Acquisition đang phát triển mạnh mẽ trong thị trường kinh tế hiện nay. Acquisition là hiện tượng diễn ra khá phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển nhanh chóng, cùng với đó là làn sóng của việc mua bán và thâu tóm doanh nghiệp diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Làn sóng này phát triển mạnh mẽ nhất là ở những quốc gia đang trong giai đoạn nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam.Theo thuật ngữ chuyên ngành, hình thức mua bán, thâu tóm này gọi là Acquisition.
Acquisition là gì? Tại sao lại diễn ra những thương vụ Acquisition? Doanh nghiệp lớn là gì? Cùng 123job tìm hiểu về Acquisition qua bài viết dưới đây nhé.
I. Acquisition là gì?
Acquisition là danh từ chỉ sự thâu tóm, mua bán. Quá trình này được diễn ra khi doanh nghiệp lớn thực hiện mua lại hoàn toàn hoặc một phần của doanh nghiệp nhỏ. Sau khi tiến hành mua bán thành công, doanh nghiệp đi mua trên cơ sở pháp lý sẽ có quyền hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.
Doanh nghiệp lớn là gì? Hiện nay chưa có một khái niệm nào để dùng cho cụm từ doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, hiểu một cách chung nhất, doanh nghiệp lớn là những doanh nghiệp hoạt động với tổng số vốn trên 100 tỷ VNĐ, hoặc những doanh nghiệp có tổng số người tham gia lao động trên 300 người trở lên.
Trên thực tế, Acquisition là hình thức “cá lớn nuốt cá bé” dưới 2 hình thức Acquisition phổ biến: Mua cổ phiếu công ty hoặc mua lại tài sản công ty.
- Mua cổ phiếu công ty (Acquisition if share): Đây là hình thức doanh nghiệp lớn mua lại toàn bộ hoặc một phần lớn cổ phiếu của công ty nhỏ. Doanh nghiệp lớn sẽ lập tức trở thành cổ đông lớn nhất - Đây là hình thức Acquisition phổ biến nhất hiện nay.
- Mua lại tài sản công ty (Acquisition of Assets): Doanh nghiệp lớn tiến hành mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhỏ, đồng thời với đó là doanh nghiệp nhỏ chuyển quyền sở hữu tài sản lại cho doanh nghiệp lớn.
Tại sao lại diễn ra những thương vụ Acquisition?
Thông thường những doanh nghiệp lớn muốn thâu tóm, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh cũng như đa dạng hóa thị trường kinh doanh. Ngoài ra, việc thâu tóm nhằm mục đích tăng thêm sức mạnh cho doanh nghiệp trên thị trường, chiếm lĩnh thị phần ngày càng lớn, giảm nhẹ các chi phí hoặc cung cấp những dịch vụ thích hợp.
Acquisition là gì?
II. Ảnh hưởng của Acquisition đối với thị trường kinh tế
Acquisition đã và đang là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vậy những ảnh hưởng của nó đối với thị trường kinh tế là gì?
- Acquisition giúp cho việc loại bỏ những doanh nghiệp đang tồn tại nhưng yếu kém, giúp mở rộng quy mô cũng như thương hiệu cho doanh nghiệp đi mua. Doanh nghiệp đi mua trở nên mạnh mẽ hơn.
- Acquisition thúc đẩy sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường, là điều kiện để đưa ngành dịch vụ đó phát triển.
- Acquisition giúp giảm thiểu tối đa chi phí, nâng cao hơn chất lượng các sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Acquisition là một quá trình tất yếu của thị trường kinh tế, là yếu tố giúp làm giảm yếu tố nhiễu thương trong nền kinh tế.
III. Sự gia nhập và phát triển của hoạt động Acquisition tại Việt Nam
Nếu như ở giai đoạn trước đổi mới 1986, khái niệm Acquisition là gì còn là khá xa lạ thì hiện nay, Acquisition lại trở thành trào lưu không thể thiếu đối với thị trường kinh tế. Acquisition trải qua nhiều giai đoạn từng bước trở thành tất yếu của hoạt động kinh tế. Có thể khái quát quá trình gia nhập và phát triển của Acquisition thành 3 giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn thứ nhất từ năm 1986 đến trước năm 2005
Đây là giai đoạn sau đổi mới, là giai đoạn sơ khai của hình thức Acquisition tại thị trường kinh doanh Việt Nam. Giai đoạn này, cơ sở pháp lý cho việc sáp nhập, thâu tóm và mua bán chưa được ban hành chính thức.
Ở giai đoạn này, chủ yếu là hình thức mua lại qua việc liên doanh, liên kết hoạt động của những công ty nước ngoài.
Một trong những thương vụ nổi tiếng lúc bấy giờ là việc mua lại đối với hãng kem đánh răng P/S được thực hiện bởi tập đoàn Unilever năm 2003.
2. Giai đoạn thứ 2 từ năm 2005 đến hết năm 2013
Đây được đánh giá là giai đoạn phát triển thăng hoa của Acquisition trong nền kinh tế Việt Nam. Sự kiện đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Acquisition chính là sự gia nhập năm 2007 của Việt Nam vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Bằng chứng cho sự phát triển mạnh mẽ đó chính là những con số tăng lên đến chóng mặt của những thương vụ Acquisition:
- Năm 2007, thống kê lên đến 113 thương vụ Acquisition, tổng giá trị giao dịch đạt mức 1.753 triệu USD
- Năm 2008, tăng lên đến hơn 146 thương vụ Acquisition, với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 1.1 tỷ USD
- Năm 2009, số thương vụ tăng lên 295 thương vụ, tổng giá trị giao dịch lên tới 1.14 tỷ USD
- Đến năm 2010, số thương vụ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ với 295 thương vụ, tổng giá trị giao dịch đạt 1.75 tỷ USD
3. Giai đoạn từ năm 2014 cho đến nay
Ở giai đoạn này, cơ sở pháp lý cho hoạt động mua bán, thâu tóm Acquisition tiếp tục được hoàn thiện, sửa đổi, được quy định rõ trong bộ luật Bất Động Sản, luật Doanh Nghiệp và luật Đầu Tư.
