Bạn đang theo đuổi ngành quản trị khách sạn nhưng băn khoăn ra trường mình sẽ làm những công việc gì? Bạn đang muốn biết về những cơ hội khi học ngành quản trị khách sạn? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quản trị khách sạn nhé!

Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch kéo theo đó ngành quản trị khách sạn ngày càng thu hút nhân lực làm việc. Với môi trường làm việc năng động, mức lương cao, nhiều cơ hội thăng tiến thì ngành quản trị khách sạn ngày càng thu hút giới trẻ. Vậy những lợi ích khi học quản trị khách sạn và những công việc sau khi ra trường là gì nhỉ?

I. Quản trị khách sạn là gì?

Quản trị khách sạn là quản lý, tổ chức các hoạt động của khách sạn, đảm bảo cho mọi hoạt động của khách sạn hoạt động tốt, tạo ra sự hài lòng cho khách hàng.  Người quản trị khách sạn đóng vai trò quan trọng như: điều hành các nhân viên cấp dưới; báo cáo, tổng hợp số lượng khách; quản lý phòng, các dịch vụ của khách sạn....

II. Những lợi ích và cơ hội to lớn khi học ngành quản trị khách sạn? 

1. Có cơ hội việc làm cao sau khi tốt nghiệp

Hiện nay ngành du lịch đang phát triển, thu hút một lượng lớn khách trong và ngoài nước, vì vậy các khách sạn cao cấp mọc lên ngày càng nhiều nhằm phục vụ nhu cầu của con người. Nhu cầu việc làm trong lĩnh vực này ngày càng cao. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn có thể làm tại các nhà hàng với các chức vụ như quản lý, giám đốc điều hành, hướng dẫn viên du lịch….

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp quản trị khách sạnCơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn

2. Được làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp

Nhà hàng, khách sạn luôn là những môi trường làm việc năng động, thu hút giới trẻ. Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn bạn sẽ có cơ hội được làm việc tại những nhà hàng  khách sạn cao cấp, được làm việc dưới những quy định, nội quy vô cùng chuyên nghiệp. Môi trường làm việc của nhà hàng khách sạn sẽ không tạo cho bạn cảm giác gò bó như nhân viên văn phòng hay chịu sự khắc nghiệt của thời tiết như nhân viên xây dựng.

Hàng ngày môi trường làm việc tại khách sạn sẽ tạo điều kiện cho bạn tiếp xúc với rất nhiều người khác nhau, tạo nên cho bạn những kỹ năng cần thiết như: thuyết phục, giao tiếp, nắm bắt tâm lý khách hàng. Trên thực tế, môi trường làm việc luôn đứng sau sự thành công của con người. Môi trường làm việc tốt sẽ tạo cho chúng ta cảm giác thoải mái, hoàn thành tốt công việc của mình một cách chủ động và vui vẻ. 

3. Mức thu nhập cao

Với ngành quản trị khách sạn, đối với những vị trí làm việc trong khách sạn, bạn sẽ nhận được các mức lương khác nhau tùy thuộc vào cấp bậc: 

  • Đối vớinhân viên khách sạn : tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm mà nhân viên khách sạn có những mức thu nhập khác nhau. Mức thu nhập của họ sẽ rơi khoảng từ 4-7 triệu đồng. 
  • Với vị trí giám sát, tổ trưởng trong khách sạn mức lương trung bình khoảng từ 7-10 triệu đồng.
  • Đối với Trưởng bộ phận khách sạn, tùy theo môi trường làm việc, năng lực, kinh nghiệm, lương mỗi tháng khoảng từ 12-15 triệu đồng.
  • Giám đốc khách sạn sẽ có mức lương từ 15-30 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó, sau khi tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn bạn cũng có thể làm những công việc bên ngoài khách sạn như: tiếp viên hàng không, tổ chức sự kiện.. sẽ có những mức thu nhập khác nhau.

4. Quản trị khách sạn nhà hàng là ngành công nghiệp tiềm năng

Được coi là ngành công nghiệp luôn phát triển nhất và tạo ra nhiều tiềm năng, doanh thu lớn,ngành du lịch-khách sạn luôn yêu cầu một số lượng lao động lớn. Trong những năm gần đây thì ngành Quản trị khách sạn luôn thuộc ngành thiếu nhiều nhân sự nhất.

