Kinh nghiệm làm việc là chìa khóa vàng tạo nên thành công. Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV là điều cần hiểu rõ nhất hiện nay để hạ gục nhà tuyển dụng. Cùng 123Job tìm hiểu chủ đề này ở bài viết ngay sau đây.

Kinh nghiệm làm việc chính là một trong những lợi thế của ứng viên khi ứng tuyển vào các vị trí việc làm. Để tăng thêm thiện cảm với nhà tuyển dụng, 123Job mách bạn cách ghi kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc một cách hiệu quả nhất. Tham khảo bài viết bên dưới bạn nhé!

I. Tầm quan trọng trong cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc

Đối với những bạn mới ra trường cũng như người đã có Kinh nghiệm làm việc trong bản CV xin việc đều phải trình bày mạch lạc, rõ ràng tránh nêu lên những điều không cần thiết gây sự nhàm chán đối với nhà tuyển dụng.

Điều quan trọng sau khi đọc xong “ quá trình làm việc”  nhà tuyển dụng phải hiểu được chính xác công việc bạn đã từng làm, Kinh nghiệm làm việc bạn đã có hay những kỹ năng mềm của những bạn sinh viên ra trường đã học được. Hãy nhớ rằng cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc chính là chìa khóa thành công cho chính bản thân bạn.

1. Đối với người lao động đã có Kinh nghiệm làm việc

Thời gian bạn đã bắt đầu công việc cũ là bao lâu? Thời gian kết thúc là khi nào? Hãy nêu lên thời gian chính xác để nhận được độ tin cậy từ nhà tuyển dụng. Bạn hãy thêm vào đấy là vị trí bạn đảm nhận, Kinh nghiệm làm việc bạn rút ra từ việc bạn đã làm. Đoạn này bạn nên tập trung thể hiện rõ quan điểm, thế mạnh khi bạn nhận được vị trí mà bạn ứng tuyển.

cách viết kinh nghiệm trong cv xin việc

Cách viết Kinh nghiệm làm việc trong cv xin việc

2. Đối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm

Mới ra trường liệu có gì để viết? Và nên viết cái gì? Bạn đừng lo hãy viết những gì bạn đã làm, những hoạt động ngoại khóa, những luận án bạn đã tham gia hay những nơi bạn đã được thực tập. Hãy nêu rõ những kỹ năng mềm bạn có như kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, làm việc nhóm...điều ấy sẽ giúp ích nhiều cho bạn.

Xem thêm: CÁCH VIẾT CV CHO SINH VIÊN CHƯA CÓ KINH NGHIỆM 

II. Lưu ý trong cách viết kinh nghiệm làm việc trong cv

Để hạ gục những nhà tuyển dụng khó tính bạn nên tạo nên một cv đúng chuẩn. Trình bày một bản cv mạch lạc, rõ ràng là điều tất yếu tuy nhiên chưa đủ để tạo niềm tin đối với công ty bạn ứng tuyển. Những mẹo mà bạn nên lưu ý khi trình bày “quá trình làm việc”:

1. Sắp xếp công việc theo thứ tự

Bạn nên trình bày trình tự những kinh nghiệm làm việc mà bạn đạt được. Nên trình bày từ hiện tại đến công việc xa nhất. Cần nêu rõ thời gian bắt đầu, thời điểm kết thúc, vị trí bạn đảm nhiệm, kinh nghiệm làm việc bạn nhận được từ công việc ấy.

2. Mục tiêu nghề nghiệp 

Bạn cần thể hiện được thái độ nhiệt huyết đối với công việc, tận tình trong mọi tình huống. Sử dụng các động từ phát triển, tổ chức, quản lý, vượt qua mọi khó khăn. Tập trung thể hiện thế mạnh mà bạn có để có thể tạo nên điểm cộng đối với nhà tuyển dụng.

Vd: Áp dụng những Kinh nghiệm làm việc về kĩ năng giao tiếp và bán hàng, sự hiểu biết về tâm lý và nhu cầu khách hàng để trở thành một nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, mang đến nhiều giá trị cho khách hàng. Trong thời gian 2 tháng sẽ nắm rõ kiến thức chuyên môn và tự hoạt động độc lập. Mục tiêu trong 1 năm sẽ lên vị trí trưởng nhóm bộ phận và đạt được niềm tin trong đội ngũ lãnh đạo.