Hoạt động này giúp cho doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được cơ hội cũng như chiến lược thúc đẩy hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp.
Một số thương vụ nổi tiếng diễn ra trong giai đoạn này:
- Thương vụ nổi bật ở ngành hàng tiêu dùng bán lẻ: Thương vụ Acquisition của tập đoàn TCC đối với hệ thống siêu thị Metro Việt Nam với tổng giá trị đạt hơn 879 triệu USD
- Thương vụ Acquisition của tập đoàn Central Group đối với hệ thống siêu thị Big C Việt Nam với tổng giá trị là 1.14 tỷ USD. Cùng với đó là dưới danh nghĩa là công ty con của tập đoàn, Power Buy đã mua lại 49% cổ phần của NKT nhằm mục đích sở hữu hệ thống siêu thị Nguyễn Kim.
- Thương vụ Acquisition của tập đoàn Vingroup với việc mua lại 70% cổ phần của Ocean Retail năm 2014 nhằm mục đích hình thành và phát triển chuỗi siêu thị Vinmart trên phạm vi toàn quốc.
Bên cạnh đó là hàng loạt các thương vụ nổi tiếng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh Nhà hàng - Khách sạn tại Việt Nam
Acquisition là gì? Những thương vụ Acquisition nổi tiếng trong ngành nhà hàng - khách sạn ở Việt Nam
IV. Các thương vụ Acquisition khách sạn nổi tiếng tại Việt Nam
Cùng 123job điểm lại một số thương vụ Acquisition trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn nổi tiếng tại Việt Nam
- Thương vụ Acquisition của công ty về lĩnh vực điện tử Hanel Hà Nội với việc mua lại 70% cổ phần của khách sạn 5 sao nổi tiếng Deawoo - Đây là thương vụ gây chấn động trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng - Khách sạn tại Việt Nam. Cho đến nay, tổng giá trị của thương vụ vẫn chưa được tiết lộ. Deawoo là một khách sạn nổi tiếng đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc tế, khách sạn này thuộc quyền sở hữu của một doanh nghiệp Hàn Quốc. Deawoo sở hữu vị trí đắc địa, nằm ngay tại nút giao Liễu Giai, Kim Mã, nằm sát công viên Thủ Lệ, thu hút rất nhiều lượt khách du lịch trong và ngoài nước.
- Thương vụ Acquisition của tập đoàn BRG với việc mua lại hoàn toàn khách sạn Hilton Opera Hà Nội: Đây là thương vụ cũng khiến các nhà báo tốn không ít giấy mực vì mức độ ảnh hưởng của cả tập đoàn BRG và khách sạn Hilton Opera Hà Nội. Theo dự đoán, thương vụ Acquisition này sẽ là sự biến động lớn đối với ngành Nhà hàng khách sạn trong những giai đoạn tiếp theo. Trên cơ sở thương vụ Acquisition đó, khách sạn Hilton chính thức thuộc quyền sở hữu của BRG từ các đối tác của Áo và Đức.
- Thương vụ Acquisition của tập đoàn Sovico đối với khu Resort đạt tiêu chuẩn 5 sao Furama Đà Nẵng, An Lâm Ninh Vân Bay và Ana Mandara: Thời điểm mà tập đoàn Sovico tiến hành hoạt động mua lại khu resort Furama Đà Nẵng chính là thời điểm mà hầu hết các khách sạn 5 sao Việt Nam đều thuộc quyền quản lý của tập đoàn nước ngoài. Sau thương vụ Acquisition đó, Sovico tiếp tục hoạt động mua lại thêm hai khu nghỉ dưỡng An Lâm Ninh Vân Bay và Ana Mandara ở địa phận Nha Trang.
- Thương vụ Acquisition của công ty cổ phần du lịch Thiên Minh đối với hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng Victoria ở Việt Nam và Campuchia: Thương vụ với sự thâu tóm hệ thống 6 khách sạn và khu nghỉ dưỡng thuộc sở hữu của Victoria bào gồm 5 khách sạn và khu nghỉ dưỡng ở Việt Nam; 1 khu khách sạn và nghỉ dưỡng tại Campuchia.
- Thương vụ Acquisition của khách sạn Mường Thanh đối với khách sạn Phương Đông với việc mua lại 53.4% cổ phần.
V. Kết luận
Những lợi ích mà Acquisition mang lại cho ngành Nhà hàng - khách sạn được các chuyên gia đánh giá cao trong quá trình phát triển của nó. Tuy nhiên, không ít nhân viên nhà hàng - khách sạn bị thu mua lo sợ nguy cơ mất việc. Nhìn theo hướng tích cực, những thương vụ Acquisition góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quá trình phát triển của ngành nhà hàng - khách sạn. Đồng thời, mở ra cơ hội nghề nghiệp cho các bộ phận nhân sự của ngành. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của 123job về Acquisition, bạn có thể bổ sung thêm kiến thức về Acquire là gì? Tình hình về Acquisition trong ngành Nhà hàng - Khách sạn tại Việt Nam.