Theo dự báo của Tổng cục Du lịch, đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 47- 48 triệu lượt khách du lịch nội địa và 10 – 10.5 triệu lượt khách quốc tế với tổng số 580.000 buồng lưu trú, tạo ra 3 triệu việc làm trên cả nước, mà chủ yếu nhu cầu nhân lực tập trung vào lĩnh vực Quản trị khách sạn. Cũng dựa vào những thực tế trên thì hiện nay sinh viên theo đuổi ngành quản trị khách sạn ngành càng nhiều, các trường Đại học, Cao đẳng cũng luôn mở rộng hệ đào tạo về chuyên ngành quản trị khách sạn nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.

III. Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết của người học quản trị khách sạn

1. Có đam mê và sự tận tâm trong công việc

Niềm đam mê và sự nhiệt huyết luôn đứng sau con đường thành công của mỗi người. Đối với ngành quản trị khách sạn, bạn cần yêu nghề thì mới có thể vượt qua được những áp lực trong công việc, tạo cho khách hàng sự thoải mái, hài lòng. Đặc điểm của ngành quản trị khách sạn là làm việc với khách hàng, vì vậy bạn cần chuẩn bị cho mình sự tận tâm đối với khách hàng, với công việc để công việc luôn đạt hiệu quả cao. 

2. Trang bị những kỹ năng mềm thật tốt

Đối với ngành quản trị nhà hàng, hàng ngày sẽ phải làm việc, tiếp xúc với rất nhiều khách hàng khác nhau, vì vậy yêu cầu một nhân viên khách sạn cần trau dồi những kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống linh hoạt, biết cách quản lý thời gian của mình…. Bên cạnh đó bạn cũng cần không ngừng nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình,....để phục vụ cho công việc một cách hiệu quả nhất.

3. “Chữ tín” luôn được đặt lên hàng đầu

Để tạo nên sự tin tưởng cho khách hàng, thì “chữ tín” phải luôn được đặt lên hàng đầu. Đối với ngành quản trị khách sạn, khách hàng sẽ đánh giá sự tin tưởng  qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ có như quảng cáo, những cuộc hẹn, đặt phòng có đúng như kế hoạch đưa ra…. Tạo cho khách hàng sự tin tưởng không những thể hiện bạn là một người chuyên nghiệp mà còn thu hút được khách hàng nhiều hơn, giúp nhà hàng, khách sạn phát triển.

Những phẩm chất và kĩ năng của người học quản trị khách sạn

Những phẩm chất và kĩ năng của người học quản trị khách sạn

4. Có sự tinh tế 

Đối với ngành nhà hàng, khách sạn, những vị khách thường là những doanh nhân thành đạt, những khách nước ngoài, trong nước, khách hàng có nhu cầu cao… đòi hỏi bạn luôn phải có sự tinh tế. Tìm hiểu trước sở thích của khách hàng, chú ý quan sát để nắm bắt được những thói quen, sở thích của họ.. cũng là một điểm quan trọng để làm khách hàng hài lòng. Tâm lý khách hàng rất đa dạng vì vậy khi học ngành quản trị khách sạn, bạn cũng nên cố gắng trau dồi kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng để có thể phục vụ tốt hơn cho công việc sau này. 

Để thành công trong ngành quản trị khách sạn bạn cần đáp ứng một số yêu cầu như: có vốn hiểu biết về văn hóa- xã hội sâu rộng, chịu được áp lực công việc, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ tốt;cẩn thận, sắp xếp công việc một cách hợp lý.. 

IV. TOP 5 công việc được săn đón và hái ra tiền khi học quản trị khách sạn 

1. Chuyên viên tổ chức sự kiện

Chuyên viên tổ chức sự kiện được hiểu là quản lý tổ chức các hoạt động ở nhiều lĩnh vực như giải trí, kinh doanh, thương mại, thể thao… trong phạm vi resort và nhà hàng khách sạn .
Tổ chức sự kiện là một ngành tuy không quá mới mẻ nhưng lại được giới trẻ yêu thích và theo đuổi bởi sự năng động, luôn luôn sáng tạo. Công việc của một chuyên viên tổ chức sự kiện bao gồm: 

  • Đưa ra các kế hoạch, thông điệp, ý tưởng và kiểm tra các chi tiết các công việc thực thi dự án event
  • Giám sát nhân viên làm việc theo đúng kế hoạch.
  • Lựa chọn những địa điểm phù hợp để tổ chức sự kiện
  • Chịu trách nhiệm phân bổ kinh phí sao cho phù hợp với mỗi sự kiện.
  • Thực hiện báo cáo chi tiết công việc cho cấp trên.
  • Thực hiện các công việc được quản lý đề ra.

