Hiện nay tình trạng vi phạm bản quyền trong các lĩnh vực đặc biệt là âm nhạc đang có xu hướng ngày càng tăng và phức tạp. Vậy có những website nào để tải nhạc miễn phí mà không vi phạm bản quyền? Cùng theo dõi bài viết để được 123job bật mí nhé!
Đã có bao giờ bạn gặp phải tình trạng bị Youtube, Facebook hay Tiktok chặn tiếng của một Video do vi phạm bản quyền âm nhạc không? Hoặc có những trường hợp bạn bị cảnh cáo vi phạm bản quyền, bị chặn luôn kênh, bị xóa video? Vậy nguyên nhân chính là do đâu? Là vì trong quá trình làm video, có thể chúng ta đã quên hoặc không để ý đến vấn đề vi phạm bản quyền âm nhạc. Vậy đối với những người đam mê việc sáng tạo, những youtuber, tiktoker... thì có những website tải nhạc miễn phí nào mà không vi phạm bản quyền? Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để được 123job bật mí Top 10 Website tải nhạc miễn phí “xịn sò” nhất hiện nay nhé!
I. Nhạc bản quyền là gì?
Bản quyền là một hình thức của luật sở hữu trí tuệ giúp bảo vệ những tác phẩm sáng tạo nguyên gốc. Nhạc bản quyền là những tác phẩm nguyên gốc được tác giả đăng ký bảo hộ bản quyền sáng tác và sử dụng. Bản quyền nhạc có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định ai có thể sử dụng bản nhạc, đồng thời cũng xác định cách người khác có thể kiếm tiền từ bài nhạc đó. Còn nhạc không bản quyền là những bài nhạc miễn phí, không vi phạm bản quyền và bạn có thể sử dụng chúng để dựng video hoặc dùng cho một số mục đích khác.
Nhạc bản quyền là gì?
II. Những lưu ý khi tải xuống nhạc nền video
Nhạc nền có một vai trò vô cùng quan trọng và được xem là linh hồn không thể thiếu trong mỗi video. Âm nhạc có thể khơi dậy cảm xúc, tạo ra sự hứng thú và truyền năng lượng cho video, đồng thời giúp nội dung có trong video của bạn luôn hấp dẫn đối với người xem. Tuy nhiên bất kỳ lúc nào bạn định thêm nhạc của người khác vào trong video của mình thì đòi hỏi bạn cần phải hiểu rõ các nguyên tắc về bản quyền trong âm nhạc để tránh việc video của bạn phải nhận cảnh cáo vi phạm bản quyền. Dưới đây là một số lưu ý khi tải xuống nhạc nền video mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:
1. Giấy phép Creative Common (Creative Common Licenses)
Giấy phép Creative Commons là một loại giấy phép bản quyền được ra đời vào ngày 16/12/2002 bởi Creative Commons - Một công ty phi lợi nhuận của Hoa Kỳ được thành lập vào năm 2001. Giấy phép này cho phép phân phối các tác phẩm nhạc miễn phí có bản quyền. Nó cũng bảo vệ người dùng và nhà phân phối lại về các vấn đề vi phạm bản quyền miễn là họ tuân thủ đầy đủ các điều kiện được chỉ định trong giấy phép. Có 6 loại giấy phép Creative Common bao gồm:
- Ghi nhận tác giả (CC BY): Đây là giấy phép linh hoạt nhất trong số tất cả các giấy phép được cung cấp. Đối với loại giấy phép này thì người dùng có thể phân phối, phối lại, chỉnh sửa và xây dựng dựa trên tác phẩm ngay cả với mục đích thương mại miễn là bạn phải ghi công tác giả cho tác phẩm gốc.
- Attribution - ShareAlike (CC BY-SA): Giấy phép này cũng giống với giấy phép CC BY tuy nhiên có thêm một điều kiện nữa là nếu bạn phối lại, chuyển thể hoặc xây dựng dựa trên tài liệu thì bạn phải cấp phép cho tài liệu đã sửa đổi theo các điều khoản giống hệt nhau.
- Attribution - NoDerivs (CC BY-ND): Tất cả những tác phẩm âm nhạc theo giấy phép này có thể được phân phối lại miễn là bạn cung cấp các khoản tín dụng cho tác giả mà không có bất kỳ sửa đổi nào về tác phẩm.
- Attribution - NonCommercial (CC BY-NC): Giấy phép này cho phép người dùng lại phân phối, phối lại, điều chỉnh và xây dựng dựa trên tác phẩm ở bất kỳ phương tiện hoặc định dạng nào nhưng chỉ dành cho mục đích phi thương mại, phi lợi nhuận miễn là người tạo được ghi công.
- Attribution - NonCommercial-ShareAlike (CC BY-NC-SA): Giấy phép này cho phép người dùng phân phối, phối lại, chỉnh sửa và xây dựng dựa trên một tác phẩm phi thương mại có ghi nhận tác giả và phải cấp phép cho các tác phẩm mới của họ theo các điều khoản tương tự.