Xem thêm: Hướng Dẫn Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV Hay Nhất 2021

3. Cung cấp những con số cụ thể

Nếu được bạn nên nêu ra những con số mà bạn đạt được khi làm việc cho công ty cũ. Những con số cụ thể sẽ là điểm hấp dẫn đối với nhà tuyển dụng khi một ứng viên có thái độ tốt, có trách nhiệm cũng như có thể đưa công ty phát triển lên một tầng cao mới. Hãy trình bày chính xác, mạch lạc để nhà tuyển dụng có cái nhìn đặc biệt đối với cv của bạn.

4. Điểm nổi bật nhất mà bạn đạt được

Hãy thể hiện mình là một ứng viên chuyên nghiệp. Nêu lên 3- 4 điểm quan trọng nhất đấy chính là giới hạn vừa đủ cho bản mô tả quá trình làm việc của bản thân. Hãy miêu tả bằng những gạch đầu dòng ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin bạn nhé!

Cách viết kinh nghiệm làm việc trong cv là điều quan trọng mà bạn nên biết khi xu thế tìm việc qua mạng đang phát triển hiện nay. Tuy nhiên đừng nên chăm chăm liệt kê những việc bạn đã làm như một motif mà hãy dành ra một khoảng không gian thích hợp cho “kinh nghiệm làm việc” của bạn. Một bản mô tả mạch lạc, chính xác và đầy đủ sẽ là điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng đấy.

III. Hướng dẫn cách ghi kinh nghiệm làm việc trong CV

1. Kinh nghiệm làm việc có thể nêu nội dung gì?

Trước hết hãy nắm được các nội dung và yêu cầu trong bản cv về kinh nghiệm làm việc của mình nên trình bày những nội dung gì? Những thông tin bạn có thể trình bày trong phần này đó là:

+ Tên công ty đã làm việc trước đó

+ Thời gian làm việc

+ Chức vụ

+ Công việc đã từng làm từ những vị trí tương đương

Ngoài ra, bạn còn có thể trình bày rất nhiều những nội dung khác và tận dụng chúng để lấy đó là lợi thế cho bản cv của mình được bắt mắt hơn nữa nhé. Cùng với đó, hãy cân nhắc tất cả những nội dung bạn có thể đưa vào cv cùng với những nội dung trong phần kinh nghiệm sao cho hợp lý và khoa học nhất có thể.

2. Mô tả về kinh nghiệm làm việc trong CV luôn cần thiết

Những thông tin về công việc bạn đã làm trước đó thực sự rất cần thiết nếu bạn là người có dày dặn kinh nghiệm. Bạn muốn mình có thể tìm kiếm được các mức lương phù hợp khi mình có trong tay các kinh nghiệm làm việc lâu năm chẳng hạn, lúc này, bản mô tả công việc bạn đang làm là hoàn toàn cần thiết.

Bạn có thể nêu bật các công việc tình nguyện, những công ty hay các dự án, việc làm thêm và các kinh nghiệm của bạn trong nội dung này. Tuy vậy, tất cả những nội dung bạn nói và viết phải là các nội dung đúng với sự thật. Hãy nhớ rằng, khi trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV bạn mô tả quá trình làm việc, nếu bạn làm tốt, bạn có thể chạm tới tâm của nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng, an toàn, có cơ hội vượt qua hàng ngàn ứng viên ngoài kia để tìm được các công việc mà mình yêu thích.

3. Cách viết bản giới thiệu về kinh nghiệm làm việc cho ứng viên

Trước hết, muốn làm tốt bản cv khi xin việc bạn hãy tập trung cao độ khi viết cv xin việc với phần kinh nghiệm của bản thân sao cho hợp lý nhất nhé.

+ Hãy trình bày phần kinh nghiệm làm việc sao cho đúng thực tế: Nếu nhà tuyển dụng phát hiện bạn viết linh tinh hay có sự không trung thực trong công việc chắc chắn họ sẽ khá thất vọng đấy. Vì vậy hãy thành thật khi viết về công việc này nhé.

+ Rõ ràng và mạch lạc: Đây là một trong những yếu tố giúp ứng viên có thể chinh phục nhà tuyển dụng nhanh hơn. Bạn có biết rằng một bản cv rõ ràng và mạch lạc có thể gây dựng được những cái nhìn thiện cảm từ tất cả mọi người đọc cv của bạn không. Vì vậy, hãy trình bày phần này thật rõ ràng theo ý thích của mình để tạo nên những điều mới lạ cho cv xin việc thôi nào.

