Copywriter đang trở thành xu hướng trong những năm gần đây. Copywriter là gì và công việc này cần có những kĩ năng quan trọng nào là điều đang được các bạn theo dõi và quan tâm nhiều nhất.

Những người bán hàng luôn chú ý tới hình thức quảng cáo cho sản phẩm của mình trong hoạt động kinh doanh từ rất lâu đời. Chính sự chú trọng ấy là môi trường thuận lợi tạo nên một Copywriter. Copywriter “ẩn dật” cho đến những năm gần đây mới có một tên gọi chính xác. Ngay lập tức, ngành này đã chiếm được sự “sủng ái” trong nguồn nhân lực lao động, đặc biệt là các bạn trẻ. Nếu bạn có ước mơ trở thành một Copywriter chuyên nghiệp thì hãy theo dòng chảy của bài viết để đào sâu kiến thức và những kĩ năng quan trọng của công việc nhé!

I. Copywriter là gì?

Copywriter là gì? Kỹ năng quan trọng của nghề Copywriter.

Copywriter là nghề gì? Copywriter là làm gì?

Copywriter đều là những người biết sử dụng khả năng của mình để “chơi đùa” với con chữ. Không giống với các tác giả viết tiểu thuyết hay báo chí, Copywriter thường viết theo kế hoạch client. Họ đề cao sự sáng tạo nhưng tuyệt đối không có bất cứ giá trị nghệ thuật nào. Sản phẩm chính được hình thành bằng “cách chơi ngôn” của họ để phác thảo lên những ý tưởng lớn và triển khai nó thành sản phẩm cụ thể.

Thực chất, Copywriter làm công việc liên quan đến sáng tạo nội dung mang thông điệp của khách hàng đến gần hơn với mọi người nhằm gây ấn tượng, tạo niềm tin, xây dựng mối quan hệ thân thiết từ đối tượng muốn hướng đến.

Mặc dù, từ ngữ là sản phẩm cuối cùng nhưng toàn bộ thời gian của Copywriter không dành cho việc viết lách. Họ mất rất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, biên tập, chỉnh sửa bản thảo; quản lý và lên kế hoạch các dự án...

Là một chuyên viên sáng tạo, Copywriter có thể tự làm việc độc lập, không cần “đầu quân” cho một công ty nào, cá kiếm từ những hợp đồng độc lâp. Nếu không thích tự làm việc cho chính mình, Copywriter có thể trở thành một nhân viên trong một nhóm, tổ chức, công ty nào đó liên quan đến quảng cáo, PR; hay trở cá thể của phòng Marketingcho doanh nghiệp, đài phát thành, truyền hình, báo, tạp chí.

II. Kỹ năng quan trọng của nghề Copywriter là gì?

1. Đam mê thông tin

Muốn trở thành một Copywriter, bạn phải hiểu hoàn toàn được sản phẩm, dịch vụ hay đối tượng mà mình viết. Để mô tả và nhận diện chúng, bạn cần có một quá trình không ngừng tìm hiểu xu hướng thị trường, trau dồi kiến thức Copywriting.

Copywriter phải nhớ rằng sáng tạo nội dung mang thông điệp của khách hàng. Thấu hiểu khách hàng có nhu cầu, mong muốn hay sở thích gì là cách bạn khơi gợi niềm tin yêu và xây dựng mối quan hệ vững chắc từ khách hàng.

Trong thời đại hiện nay, khi quá nhiều công ty, tổ chức cùng kinh doanh về một đối tượng sẽ tạo ra một thị trường có tính cạnh tranh khốc liệt. Bạn hãy cho khách hàng thấy rõ điểm mạnh, ưu đãi mà bạn đang sở hữu và dùng ngôn từ đánh trúng vào những yếu điểm của đối thủ. Một phép so sánh hơn kém trong tình huống nào sẽ là chìa khóa giúp bạn chinh phục thành công.

Một Copywriter khó tránh khỏi tình trạng chán ngấy đến tận cổ với việc tìm tòi trong đống tài liệu dày đặc những con chữ. Khi bạn đã “dấn thân” vào con đường này, bạn phải biết cách biến những thử thách trở thành trở thành tình yêu nhỏ để đam mê thông tin trở thành một thói quen hàng ngày.

