Bạn là cử nhân ngành Y dược còn nhiều bỡ ngỡ và chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng phỏng vấn xin việc. Gợi ý cho bạn những câu trả lời phỏng vấn ngành y dược giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng.

Y học được đánh giá là ngành mũi nhọn, tuy nhiên chưa phát triển vượt bậc tại Việt Nam. Thực tế cho thấy, đội ngũ bác sĩ có trình độ cao đang khan hiếm khi mà lượng cử nhân đang chật vật tìm kiếm việc làm lại còn quá nhiều. Đây là thách thức lớn đối với ngành Y Dược Việt Nam.  Không chỉ vậy, phỏng vấn xin việc trong ngành y dược cũng là một hành trình đầy gian nan cho những điều dưỡng, y tá, dược sĩ trẻ mới ra trường. Trả lời cho câu hỏi của bạn: muốn làm y tá giỏi thì học gì? Những câu hỏi và đáp án thi điều dưỡng giỏi. Trong bài viết này, 123job.vn xin chia sẻ bí quyết trả lời phỏng vấn ngành y dược  cho những bạn trẻ mới ra trường. 

I. Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Y Dược

Tùy thuộc vào năng lực, trình độ của người học ngành Y mà có thể đảm nhiệm được các vị trí khác nhau như bác sĩ, điều dưỡng viên, y tá, hộ lý, chuyên gia nghiên cứu… Thông thường, các cán bộ ngành y đều sẽ dành toàn bộ thời gian của mình ở phòng khám, bệnh viện, hay viện nghiên cứu, … 

Hiện nay, bên cạnh những bệnh viện các tuyến từ Trung ương đến tuyến huyện, dịch vụ phòng khám tư nhân xuất hiện ngày càng nhiều, mở ra cơ hội việc làm ngày càng lớn cho những ai trong ngành y. 

Trong giai đoạn hiện nay, những nhân tài ngành Y Dược được mời gọi và săn đón với mức lương khá cao. Thế nhưng, đối với những người mới ra trường, kinh nghiệm còn hạn hẹp thì lại khá khó khăn. Đối với những người này, họ chỉ còn cách là tiếp tục học ở học vị cao hơn, hoặc có thể là chấp nhận đi làm ngay với mức lương thấp để tích lũy thêm năm kinh nghiệm trong ngành. 

Câu hỏi phỏng vấn ngành Y DượcCâu hỏi phỏng vấn ngành Y Dược

Tuy nhiên, không phải bất cứ người nào học ngành Y Dược ra trường cũng đều không xin được việc. Theo nghiên cứu trong những năm trở lại đây tỷ lệ sinh viên ngành Y Dược hầu hết đều có việc làm ngay từ năm đầu tiên sau khi ra trường. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng dành cho những sinh viên đang theo học ngành Y dược. 

Trước mỗi buổi phỏng vấn xin việc trong ngành Y Dược, đa số ứng viên tỏ ra lo lắng và bỡ ngỡ, băn khoăn không biết những nhà tuyển dụng sẽ dành cho bạn những câu hỏi phỏng vấn nào. Với đặc thù ngành nghề, nhà tuyển dụng ngành Y Dược là những bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm nên khiến cho các bạn trẻ trở nên hồi hộp hơn. 

Xem thêm: Top câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời

II. Bộ câu hỏi hóc búa phỏng vấn ngành Y Dược

Cùng 123job khám phá những câu hỏi hóc búa khi phỏng vấn trong ngành Y Dược ngay nhé. 

1. Hãy nói về điểm mạnh và điểm yếu của bạn?

Đối với những bạn trẻ chưa có kinh nghiệm trong chuyên môn, nhà tuyển dụng chỉ có cách duy nhất là nhìn vào hồ sơ của bạn để đánh giá năng lực, kiến thức chuyên môn của ứng viên. Ví dụ về điểm mạnh của bản thân là rất cần thiết. Bên cạnh đó, những câu hỏi phỏng vấn xoay quanh những vấn đề liên quan đến bản thân ứng viên như điểm yếu điểm mạnh, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp. 

Hãy kể cho họ về những nơi mà bạn đã từng làm việc, kiến tập, thực tập khi còn là sinh viên, khéo léo kể về những gì bạn đã được thực hành ở trường lớp một cách ngắn gọn. Nêu một vài ví dụ về điểm mạnh của bản thân. Hãy làm sao đó cho nhà tuyển dụng biết được những điểm nổi bật của bạn. 

