sandberg, Mark Zuckerberg, Kobe Bryant, Oprah… Đó cũng chính là yếu tố quan trọng để chiến dịch thành công vang dội như vậy. Tận dụng sức ảnh hưởng của người nổi tiếng là sự lựa chọn thông minh và phù hợp để lan tỏa Viral Marketing này.

11. Chiến dịch tranh cử tổng thống 2008

Đầu năm 2007, Barack Obama khi đó chỉ là thượng nghị sĩ một nhiệm kỳ với cái tên ngộ nghĩnh. Và chỉ số được biết đến Obama chỉ dưới 10%. Nhưng với chiến dịch tiếp thị Viral marketing được thực hiện một cách xuất sắc, sự trợ giúp lớn của công nghệ xã hội. Sau 18 tháng sau, Obama vận động được nhiều tiền hơn bất cứ ứng cử viên tổng thống Mỹ nào khác từ trước đến giờ. Obama đã làm điều mà các đối thủ thậm chí còn không căn nhắc tới.
Kết quả của chiến dịch đem đến với Obama không chỉ trên YouTube (20 triệu lượt xem), mà còn nổi tiếng nhất trên Facebook (2,5 triệu người hâm mộ – so với con số 625 nghìn người hâm mộ McCain lúc bấy giờ).
Độ phủ sóng trên mạng của Obama đã giúp ông trên con đường đến với Nhà Trắng. Obama không chỉ trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên hiện diện trên mạng xã hội mà còn là người đầu tiên thực sự kết nối với tất cả các cử tri của mình thông qua tất cả các kênh quan trọng. Đây chính là thành công của Viral marketing.