2. Khả năng viết tốt

Kĩ năng này như là vũ khí bí mật tối thượng của một Copywriter vậy. Sản phẩm chính của Copywriter chính là nội dung quảng cáo hay bài viết. Việc bạn không có khả năng dùng ngôn từ điêu luyện thì bạn sẽ không bao giờ có chỗ đứng trong ngành này.

Việc thành thạo những kĩ năng cơ bản nhất như thành phần, từ ngữ, dấu câu, ngữ pháp... luôn là yếu tố tất nhiên sẵn có của một Copywriter. Khả năng “lắp ráp” ngôn từ có thể được trau dồi qua cách viết hàng ngày và đọc tài liệu thường xuyên. Phong cách viết đa dạng, phong phú đó là điều giúp bạn có cơ hội tiếp xúc với nhiều hình thức quảng cáo và thị trường khác nhau.

3. Óc sáng tạo 

Sáng tạo có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Hiểu một cách đơn giản là phá bỏ những giới hạn cũ để tìm ra những thứ mới mẻ, táo bạo, khác biệt mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có và vẫn giữ được tính hữu dụng.

Sáng tạo tuy có rất nhiều cách hiểu nhưng lại dễ nhận ra. Khi đọc một bài viết, ngay lập tức bạn sẽ nhận ra nó. Thành thực mà nói, óc sáng tạo không phải yếu tố luôn cần có trong mỗi sản phẩm của Copywriter. Một Copywriter có thể đan cài một vài chi tiết sáng tạo hay không còn tùy thuộc vào sản phẩm ấy viết với mục đích gì.

Dẫu nói như vậy nhưng không một người nào có đủ kiên nhẫn theo dõi bài viết toàn chữ với những kiến thức khô khan của bạn. Người đọc khi tiếp nhận hàng loạt những bài viết có lượng thông tin giống nhau, họ chắc chắn sẽ chọn nội dung nào có cách viết sách tạo hơn. Sáng tạo là cách kích thích người đọc cảm thấy hào hứng đối với đối tượng mình hướng tới. Là một Copywriter chuyên nghiệp, bạn đừng khiến bản thân trở thành thứ gia vị nhạt nhòa, chìm nghỉm trong “nồi lẩu thập cẩm”.

Sáng tạo không chỉ đem đến sự thu hút của người đọc mà còn là cách Copywriter khẳng định dấu ấn của bản thân mình. Việc khẳng định tên tuổi, biến mình trở nên nổi bật là một điều cần thiết.

Một Copywriter có khả năng sáng tạo sẽ luôn biết tìm một hướng đi khác biệt dù gặp vấn đề cũ. Sự khác biệt ấy được thể hiện rõ qua cách “chơi ngôn”. Khó có thể thừa nhận rằng những người có óc sáng tạo thường có phong cách làm việc chuyên nghiệp và nhanh đạt tới đích đến hơn.

Copywriter là gì? Kỹ năng quan trọng của nghề Copywriter.

Các kỹ năng cần thiết của copywriter

4. Hiểu biết nghệ thuật bán hàng

Viết nội dung quảng cáo cũng là bán hàng. Khi bạn làm bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng coi là một dạng của hình thức mua – bán. Không phải bạn tạo ra hàng hóa mới là bán hàng. Nếu bạn làm công cho một công ty hay tổ chức nào ấy cũng gọi là bán hàng. Món hàng bạn bán ở đây chính là sức lao động của chính bạn. Đối với Copywriter, họ sử dụng khả năng viết lách để bán những con chữ.

Muốn bán được giá cao hay bán liên tục, bạn cần có hội tụ đủ kiến thức, kĩ năng và thái độ. Khi bạn hiểu rõ về những yếu tố này, bạn sẽ hiểu biết thế nào là nghệ thuật bán hàng. Bởi lẽ, không có một tiêu chuẩn bán hàng nào đúng với mọi khách hàng, mọi tình huống trong thực tế, sự vận dụng linh hoạt ba yếu tố trên khiến bạn càn quét mạnh mẽ mọi chiến tuyến.

5. Bán hàng là câu chuyện đồng cảm

Từ lúc khách hàng gặp gỡ Copywriter cho đến khi kết thúc là một câu chuyện về sự đồng cảm. Bạn đã bao giờ tự hỏi: Tại sao lại có cách ví von như vậy hay chưa?