Ví dụ về điểm mạnh của bản thânVí dụ về điểm mạnh của bản thân

Tuy nhiên, cũng đừng quá phô trương về điểm mạnh hay kể lể quá nhiều điểm yếu. Biết cách làm sao để biến điểm yếu của bạn thành cơ hội học hỏi. Hãy nói “Tôi đang cố gắng tìm hiểu và cải thiện tốt nhất vấn đề đó”, “Tôi tin khi bắt tay vào làm thì tôi có thể làm được”, … thay vì trả lời những câu như “Tôi chưa được làm bao giờ”, “Tôi không thể làm được”, … 

Xem thêm: Trả lời mục tiêu nghề nghiệp trong phỏng vấn chất nhất 2020

2. Bạn đánh giá về bản thân có gì nổi bật?

Đây là một trong những vấn đề được chú trọng, quan tâm khi tham gia phỏng vấn ngành Y Dược. Những câu hỏi phỏng vấn tương tự như đánh giá bản thân ứng viên là cách để nhà tuyển dụng xác định được có ứng viên có xứng đáng với vị trí tuyển dụng hay không. Đặc điểm nổi bật chính là sự khác biệt và là cán cân cho sự đánh giá giữa bạn và những người khác. Bật mí cho bạn, những đặc điểm được bạn đưa ra một cách chắc chắn sẽ là điểm nhấn tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

Đây cũng chính là cơ hội để bạn nhắc lại và khẳng định hơn nữa điểm mạnh của mình. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã từng có kinh nghiệm kiến tập thực tập ở những cơ quan tốt, được học với những chuyên gia đầu ngành, bạn có khả năng ứng biến nhanh nhạy trong các trường hợp, … 

Bộ câu hỏi phỏng vấn ngành Y DượcBộ câu hỏi phỏng vấn ngành Y Dược

3. Mức lương bạn muốn nhận được là bao nhiêu?

Đây là câu hỏi khá tế nhị khi phỏng vấn nhưng cũng chính là cách để nhà tuyển dụng thăm dò ứng viên của mình. Lời khuyên cho bạn, khi đi phỏng vấn, nếu không muốn bị nhà tuyển dụng đánh trượt, hãy tìm hiểu trước về mức lương ở vị trí mà bạn đang tham gia phỏng vấn, tìm ra mặt bằng chung. 

Nếu như bạn chưa có kinh nghiệm nhiều, thì chúng tôi khuyên bạn đừng nên đưa ra con số quá cao khi phỏng vấn. Một câu trả lời khéo léo sẽ giúp bạn ghi điểm khi phỏng vấn“Tôi hy vọng có được mức lương ổn định, đáp ứng nhu cầu cơ bản của cuộc sống, không biết mức lương hiện tại dành cho nhân viên ở vị trí này là bao nhiêu ạ?” 

4. Bạn biết gì về công việc và quyền lợi của mình ở vị trí này?

Một nhân viên y tế là phải luôn biết nắm bắt mọi công việc, xử lý mọi việc nhanh nhạy, kịp thời. Nghĩa vụ của một nhân viên y tế là phải luôn tận tâm, chu đáo, chân thành và nhiệt huyết với nghề. Không chỉ chăm sóc họ về sức khỏe, người nhân viên y tế phải biết động viên bệnh nhân cả về mặt tinh thần giúp cho họ an tâm điều trị bệnh. 

Trả lời câu hỏi phỏng vấn này để bạn biết được trách nhiệm của mình, có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Biết cách từ chối những công việc làm ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe người khác, những việc liên quan đến đạo đức nghề nghiệp. 

Ngành Y Dược ở Việt NamNgành Y Dược ở Việt Nam

5. Định hướng tương lai của bạn như thế nào?

Hãy nhớ rằng, không một phòng khám hay bệnh viện nào chấp nhận việc đào tạo cho bạn trở thành người có năng lực chuyên môn cao nhưng bạn lại không cống hiến cho họ. Khi phỏng vấn, bạn nên khẳng định sự gắn bó lâu dài và sẽ phấn đấu trở thành những bác sĩ giỏi trong khoảng thời gian nhất định. Tuyệt đối tránh đề cập tới vấn đề chuyển công tác tới nơi có điều kiện tốt hơn khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm khi trả lời phỏng vấn

III. Kỹ năng trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc ngành Y

Khi trả lời phỏng vấn, trao đổi với người phỏng vấn, hãy luôn chú ý tới các yếu tố:

  • Thẳng thắn và tự tin
  • Không nên khẳng định việc bạn không biết điều đó
  • Đặt câu hỏi lại với người phỏng vấn

Luôn nhớ rằng tự tin là yếu tố giúp bạn thành công rất nhiều khi phỏng vấn. Biến buổi phỏng vấn của bạn trở thành buổi nói chuyện với các bậc tiền bối để trau dồi kiến thức và nhận lại những chia sẻ từ họ. 

IV. Kết luận

123job khuyên bạn, hãy chuẩn bị cho mình một tâm lý vững chắc, sự tự tin và kiến thức thật tốt trước mỗi buổi phỏng vấn. Nắm vững những chia sẻ trên đây, buổi phỏng vấn xin việc vào ngành Y Dược của bạn chắc chắn sẽ thành công. Hãy nhớ rằng, các bậc tiền bối của bạn có thể không đòi hỏi quá cao về khả năng bạn làm được quá nhiều việc, điều họ quan tâm hơn cả là thái độ và cách bạn ứng xử thông qua trả lời phỏng vấn.