Trong CV bên cạnh thông tin cá nhân, điểm mạnh thì điểm yếu cũng được nêu ra. Bài viết sau sẽ mách bạn cách trình bày những điểm bản thân cần khắc phục trong CV một cách khéo léo nhất.

Ngày nay, muốn ứng uyển tìm việc bạn cần phải đầu tư một bản CV không chỉ chuẩn mà còn phải ấn tượng. Một CV quá bình thường sẽ rất khó để có thể cạnh tranh với những ứng viên khác. Trong CV bên cạnh thông tin cá nhân, điểm mạnh thì điểm yếu cũng được nêu ra. Trình bày điểm mạnh thì không khó nhưng để nói lên điểm yếu của mình thì phải có những lưu ý. Bài viết sau sẽ mách bạn cách trình bày những điểm bản thân cần khắc phục trong CV.

I. Nội dung trong phần những điểm bản thân cần khắc phục

CV là một bản tóm tắt các thông tin của ứng viên để nhà tuyển dụng có thể nắm bắt. Trong một CV sẽ có rất nhiều nội dung khác nhau. Đó có thể là thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc… Và trong đó có điểm mạnh, điểm yếu. Thông thường phần này sẽ đứng sau các phần chính và nằm ở vị trí gần cuối trong CV. Điểm mạnh sẽ được trình bày trước sau đó để phần điểm yếu.

Viết điểm mạnh sẽ rất dễ nhưng điểm yếu lại khá khó khăn. Vì sẽ chẳng ai muốn phanh phui những điểm yếu của mình nhất là khi đi xin việc. Để viết ra những điểm bản thân cần khắc phục trước tiên bạn cần hiểu rõ chính mình. Từ thực tiễn cuộc sống cũng như lời nhận xét của mọi người bạn sẽ có thể tìm ra điểm yếu của chính mình.

Một mẫu CV hoàn chỉnh với điểm mjnah và điểm cần khắc phục

Một mẫu CV hoàn chỉnh với điểm mạnh và điểm yếu cần khắc phục

Điểm yếu có thể xét trên nhiều khía cạnh như:

-    Tính cách: Thông thường chúng ta sẽ không tự nhận ra được điểm không tốt trong tính cách của mình. Và đôi khi phải trong mộ môi trường nào đó thì điểm xấu đó mới bộc lộ. Bạn có thể tìm hiểu điều này từ người thân và bạn bè của mình. Cần chú ý nêu điểm yếu về tính cách phải dựa trên công việc mà bạn ứng tuyển. Ví dụ như, “quá thẳng thắng, cọc tính” không nên nêu lên với công việc sale, nhưng nếu là công việc kỹ sư thì lại có thể. Thậm chí, bạn còn có thể biến điểm yếu về tính cách thành điểm mạnh. Chẳng hạn như “tính ham công tiết việc”, “kỹ tính”…

-    Chuyên môn nghề nghiệp: Trong công việc bạn sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Tùy theo công việc ứng tuyển bạn sẽ nêu lên những điểm yếu trong việc ấy. Nhưng không cần phải trung thực đến mức nêu tất tần tật. Hãy chọn lọc những điểm yếu mà theo bạn là vẫn có thể chấp nhận được. 

-    Các kỹ năng liên quan: Trong công việc thường có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, ngoại ngữ… Nếu có điểm yếu nào đó bạn có thể trình bày ra.

Bạn cần khéo léo biến điểm yếu thành điểm mạnh

Bạn cần khéo léo biến điểm yếu thành điểm mạnh

II. Lưu ý về hình thức trình bày

Cũng giống như mọi phần khác, phần những điểm bản thân cần khắc phục trong CV cũng cần phải lưu ý về hình thức trình bày. Về cơ bản, cần chú ý:

1. Ngắn gọn, rõ ràng

Dù là bất cứ phần nào trong CV cũng cần phải ngắn gọn. Và điểm yếu cũng không ngoại lệ. Bạn cần tập trung vào ý mình muốn trình bày, lựa chọn cách viết ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Tốt nhất là liệt kê từng ý. Bản không cần phải mô tả hay giải thích về điểm yếu của mình, chỉ cần nêu ra là được.

2. Chính tả luôn phải đúng

Đã là điểm yếu, điểm không tốt nếu lại mắc thêm lỗi chính tả nữa thì đúng là thêm dầu vào lửa. Trong khi viết cũng như sau khi viết sau bạn cần đọc kỹ lại nội dung. Phải đảm bảo không sót bất cứ một lỗi chính tả cũng như lỗi đánh máy nào.

Bạn có thể tham khảo bạn bè hay người thân để viết phần này

Bạn có thể tham khảo bạn bè hay người thân để viết phần này

Điểm yếu trong CV như là một cách để bạn cho thấy sự trung thực của bản thân. Phần nào đó sẽ gây chú ý cho nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn cần thật khéo léo khi trình bày để nó không bị phản tác dụng. Khi đã nêu lên điểm yếu thì hãy cố gắn tìm cách trình bày, giải thích thêm nếu được hỏi khi đi phỏng vấn trực tiếp.

III. Kết luận

Trên đây là những thông tin liên quan đến cách viết CV xin việc, trình bày điểm mạnh điểm yếu trong CV. Chúng tôi hi vọng rằng với bài viết này bạn đã biết cách trình bày CV sao cho ấn tượng, đồng thời hãy cố gắng khắc phục những điểm yếu của bản thân để hoàn thiện hơn, tìm được những công việc tốt hơn trong tương lai nhé!