Câu chuyện về sự đồng cảm này bắt nguồn từ việc đặt bản thân vào vị trí đối phương; thấu hiểu rõ nhu cầu, sở thích và mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ. Lúc này, một Copywriter chẳng khác nào một người bạn lắng nghe hết tâm tư và giải quyết mọi vấn đề của khách hàng. Chẳng những thế, Copywriter còn là cầu nối gắn kết khách hàng tiến gần hơn với sản phẩm/dịch vụ. Từ đó, họ thuyết phục được khách hàng dùng thử hay lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của mình.

Niềm yêu thích, tin tưởng khi hài lòng về sản phẩm/dịch vụ là một cái kết tốt đẹp cho câu chuyện bán hàng.

6. Sử dụng thành thạo máy tính

Trong thời đại công nghiệp hóa như ngày nay, việc sử dụng thành thạo máy tính là một kĩ năng thiết yếu cho Copywriter. Mọi phác thỏa ý tưởng, trao đổi công việc hay việc hoàn thành sản phẩm cũng đều liên quan đến máy tính.

Một Copywriter tối thiểu cũng phải biết soạn thảo văn bản (Microsoft Word), cách check mail, tìm kiếm thông tin hiệu quả trên internet, liên hệ và xây dựng quảng cáo trên các trang mạng xã hội. Bên cạnh đó, Copywriter cũng cần biết sử dụng những công cụ sau:

  • Các chương trình ngắt và bố trí trang như Quark XPress và Adobe InDesign.
  • Các chương trình làm thuyết trình như Microsoft PowerPoint, Adobe Persuasion, Prezi và Corel Presentations.
  • Các hồ sơ điện tử để lưu trữ, tổ chức và trình duyệt các sản phẩm mẫu của bạn.
  • Các công cụ thiết kế và biên tập web để chuyển đổi văn bản sang định dạng HTML, XML, JavaScript.
  • Các chương trình chia sẻ tài liệu như Adobe Acrobat, Adobe PDF.
  • Các phần mềm, kỹ thuật hỗ trợ Tối đa hóa công cụ tìm kiếm (SEO).

Vì tần suất làm việc trên máy tính thường xuyên nên một Copywriter cần có khả năng đánh máy nhanh để rút ngắn thời gian hoàn thành dự án.

III. Lầm tưởng về nghề Copywriter

Copywriter là gì? Kỹ năng quan trọng của nghề Copywriter.

Lầm tưởng về nghề Copywriter

1. Những người viết báo, viết văn giỏi sẽ là CopyWriter giỏi?

Đây là một nhận định hoàn toàn sai lầm. Thừa nhận rằng những người viết báo, viết văn giỏi sẽ có khả năng viết và “chắp ghép” từ tốt hơn.  Như đã nói ở phần trên, nhà báo và nhà văn có mục đích viết hoàn toàn khác so với Copywriter. Với mục đích viết để tạo ra giá trị nghệ thuật nên các nhà văn thường thả hồn theo mạch cảm xúc văn chương hay như nhà báo thường đặt quan điểm cái “tôi” cá nhân vào bài viết khi theo đuổi sự thật, tất cả điều đó đã hình thành một trở ngại vô hình khi họ lấn sân sang ngành Copywriter.

Copywriter là một nghề mang đặc thù hoàn toàn riêng biệt so với nhà văn, nhà báo. Tuy họ cũng sử dụng phần nhiều cho việc viết lách hay học cách “chơi ngôn” để tạo ra sản phẩm nhưng mục đích của họ là gây ấn tượng, tạo niềm tin, xây dựng mối quan hệ thân thiết từ khách hàng. Copywriter biết cách gắn kết sản phẩm/dịch vụ đến gần hơn khách hàng bằng phong cách viết đa dạng và phong phú. Bị hạn hẹp trong lối viết, cảm xúc lại là một yếu điểm khiến người viết báo, viết văn bị lép vế.