+ Các thông tin trình bày phải cụ thể: Phải chắc chắn rằng, sau khi đọc xong phần kinh nghiệm làm việc của bạn nhà tuyển dụng sẽ hiểu được những gì bạn viết. Hãy viết cụ thể trong vị trí công việc bạn đang làm trước đó, các công ty bạn đã từng là trong khoảng thời gian bao lâu, bạn đã từng làm tại những vị trí nào trước đó,...Nhà tuyển dụng phải hiểu chính xác công việc và thành tựu bạn đã đạt được vào khoảng thời gian trước đó thì bạn mới có cơ hội vượt qua hàng ngàn bản cv ngoài kia để đạt đến đích của công việc.

Kinh nghiệm làm việc trong cv luôn đi cùng với việc trình bày nội dung trong bản mô tả. Nó quyết định bạn thành công hay thất bại với vị trí công việc mong muốn. Tuy nhiên, hãy biết cách trình bày sao cho ngắn gọn nhưng cũng xúc tích và đầy đủ nội dung. Một cv chỉ thấy phần kinh nghiệm làm việc dài dòng mà không thấy những thông tin khác thì có thể cv sẽ trở nên khá nhạt nhẽo đấy. Cách viết cv cho người có kinh nghiệm và người chưa có kinh nghiệm không giống nhau. Bạn cần phải để ý để bản CV của mình luôn hoàn hảo nhất.

Xem thêm: Mẹo giới thiệu bản thân khi phỏng vấn ấn tượng nhất mà bạn cần biết

4. Cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm

Nếu bạn cảm thấy tự ti hay lo lắng về kinh nghiệm làm việc khi mình chưa làm bất kỳ một công việc nào trước đó hay bạn là sinh viên mới tốt nghiệp muốn tạo cv cho người mới ra trường hãy tham khảo vài mẹo như sau để tự tin trong phần nộp đơn xin việc hay cv cho nhà tuyển dụng với những cách ghi kinh nghiệm thú vị như sau.

Chủ đề viết về kinh nghiệm làm việc trong cv nếu bạn không biết cách ghi cũng rất khó đấy. Tùy thuộc vào từng ngành các bạn học và công việc bạn dự định muốn làm bạn có thể viết theo nhiều cách khác nhau. Khi viết về phần này, thay vì những kinh nghiệm làm việc dài như những người khác, bạn có thể ghi các tiêu chí về kỹ năng trong CV và kiến thức tại trường. Những kỹ năng mềm mà mình có được như: kỹ năng về giao tiếp, kỹ năng về xử lý tình huống hay những kỹ năng liên quan đến vị trí công việc đang ứng tuyển. Đó có thể là một trong , kinh nghiệm làm thêm,…Bạn cũng có thể tận dụng những ưu điểm đó để có thể nhận được các công việc làm phù hợp nhất với mình hàng ngày.

Trên thực tế, nếu bạn trình bày những thông tin về kinh nghiệm của mình trong 1 trang A4, bạn vẫn có thể trình bày các theo đúng với yêu cầu của mình. Hơn thế một cv xin việc dài chưa chắc đã thu hút được nhà tuyển dụng khi xin việc đâu đấy.

Để bản CV minh bạch nhất khi viết về những kinh nghiệm làm việc của bản thân hiện nay, bạn có thể tưởng tượng và thiết lập cv khi đi xin việc của mình một cách nhanh chóng nhất với những nội dung đầy đủ. Tuy nhiên nếu bạn chưa có nhiều công việc trong khi viết kinh nghiệm bạn có thể gặp khá nhiều khó khăn đấy nhé.

5. Cách viết cv cho người chưa có kinh nghiệm

Cùng với đó, để nổi bật hơn bạn có thể tận dụng những kinh nghiệm thực tế từ trên giảng đường đại học hay trong những hoạt động tình nguyện vào phần kinh nghiệm này. Hãy biết cách làm nổi bật bằng cách ghi các hoạt động mình đã tham gia trong lĩnh vực nhất định. Bạn sẽ có cơ hội làm nổi bật mình với đám đông ngoài kia bằng những kinh nghiệm từ các hoạt động thực tế. Cùng với đó, có rất nhiều nhà tuyển dụng ngoài kia không chỉ chú tâm vào phần kinh nghiệm làm việc trong cv của bạn mà họ có thể nhìn nhận từ những khả năng bạn tham gia các hoạt động xã hội đấy nhé.

Vì vậy, nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí công việc nào, hãy tự tin và cố gắng nộp cv, biết đâu cơ hội sẽ đến với bạn thì sao.

IV. Những điều cần có khi viết kinh nghiệm làm việc

Khi viết phần kinh nghiệm bạn có thể chú ý đến những công việc mình đã làm trước đó. Trình tự công việc phải được nêu rõ theo thứ tự thời gian. Tốt nhất bạn nên nêu theo thứ tự từ trước đến nay, với những công việc từ xa đến gần. Nhấn mạnh vào những ưu điểm mà mục tiêu bạn đã đạt được tại những vị trí trước đó.

