Trong các buổi phỏng vấn, các câu hỏi xử lý tình huống luôn là điều thử thách với các ứng viên. Bởi lẽ thông qua các câu trả lời, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được nhiều điều. Vậy các câu hỏi thường được nhà tuyển dụng hỏi để đánh giá ứng viên là gì?

Đối với nhà tuyển dụng, việc đặt ra các câu hỏi hợp lý vừa thể hiện được trình độ của người hỏi, lại vừa giúp họ có thể đánh giá được ứng viên dễ dàng hơn thông qua câu trả lời của họ. Chính vì vậy, việc đặt các câu hỏi phỏng vấn vềxử lý tính huống thường được ưu tiên vì đây được coi là những câu hỏi đòi tính tư duy và khả năng nhanh nhạy của ứng viên cũng như bộc lộ các kỹ năng giao tiếp khéo léo. 

I. Câu hỏi phỏng vấn có tác dụng gì?

Các câu hỏi phỏng vấnvề xử lý tình huống đòi hỏi cao về tính nhạy bén và khả năng hiểu vấn đề của ứng viên. Câu hỏi ứng xử tình huống thường được nhà tuyển dụng giả định xung quanh các vấn đề của cuộc sống, công việc. Ứng viên sẽ dựa vào kinh nghiệm và các kỹ năng mềm để trả lời. Thông qua cách trả lời các câu hỏi xử lý tình huống, nhà tuyển dụng sẽ có những đánh giá như:

  • Về kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống: khả năng xử lý các vấn đề giao tiếp giữa các mối quan hệ của ứng viên.
  • Về khả năng ra quyết định: bộc lộ được suy nghĩ và các quan điểm của ứng viên 
  • Về khả năng giải quyết vấn đề như thứ tự ưu tiên giải quyết các công việc và tính thực thi. 

Các câu trả lời thông minh, chân thật và tinh tế sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Bên cạnh đó tính khả thi cũng là một yếu tố quan trọng không kém. 

câu hỏi phỏng vấn xử lý tình huống

Tác dụng của câu hỏi phỏng vấn xử lý tình huống 

II. Làm thế nào để đánh giá chính xác nhất câu trả lời của ứng viên?

Thực ra không hề có một thang tiêu chuẩn chung nào trong việc đánh giá câu trả lời của ứng viên khi họ thực hiện trả lời các câu hỏi xử lý tình huống. Cách đánh giá thường thông qua cảm nhận và kinh nghiệm của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, 123job.vn đưa ra một vài lời khuyên hữu ích để có thể đánh giá và lựa chọn được các ứng viên phù hợp nhất với vị trí: 

  • Các kỹ năng xử lý tình huống sẽ xoay quanh và liên quan tới vị trí công việc tuyển dụng. Do đó, việc đầu tiên nhà tuyển dụng cần làm là liệt kê chi tiết các kỹ năng cần thiết cho công việc. Ví dụ với vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng thì một số kỹ năng cần thiết là khả năng phản ứng trước các câu hỏi không biết thông tin để trả lời; thái độ của bạn khi gặp phải khách hàng nóng tính và cáu gắt.
  • Khi đã xác định được các kỹ năng cần thiết, bạn sẽ liệt kê các câu hỏi liên quan để có thể giúp ứng viên bộc lộ được khả năng xử lý tình huống của họ. 
  • Cuối cùng là hãy chắt lọc và lựa chọn từ 1 - 2 câu mà bạn tâm đắc nhất để thực hiện phỏng vấn ứng viên. Đó là những câu hỏi bạn cho là câu hỏi thông minh và có thể bộc lộ được khả năng xử lý tình huống của ứng viên. 

III. Những câu trả lời cần “gắn cờ đỏ”

Có nhiều trường hợp có thể được gọi là “dở khóc dở cười” trong các buổi phỏng vấn. Đó là lúc ứng viên và nhà tuyển dụng không ăn nhập với nhau. Dưới đây là một số câu trả lời mà chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ “gắn cờ đỏ”:

  • Khi câu hỏi và câu trả lời không ăn nhập với nhau: Điều này có thể hiểu là câu hỏi xử lý tình huống đang không được giải quyết đúng trọng tâm, đôi khi thậm chí còn đi lệch hẳn những gì ứng viên hỏi. Điều này chứng tỏ khả năng giải quyết tình huống hoặc tâm lý của ứng viên đang gặp vấn đề. Mà phần lớn nguyên nhân xuất phát từ việc họ không tập trung trong buổi phỏng vấn. 
  • Trả lời hời hợt: đó là thái độ của mấy người không mấy quan tâm tới tâm huyết của các nhà tuyển dụng. Với các câu hỏi xử lý tình huống thường lắt léo và nhiều trường hợp, họ lại tỏ thái độ không mấy quan tâm và chỉ trả lời theo một hướng. Điều đó làm mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
  • Không đưa ra câu trả lời, thậm chí im lặng: Có thể vì một vài lý do tâm lý nào đó mà ứng viên cảm thấy mất bình tĩnh, tự ti nên không tập trung vào câu hỏi. Lời khuyên dành cho các trường hợp này là nên hỏi lại nhà tuyển dụng hoặc gợi ý họ diễn đạt chi tiết hơn. Việc bạn im lặng là hành động tệ nhất và mất điểm nhất. 