2. Cứ viết nhiều là sẽ viết hay?

Điều này đúng nhưng chưa đủ. Khả năng viết luôn được đề cao ở mỗi Copywriter. Không ít Copywriter vẫn phải luyện tập cách dùng từ, nối câu chữ hay diễn đạt mạch lạc hơn để có một sản phẩm trọn vẹn, thu hút khán giả một cách tốt nhất. Nhưng nếu bạn chỉ ở một chỗ luyện tập viết lách sẽ vô tình khiến bài của bạn trở nên đầy rẫy thông tin khô khan, sáo rỗng và thiếu đi sự trải đời. Khi đi nhiều nơi, bỗng chốc đầu óc sẽ trở nên linh hoạt, nhạy bén hơn; cách nhìn nhận vấn đề trở nên đa dạng và mở rộng hơn; nắm bắt kiến thức xã hội nhanh hơn; thấu hiểu rõ khách hàng và đặc biệt là biết cách khám phá những điều mới lạ. Tất cả những điều đó mới tạo nên một Copywriter chuyên nghiệp.

3. Copywriter là phải có bằng cấp?

Bằng cấp hành nghề Copywriter bạn đã từng nghe ở đâu vậy? Tính đến hiện nay chưa từng có một trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Copywriter, cũng chưa có một tổ chức nào cung cấp cho bạn bằng cấp cả. Mặc dù không có nơi nào cấp bằng cho ngành nghề này nhưng có một số ngành nghề có liên quan cũng luôn được các tổ chức, công ty cân nhắc trước. Dẫu vậy cũng không thể nào đánh giá khả năng của bạn kém hơn những người đó. Vì nhu cầu công việc Copywriter ngày càng cao và có rất nhiều bạn muốn đổi nghề nên đã có một số trung tâm, lớp học giảng dạy từ cơ bản đến chuyên nghiệp. Nếu như các bạn vẫn còn là “tay mơ” trong lĩnh vực này và chưa chắc chắn về khả năng mình thì có thể theo học những lớp học đó. Chốt lại, công việc này không dựa vào bằng cấp mà bằng chính những sản phẩm của chính bạn.

4. Copywriter chỉ dành cho một số người?

Copywriter là công việc bất kì ai cũng có thể thử sức nhưng không có nghĩa trụ vững được ở lĩnh vực này. Mỗi một ngành nghề đều cần có những kiến thức và kĩ năng cơ bản và Copywriter cũng vậy. Copywriter không phải là cái “trọ”, bạn thích thì đến, không thích thì đi. Ngành nghề này không có tiêu chuẩn bằng cấp nhưng cũng có một số thước đo khả năng của bạn có phù hợp lâu dài với công việc hay không.

Khi bắt đầu với Copywriter, bạn phải chắc rằng bạn yêu những con chữ và không ngán ngẩm thấy những tài liệu toàn chữ cần phải tìm hiểu. Nếu ngay từ bước đầu bạn đã không làm được thì bạn không nên cố đâm đầu chọn lựa nó. Bạn là một người cố chấp, bảo thủ hay nóng nảy thì chắc chắn bạn sẽ được một vé đào thải. Bởi công việc này, bạn luôn phải lắng nghe và thỏa mãn những mong muốn mà khách hàng yêu cầu. Tính cố chấp sẽ làm bước đường thành công của bạn bị vùi trong đầm lầy, bởi Copywriter cần những người sáng tạo và phá bỏ những giới hạn cũ. Sự nhạy bén, linh hoạt và trải nghiệm của cuộc sống cũng giúp bạn có phong cách viết cao cấp.

5. Copywriter là đi viết bài SEO?

Chắc hẳn đến bây giờ vẫn còn rất nhiều bạn nghĩ Copywriter là viết bài SEO? Các bạn đã lầm to rồi. Các bạn thường thấy các sản phẩm của Copywriter dưới dạng bài viết trên các website khiến cho vô tình chung thu hẹp giới hạn công việc này bó buộc trong soạn thảo văn bản và nhận định nó giống với Content marketing. Viết các bài SEO thường liên quan đến Content marketing nhiều hơn.
Phạm trù công việc của Copywriter khá rộng, đủ để bạn thử sức vẫy vùng. Copywriter thực hiện công việc bằng dùng ngôn ngữ viết ra để thể hiện, quảng bá, giới thiệu về một người, một công ty, một ý tưởng hay một quan điểm. Nó có thể được thể hiện dưới dạng văn bản viết hoặc các quảng cáo trên sóng phát thanh, truyền hình cũng như trên rất nhiều phương tiện truyền thông khác. Các Copywriter có thể đóng góp ý tưởng và ngôn từ của họ cho các ấn phẩm quảng cáo, như các cataloge, bản tin, phim quảng cáo, brochures, postcards, website, email, thư, và các hình thức quảng cáo khác. Người làm Copywriter phải có trách nhiệm thực hiện phần ngôn ngữ bằng lời đối với các quảng cáo.