- Attribution - NonCommercial-NoDerivs (CC BY-NC-ND): Đây là giấy phép hạn chế nhất trong số 6 loại giấy phép chính. Theo giấy phép này thì người dùng chỉ được phép tải xuống và chia sẻ tác phẩm với những người khác miễn là có ghi nhận tác giả nhưng không thể thay đổi hoặc sử dụng các tác phẩm ấy cho mục đích thương mại.
Giấy phép Creative Common
2. Nhạc bản quyền (Stock Audio – Royalty Free License)
Stock Audio là những loại nhạc và âm thanh mà nếu bạn muốn sử dụng chúng thì phải mua bản quyền. Royalty Free là loại giấy phép bản quyền cho phép bạn có thể sử dụng bài nhạc/âm thanh mà không hạn chế số lần chỉ với một lần mua duy nhất.
Xem thêm: Nghề Streamer là gì? Cách kiếm tiền từ công việc Streamer
3. Trả tiền cho mỗi lần sử dụng (Pay-Per-Use)
Mô hình trả tiền cho mỗi lần sử dụng không phải trả một khoản phí cố định hàng tháng hoặc hàng năm mà là hình thức bạn sẽ trả tiền cho những gì mà mình sử dụng. Giá cho mỗi lần tải xuống nhạc nền video phụ thuộc vào thời gian và số lần sử dụng.
4. Public Domain
Public Domain đề cập đến các tài liệu sáng tạo không được bảo vệ bởi luật sở hữu trí tuệ như luật bản quyền, nhãn hiệu hoặc bằng sáng chế. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng tác phẩm trong kho Public Domain mà không cần xin phép, nhưng không ai có thể sở hữu nó. Trong kho nhạc Public Domain chủ yếu là các loại nhạc thính phòng, nhạc cổ điển với chất lượng cao. Một bài nhạc được xếp vào kho Public Domain khi có một trong các yếu tố sau đây:
- Bản quyền đã hết hạn.
- Chủ sở hữu bản quyền không tuân theo các quy tắc về gia hạn bản quyền.
- Chủ sở hữu bản quyền cố tình đặt nó vào Public Domain, được gọi là "cống hiến".
- Luật bản quyền không bảo vệ loại tác phẩm này.
III. 10 Website tải nhạc miễn phí và không vi phạm bản quyền cho các video online
Thực tế thì để tìm một bài nhạc nền phù hợp với video đã khó, tìm một bản nhạc miễn phí, không vi phạm bản quyền lại còn khó hơn gấp ngàn lần. Dưới đây là gợi ý về Top 10 Website tải nhạc miễn phí và không vi phạm bản quyền cho các video online mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:
1. YouTube Library
YouTube Library là một Website tải nhạc miễn phí mà bạn không nên bỏ lỡ
Trong thư viện âm thanh của YouTube, bạn có thể tìm thấy các bản nhạc không bản quyền và hiệu ứng âm thanh để có thể sử dụng trong video của mình. Các bước tìm kiếm nhạc không bản quyền Youtube rất đơn giản. Bạn chỉ cần truy cập vào YouTube Audio Library và sử dụng các bộ lọc để tìm các bản nhạc không bản quyền Youtube theo thể loại, nhạc cụ, nghệ sĩ thể hiện, thời lượng hoặc thỏa thuận cấp phép bản quyền. Nhấp vào phát để xem trước bản nhạc không bản quyền Youtube và nhấn nút tải xuống để lưu bản sao của bản nhạc miễn phí đó. Bạn cũng có thể lưu các bản nhạc không bản quyền Youtube yêu thích của mình bằng cách nhấp vào biểu tượng dấu sao ở bên cạnh tiêu đề bản nhạc. Để xem danh sách các bản nhạc miễn phí yêu thích của bạn thì hãy nhấp vào tab Có gắn dấu sao.
2. Facebook Creator Studio
Cũng giống như Youtube thì Facebook cũng cung cấp cho người dùng một trang để tải nhạc miễn phí không bản quyền tại https://www.facebook.com/creator/studio/. Bạn có thể lên đây để tải nhạc miễn phí không bản quyền cho các video trên Facebook.
3. Moby Gratis
Trang web Moby Gratis là tài nguyên dành cho các nhà làm phim, sinh viên điện ảnh, bất kỳ ai cần âm nhạc miễn phí với mục đích phi lợi nhuận và phi thương mại. Để bắt đầu tải nhạc miễn phí ở Moby Gratis, bạn chỉ cần chọn vào mục danh mục. Khi đã tìm thấy bản nhạc phù hợp thì lúc này bạn chỉ cần nhấp vào biểu tượng tải xuống nhạc miễn phí và điền vào một ứng dụng đơn giản để cho Website biết một chút về bản thân bạn và cách bạn đang sử dụng âm nhạc. Sau đó thì bạn sẽ nhận được bản tải xuống AIFF chất lượng cao qua email ngay lập tức để sử dụng trong chỉnh sửa của mình, cùng với bản sao của Thỏa thuận cấp phép phi thương mại của mobygratis.