Nếu bạn là một trong những sinh viên mới ra trường chưa hề có kinh nghiệm, bạn có thể ghi những kinh nghiệm liên quan đến làm thêm, các công việc này có thể giúp bạn lấy thêm các ưu điểm khi người khác nhìn vào cv của bạn đấy. Cách viết cv cho sinh viên mới ra trường không quá khó vì thế hãy chú ý để không mất điểm trong phần này nhé.

Cùng với đó, những kinh nghiệm làm việc bạn cũng cần trình bày sao cho bố cục thật khoa học. Có thể ghi các thông tin về tên công ty, các chức vụ đảm nhiệm, cùng những vị trí bạn có thể làm trước đó, in đậm phần tiêu đề để nổi bật tất cả những thông tin mà nhà tuyển dụng muốn tìm ở bạn trong vị trí công việc thích hợp nhất.

Xem thêm: Cách viết ưu nhược điểm của bản thân trong CV xin việc hiệu quả nhất

V. Cách trình bày phần kinh nghiệm trong CV như thế nào hợp lý?

1. Độ dài phần kinh nghiệm làm việc

Cũng như cách trình bày trong phần CV, bạn có thể trình bày phần kinh nghiệm làm việc của mình trong khoảng 150 ký tự. Tất nhiên không phải lúc nào phần nội dung cũng phải dài, bạn có thể bố trí chúng hợp lý sao cho ngắn gọn nhất với tiêu đề của phần kinh nghiệm làm việc.

Những thông tin và nội dung ngắn gọn không những không làm nhà tuyển dụng cảm thấy nhàm chán mà còn có thể giúp bạn vượt qua cuộc phỏng vấn cam go và cạnh tranh ngoài kia. Vì thế, hãy viết thật ngắn gọn và đầy đủ trong bố cục về kinh nghiệm làm việc trong cv trước khi cv của bạn được gửi đến tay nhà tuyển dụng nhé.

2. Phông chữ trình bày

Một bản CV tốt cũng được nổi bật hơn với phần kinh nghiệm của bản thân. Cùng với đó, phần phông chữ, cỡ chữ trong CV là một trong những yêu cầu bắt buộc khi bạn viết phần kinh nghiệm làm việc nói riêng và toàn bộ nội dung trong phần cv nói riêng. Bạn nên tuân thủ cách trình bày với những phông chữ đơn giản và đem đến sự dễ nhìn cho người đọc. Bạn có thể sử dụng phông chữ tiêu biểu như: Times new roman, arial,... và nhiều phông chữ khác cho cv của mình được đẹp mắt và hấp dẫn nhất.

3. Luôn để cv được phẳng phiu sạch đẹp

Nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng với bạn khi cầm trên tay bản cv đẹp đẽ và gọn gàng. Bạn có biết cv hầu hết ứng viên không mấy quan tâm đến bản cứng cv khi nộp cho nhà tuyển dụng, chính vì thế họ rất dễ dàng bị loại bỏ. Bạn nên chăm chút và lưu giữ cv cần thận khi viết, trình bày xong nội dung, chọn mẫu bìa CV đẹp và đặc biệt là sau khi viết xong phần kinh nghiệm làm việc.

4. Kiểm soát về chính tả

Phần kinh nghiệm làm việc thông thường chúng ta sẽ tự nghĩ và ít khi sao chép thông tin. Vì thế, lỗi về chính tả hầu hết không được kiểm soát. Sau khi viết xong bạn có thể xem lại một lượt những thông tin yêu cầu, xem lại nội dung, xem lại chính tả xem mình có sai ở đâu không. Hãy xem lại để không mắc sai lầm và điểm trừ CV không đáng có nhé.

VI. Kết luận

Qua những vấn đề bàn luận về kinh nghiệm làm việc là gì trong nội dung bài viết trên, giờ đây bạn còn e ngại với yêu cầu kinh nghiệm làm việc 1 năm, 2 năm,… ở vị trí tương đương nữa không? Đừng đánh mất cơ hội việc làm của mình với quan điểm muốn có công việc tốt, nhất định phải có kinh nghiệm làm việc. Rất nhiều thông tin tuyển dụng không yêu cầu Kinh nghiệm làm việc trên 123Job đang chờ các bạn “apply” hồ sơ xin việc, hãy tận dụng nó để phát huy tài năng của bản thân nhé!