6. Copywriting và Content Writing là một?

Ý kiến này không sai cũng không đúng. Hai cái này căn bản là khác nhau: một là kĩ năng, một là công việc. Copywriting đơn giản là dùng khả năng viết bài để khích thích, thúc đẩy hành động từ người đọc. Content writing là gây hấp dẫn người kết nối với website, fanpage... qua những nội dung sáng tạo hữu ích và thú vị. Những nội dung đó không nhất thiết ở dưới dạng chữ mà có thể là hình ảnh, video…

Copywriting Content writing là hai cách thức với tốc độ lan truyền cao và nội dung hữu ích, nó có khả năng làm thay đổi hành vi và quyết định hành động của khách hàng. Chính vì vậy, Copywriting Content writing mặc dù là hai khái niệm mang điểm riêng biệt nhưng chúng luôn là cặp đôi hoàn hảo, có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời. Người làm Content nếu biết áp dụng Copywriting vào công việc thì sẽ khiến content của mình ấn tượng, tăng sức thuyết phục hơn và ngược lại một người Copywriter nếu có tư duy của Content Marketing sẽ giúp cho bài viết của mình mang tính hữu ích hơn cho độc giả.

7. CopyWriter thì kĩ năng viết là quan trọng nhất?

Thực tế rằng khả năng viết tốt vẫn luôn là kĩ năng cần thiết của mỗi Copywriter nhưng nó vẫn không là điều quan trọng nhất. Nếu bạn chỉ tập trung vào diễn đạt mạch lạc trôi chảy, ngôn từ mượt mà thì nội dung vô rỗng sáo rỗng. Một ý tưởng độc đáo sẽ trở thành điểm sáng xóa đi phong cách “một màu”, cũ kĩ của bạn. Bạn hãy thử áp dụng cách nhìn nhận vấn đề đa góc hay lối tư duy mới mẻ vào sản phẩm, chắc chắn thu hút được trí tò mò đông đảo khán giả. Kĩ năng viết chưa hay nhưng núp bóng dưới ý tưởng sáng tạo sẽ chẳng phải vấn đề làm hạ độ “hot”. Tất nhiên là một Copywriter, bạn đừng để kĩ năng viết kém đến nỗi không thể tự phác họa chính ý tưởng của bạn bằng ngôn từ.

8. Làm CopyWriter là nói dối?

Nhận định này là hiểu lầm nhiều nhất của mọi người khi nhắc tới Copywriter, ngay cả những người làm công việc này cũng có những ý nghĩ tiêu cực đó về mình.

“Nói dối” là nói sai sự thật. Không một Copywriter nào nói sai thật khi quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Copywriter giúp chỉ ra cho mọi người thấy những mặt hấp dẫn về sản phẩm/dịch vụ, những tác dụng mà mọi người chưa thấy, chưa ngờ tới. Không có gì điều gì là xấu khi ta “khoe” với mọi người những điều chúng ta có thể giúp được cho họ phải không ?

Thật không khó để nhận thấy những sản phẩm/dịch vụ được giới thiệu phóng đại công dụng, chức năng tối ưu của nó khiến cho khách hàng tin tưởng tuyệt đối hóa vào quảng cáo. Tác hại chính là khách hàng mất đi lòng tin vào những sản phẩm/dịch vụ quảng cáo và thốt lên câu: “Đúng chỉ là quảng cáo”. Đây là một trong những điều mà Copywriter phải lưu ý.

IV. Kết luận

Copywriter vẫn đang là xu hướng thịnh hành trong định hướng nghề nghiệp trong những năm gần đây. Không một công việc nào là dễ dàng cả. Nếu bạn đam mê trở thành một Copywriter thì bạn hãy trang bị đủ những kỹ năng cần thiết, tránh gây ra lỗi cơ bản và chứng minh năng lực của bạn qua sự nhiệt huyết và tận tâm với công việc.

Xem thêm:

Mẫu CV Copywriter thiết kế chuẩn nhất

Việc làm Copywriter mới nhất