Để trở thành một chuyên viên tổ chức sự kiện, bạn cần có những kinh nghiệm, yêu cầu như:

  • Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng trở lên chuyên ngành marketing, quản trị kinh doanh hoặc quản trị khách sạn.
  • Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm tổ chức các hoạt động và event.
  • Kỹ năng tin học văn phòng thành thạo
  • Khả năng giao tiếp, thuyết phục, có kỹ năng ngoại ngữ là một lợi thế.
  • Có tinh thần trách nhiệm và khả năng làm việc nhóm.
  • Cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc.

Tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc, môi trường làm việc và quy mô của những dự án lớn hay nhỏ mà mỗi chuyên viên tổ chức sự kiện sẽ có những mức lương khác nhau. Mức lương trung bình của họ dao động từ 8-10 triệu đồng/tháng. Bên cạnh những khoản lương cứng thì chuyên viên tổ chức sự kiện sẽ nhận thêm được những khoản phụ cấp, thưởng từ cấp trên, khách hàng khi làm việc tốt, hài lòng khách hàng.

2. Quản lý khách sạn 

Khi tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn có lẽ công việc mỗi người đều nghĩ đến đầu tiên là quản lý khách sạn. Bởi nó đúng với chuyên ngành bạn học, bạn cũng nắm được những kiến thức chuyên môn thông qua quá trình học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng. Công việc của một quản lý khách sạn bao gồm:

  • Lập ra và thực hiện các kế hoạch kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao cho khách sạn.
  • Giám sát, quản lý cấp dưới  làm việc theo đúng yêu cầu đặt ra
  • Kiểm tra vệ sinh các phòng, khu nấu ăn, vệ sinh sảnh,...
  • Giải quyết những sự cố, vấn đề phát sinh của khách hàng. Đảm bảo được sự hài lòng cho khách hàng, tránh làm mất lòng tin của khách hàng.
  • Đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nhân sự
  • Đề xuất, kiến nghị các phương án, ý tưởng với cấp trên nhằm giúp nhà hàng có thể phát triển hơn
  • Thực hiện các công việc của cấp trên đưa ra.

Để trở thành một quản lý nhà hàng giỏi, bên cạnh những kiến thức chuyên môn về ngành quản trị khách sạn, những kỹ năng mềm như: giao tiếp, ngôn ngữ, tin học… thì quản lý nhà hàng cần: hiểu rõ được tâm lý của khách hàng, quan tâm đến nhân viên cấp dưới, có kế hoạch quản lý rõ ràng, cụ thể. 
Quản lý nhà hàng đang là công việc mà giới trẻ đang cố gắng, phấn đấu đạt được bởi bên cạnh những kiến thức đạt được, bạn còn nhận được mức lương trung bình hàng tháng khá cao, từ 15-45 triệu đồng/tháng tùy theo quy mô nhà hàng, kinh nghiệm làm việc. 

Quản lý khách sạn-Công việc được săn đón khi học quản trị khách sạn Quản lý khách sạn- Công việc được săn đón khi học quản trị khách sạn

3. Chuyên viên kinh doanh, phát triển dịch vụ khách sạn 

Chuyên viên kinh doanh, phát triển dịch vụ khách sạn là người đưa ra những chiến lược, định hướng nhằm thu hút khách hàng, tạo ra doanh thu cho khách sạn. Một số yêu cầu đối với một chuyên viên kinh doanh trong ngành quản trị khách sạn như: năng động, kỹ năng giải quyết vấn đề, linh hoạt,...
Công việc của chuyên viên kinh doanh bao gồm:

  • Thực hiện các cuộc đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng
  • Tìm kiếm những khách hàng tiềm năng cho khách sạn
  • Chăm sóc khách hàng: thực hiện những kế hoạch tặng quà tri ân cho khách hàng, đặc biệt là đối tác trong những dịp quan trọng; giải quyết những thắc mắc, tình huống phát sinh của khách hàng…
  • Phối hợp cùng các bộ phận trong khách sạn đưa ra những chiến lược phù hợp để thu hút khách hàng.
  • Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường để nắm bắt được những tâm lý của khách hàng. Từ đó cập nhật được những nhu cầu mới của khách hàng để đưa ra những chiến lược mới mẻ, độc đáo
  • Báo cáo công việc cho cấp trên theo định kỳ.
  • Thực hiện những công việc được cấp trên yêu cầu.

Mức lương trung bình của một chuyên viên kinh doanh, phát triển dịch vụ khách sạn trung bình từ 7-10 triệu đồng/tháng. 