Các cách trả lời xử lý tình huống tệ

Những cách trả lời phỏng vấn xử lý tình huống gây mất điểm cho ứng viên

IV. 5 câu hỏi đánh giá khả năng xử lí tình huống của ứng viên

Câu hỏi xử lý tình huống sẽ xoay quanh các tình huống thực tế trong cuộc sống, chúng thường liên quan tới vị trí công việc, trong mối quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp, sếp và đối tác. Dưới đây là 5 câu hỏi xử lý tình huống phổ biến nhất mà nhà tuyển dụng thường hỏi ứng viên: 

1. Bạn sẽ xử lý thế nào khi một khách hàng đang giận dữ ?

Đối với câu hỏi này, bạn phải khẳng định việc khách hàng giận dữ không phải là điều hiếm gặp trong thực tế. Bởi lẽ cuộc sống hàng ngày xảy ra rất nhiều thứ và nhiều mối quan hệ khiến chúng ta dễ nổi giận và tỏ ra cáu kỉnh với mọi người xung quanh. Khi gặp tình huống này, điều đầu tiên là bạn cần bình tĩnh và thể hiện sự chân thành lắng nghe vấn đề của khách. Hãy để họ nói lên vấn đề của họ, nếu có chỗ nào không hiểu bạn có thể khéo léo gợi ý họ nói rõ ràng và chi tiết hơn. Sau đó hãy xin lỗi khách hàng vì đã khiến họ cảm thấy không hài lòng. Tiếp đến nếu trong trường hợp bạn có thể giải quyết luôn được thì nhanh chóng thực hiện để đỡ mất thời gian của cả hai. Còn không thì bạn cần đưa ra lời cam kết và liên hệ với bộ phận liên quan để giải quyết vấn đề. Sau cùng là cảm ơn các góp ý của khách hàng. Hãy trả lời nhà tuyển dụng theo những gợi ý trên đây. 

2. Bỗng đến phút chót sếp thay đổi dự án, bạn sẽ làm gì?

Thực sự đây là một câu hỏi xử lý tình huống khó. Bạn cần cố gắng bình tĩnh, phân tích và trả lời đầy đủ các tình huống có thể xảy ra. Phần lớn với các câu hỏi khó kiểu như này, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng đánh giá ứng viên ở nhiều khía cạnh như khả năng nhìn nhận vấn đề, khả năng thấu hiểu, kỹ năng tổ chức, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giải quyết vấn đề tốt. 

3. Hãy bán món hàng bạn có cho tôi đi?

Đây là một câu hỏi xử lý tình huống mang tính thuyết phục cao. Việc của bạn là cần giới thiệu về món hàng mình có cũng như thuyết phục khách hàng mua. Để làm được điều này, bạn cần chỉ ra các tác dụng, điểm khác biệt, giá trị cũng như mức độ cần thiết. Ngoài ra hãy cố gắng tìm kiếm nhu cầu của nhà tuyển dụng thông qua các biểu hiện về ngoại hình bên ngoài. Chẳng hạn, thông qua kỹ năng quan sát bạn nhận thấy nhà phỏng vấn đang mặc một chiếc áo sơ mi rất đẹp cùng với chân váy chữ A dài. Trong khi bạn đang có một chiếc nơ cài áo rất hợp với bộ đồ này và bạn cảm thấy nó thực sự sinh ra để giành cho nhau vậy. Lúc đó, hãy đưa ra các lý do để khiến nhà tuyển dụng “gục ngã”. 

4. Tôi không đồng ý với ý kiến của bạn, bạn sẽ thuyết phục tôi như thế nào?

Đây là một câu hỏi xử lý tình huống khó. Việc của bạn là hãy dung hòa các mối quan hệ và khéo léo để làm sao vừa có thể giữ được lập trường mà lại không làm phật lòng người khác. Tuy nhiên hãy thể hiện làm sao để bạn không phải là người “ba phải” dễ dàng nghe theo mọi người. Bên cạnh đó để thuyết phục mọi người bạn cần chỉ ra điểm lợi, mặt tích cực trong quan điểm và cách làm của mình. Ngoài ra hãy dung nạp cả những đóng góp của mọi người xung quanh. 

5. Chuyện khó khăn gì nhất trong cuộc sống mà bạn đã trải qua?

Đây là một câu hỏi xử lý tình huống nhằm đánh giá khả năng quản trị cảm xúc của ứng viên. Qua đó, bạn nên lựa chọn các sự kiện mà bạn thấy ấn tượng, hoặc sự kiện khiến bạn trưởng thành hơn. Hãy chỉ ra cả cách mà bạn đã vượt qua điều này. Đó thực sự là điều mà nhà tuyển dụng muốn biết. Thông qua đó họ sẽ hiểu hơn về con người, tố chất, cách nhìn nhận vấn đề của bạn. Tuy nhiên, bạn không nên nói dối hoặc nói quá lên, cảm giác không thật sẽ bộc lộ qua thái độ của bạn. 

V. Kết luận

Các câu hỏi xử lý tình huống là phần giúp bộc lộ nhiều kỹ năng và khả năng của ứng viên. Do đó, hãy thật bình tĩnh và tự tin trả lời các câu hỏi này nhé. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về kỹ năng trả lời phỏng vấn và tuyển dụng trên website của 123job.vn nhé. Hy vọng bài viết này đã đem tới nhiều kiến thức hữu ích. Chúc bạn thành công.

Xem thêm

Ngàn lẻ câu hỏi về kĩ năng phỏng vấn