4. Free Soundtrack Music
Free Soundtrack Music là nơi các nhà soạn nhạc đăng các bản nhạc để cấp phép bản quyền miễn phí cho các nhà sản xuất video. TẤT CẢ những bản nhạc trong thư viện trực tuyến này có thể được cấp phép sử dụng miễn phí bản quyền trong phim, video, trò chơi điện tử, video YouTube hoặc các sản phẩm đa phương tiện kỹ thuật số khác. Người dùng truy cập có thể tải xuống và sử dụng tối đa 6 bản ghi âm được dán nhãn là "MIỄN PHÍ", miễn là người dùng tuân thủ các điều khoản sử dụng hiện hành.
5. ccMixter
Top Website tải nhạc miễn phí - ccMixter
ccMixter là một trang âm nhạc cộng đồng thuộc giấy phép của Creative Commons. Tại đây bạn có thể tìm được hàng "tấn" thể loại âm nhạc và tải nhạc miễn phí. Website này cho phép bạn lắng nghe nhạc, nghe thử các bài nhạc miễn phí mẫu, tạo các bản mashups và ngoài ra còn có rất nhiều chức năng khác. Khi tải nhạc miễn phí ở trang Web này thì bạn chỉ cần lưu ý là một số giấy phép Creative Commons có thể yêu cầu đặt nguồn ở trong phần giới thiệu của videos.
6. Partners In Rhyme
Partners In Rhyme cũng là một trang Web tải nhạc miễn phí mà những nhà sáng tạo không nên bỏ lỡ. Partners In Rhyme là một kho lưu trữ khổng lồ gồm hàng nghìn hiệu ứng âm thanh, kho video, âm thanh miễn phí có sẵn để bạn tải xuống và sử dụng trong các dự án của mình. Tại Website có rất nhiều những bản nhạc miễn phí bản quyền với các thể loại khác nhau như: Nhạc phim, nhạc piano, nhạc Rock, nhạc thiếu nhi… Tuy một số loại nhạc miễn phí có bản quyền có tính phí, nhưng người dùng cũng có rất nhiều sự lựa chọn khác để tải nhạc miễn phí về.
7. PacDV
PacDV đã sản xuất âm thanh, nhạc miễn phí bản quyền cho các nhà làm phim, nhà thiết kế âm thanh, nhà sản xuất âm nhạc, sinh viên điện ảnh và nhà phát triển đa phương tiện kể từ năm 2001. Trên trang web này, bạn sẽ tìm thấy được hàng loạt những bản nhạc miễn phí khác nhau với rất nhiều thể loại. Bạn có thể sử dụng các hiệu ứng âm thanh, đoạn âm thanh, bài nhạc miễn phí trên trang web này trong các sản phẩm video, phim, âm thanh và đa phương tiện của mình nhưng phải đảm bảo điều kiện là không được bán lại hoặc cấp phép lại âm thanh cho bất kỳ ai khác.
Giao diện Website tải nhạc miễn phí PacDV
8. Public Domain 4U
Khi nội dung rơi vào Public Domain (phạm vi công cộng) có nghĩa là không có bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ nào gắn liền với tác phẩm vì có thể bản quyền đã hết hạn hoặc bị mất. Public Domain 4U là một trang web tuyệt vời để tìm và tải nhạc công cộng một cách miễn phí.
9. Musopen
Được thành lập vào năm 2012, Musopen là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở chính đặt tại San Francisco. Trang Web này cung cấp rất nhiều bản ghi âm, bản nhạc và sách giáo khoa cho người dùng một cách miễn phí, không giới hạn bản quyền. Hay nói một cách đơn giản thì nhiệm vụ của Musopen là làm cho âm nhạc miễn phí và giúp cho người dùng có thể tải nhạc miễn phí mà không bị vi phạm bản quyền.
10. Beatpick
Beatpick là một trang Web cung cấp một lựa chọn tuyệt vời của những bản nhạc được cấp phép và nếu bạn đang sử dụng nó trong một sản phẩm phi thương mại hoặc phi lợi nhuận thì việc tải nhạc là hoàn toàn miễn phí. Khi đã lựa chọn ra được bài hát yêu thích mà bạn muốn sử dụng thì hãy nhấp vào "License" và chọn "Non Commercial projects".
Xem thêm: Điểm mặt 17 phần mềm làm nhạc được sử dụng nhiều nhất năm 2021
IV. Kết luận
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về nhạc bản quyền là gì, những lưu ý khi tải nhạc miễn phí cho video và Top 10 Website tải nhạc miễn phí và không vi phạm bản quyền cho các video mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích về tải nhạc miễn phí mà không bị vi phạm bản quyền. 123job chúc bạn tìm được những bản nhạc hay để góp phần làm cho video của mình thu hút và ấn tượng người xem hơn!