4. Hướng dẫn viên du lịch

Giữa hai ngành là quản trị khách sạn và quản trị du lịch đều có những điểm giống nhau là liên quan đến dịch vụ, hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Vì vậy nên sau khi học xong ngành quản trị khách sạn bạn cũng có thể đảm nhận vị trí của ngành quản trị du lịch nhưhướng dẫn viên du lịch và ngược lại. Những công việc hàng ngày của một hướng dẫn viên du lịch là: 

  • Đón khách, sắp xếp chỗ ăn, chỗ ở, khu vui chơi, giải trí cho khách.
  • Giới thiệu cho khách tham quan về những đặc điểm, nét đẹp, lịch sử của những địa điểm tham quan.
  • Kiểm tra, theo dõi việc phục vụ khách du lịch của các tổ chức kinh doanh du lịch, nhằm giúp cho khách du lịch tin tưởng, an tâm về chuyến đi của mình.
  • Giải đáp thắc mắc của khách tham quan, giải quyết những tình huống phát sinh trong quá trình tham quan.

Với đặc điểm công việc vô cùng vất vả thì bên cạnh những yếu tố chuyên môn, hướng dẫn viên du lịch phải luôn luôn tự trau dồi kiến thức của mình về tìm hiểu văn hóa của các nước, dân tộc khác nhau; khả năng ngoại ngữ tốt; kỹ năng giao tiếp… 
Lợi thế của một hướng dẫn viên du lịch là bạn sẽ được đi và trải nghiệm rất nhiều nơi khác nhau, khám phá thêm những vùng đất mới mà bản thân chưa được thử; được giao lưu, tìm hiểu với nhiều nền văn hóa khác nhau; và bên cạnh đó bạn cũng nhận được một mức thu nhập khá cao từ 15-30 triệu đồng/tháng tùy vào năng lực của bản thân.

5. Tiếp viên hàng không 

Tiếp viên hàng không luôn là công việc chưa bao giờ hết “hot” đối với giới trẻ. Đây là một công việc năng động, bạn có thể được đi khắp mọi nơi trên trái đất, ngắm nhìn những cảnh đẹp khác nhau. Tiếp viên hàng không luôn luôn xuất hiện với nụ cười vui vẻ; đầu tóc, trang phục gọn gàng. Mức lương của tiếp viên hàng không cũng khá cao, trung bình từ 18-25 triệu đồng/ tháng. Vì vậy công việc này luôn được giới trẻ yêu thích và theo đuổi. Công việc hàng ngày của một tiếp viên hàng không bao gồm:

  • Chào đón khách khi họ bắt đầu lên và kết thúc chuyến bay.
  • Sắp xếp những vị trí cho hành khách
  • Đảm bảo những vị khách đã thắt dây an toàn và những yêu cầu khác trước khi thực hiện chuyến bay.
  • Cung cấp bữa ăn chính và đồ ăn vặt cho hành khách.
  • Giải quyết những vấn đề phát sinh của hành khách khi đang trên chuyến bay.
  • Báo cáo công việc cho cấp trên sau khi hoàn thành những chuyến bay.

Do đặc điểm công việc xuyên suốt trong mỗi chuyến bay nên đối với một tiếp viên hàng không đó cũng tạo ra một áp lực lớn. Họ phải làm việc trong suốt một thời gian dài; đặc biệt trong những ngày lễ tết khi lượng khách tăng cao. 

Một số yêu cầu, kỹ năng cần có của một tiếp viên hàng không

  • Ngoại hình, sức khỏe tốt, đạt được những tiêu chuẩn đề ra.
  • Có kỹ năng giao tiếp,  khả năng ngoại ngữ  tốt.
  • Khéo léo, linh hoạt trong xử lý tình huống
  • Luôn luôn giữ thái độ vui vẻ, nhiệt tình với những hành khách.

Bên cạnh những công việc đang “hot” nhất hiện nay được kể trên thì sinh viên ngành quản trị khách sạn còn có thể làm các công việc khác như: lễ tân, nhân viên các bộ phận tại khách sạn; giảng dạy về các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn; quản lý doanh nghiệp lữ hành; quản lý tại các khu nghỉ dưỡng…....

V. Kết luận.

Quản trị khách sạn là một ngành tuy không mới mẻ nhưng nhu cầu nguồn nhân lực luôn dồi dào. Học ngành quản trị khách sạn bên cạnh những cơ hội việc làm mới mở ra cho bạn thì bạn cũng cần có lòng đam mê và sự nhiệt huyết, luôn cố gắng với nghề mình đã chọn lựa. Hy vọng những chia sẻ trên của 123Job sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngành quản trị khách sạn, về những yêu cầu,cơ hội của nghề. Chúc bạn thành công trên con đường mình đã chọn.