Việc làm đầu bếp hiện nay khá phổ biến. Đây là công việc có mức lương hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của nhiều ứng viên. Tuy nhiên con đường công việc này có phải chỉ trải đầy hoa hồng. Hãy cùng 123job.vn tìm hiểu nhé!

Đã từng có thời bạn mơ ước trở thành một đầu bếp trứ danh hoặc đầu bếp siêu đẳng rồi phải không? Đặc biệt mỗi lúc tưởng tượng đến cảnh được đứng trong khu Bếp và tự mình sáng tạo các món ăn lạ mắt với hương vị độc đáo, cách bài trí lạ mắt và phút giây được mọi người tán thưởng, trầm trồ với món ăn của bạn. Thật tuyệt vời! Có thể nghề đầu bếp đã trở thành ước mơ của nhiều người, nhưng đây không phải là công việc chỉ trải đầy hoa hồng như nhiều người vẫn nghĩ. 

I. Nghề đầu bếp là gì? 

Đầu bếp là người thực hiện các hoạt động liên quan tới việc chế biến món ăn, bao gồm nấu ăn chuyên nghiệp; lên kế hoạch và chuẩn bị các nguyên liệu nấu ăn, chế biến; thực hiện chế biến các món ăn theo đơn đặt hàng… Bên cạnh đó, việc làm đầu bếp ở một số nhà hàng, khách sạn còn cần chịu trách nhiệm tạo danh sách món ăn, tính toán và xác định chi phí cho mỗi món. Các hoạt động liên quan tới nguyên, vật liệu chế biến tồn kho và hoạt động nhập các vật liệu cần thiết cũng đều là các công việc mà đầu bếp phải thực hiện. Bởi lẽ, đầu bếp là người trực tiếp xử lý các nguyên liệu chế biến nên khả năng nhận biết thực phẩm tươi ngon của họ là tốt nhất. 

Hiện nay có rất nhiều địa điểm nhà hàng, khách sạn, phòng ăn tại các công ty, cơ quan có nhu cầu cao trong việc tuyển đầu bếp. Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm bạn hoàn toàn có thể học đầu bếp thông qua các chương trình học việc tại các nhà hàng, khách sạn và hoàn toàn trở thành nhân viên chính thức khi vượt qua các khóa đào tạo này. Do đó, hãy luôn nỗ lực và cố gắng nhé. 

Nghề đầu bếp là gì

Nghề đầu bếp là gì? 

II. Những công việc hàng ngày của người làm đầu bếp

Cũng giống như lễ tân khách sạn hay nhân viên tổ chức sự kiện, việc làm đầu bếp cũng cần thực hiện các nghiệp vụ nghề nghiệp cơ bản. Dưới đây là các công việc hàng ngày mà người làm đầu bếp cần thực hiện. 

1. Chuẩn bị những nguyên vật liệu cần thiết

Chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết là bước đầu tiên cần thực hiện để có thể tạo ra các món ăn hấp dẫn. Luôn luôn có những tiêu chuẩn cho các nguyên vật liệu này như độ tươi, độ giòn, còn hạn sử dụng… Ngoài ra, đầu bếp cần thường xuyên kiểm tra tủ kho đông lạnh và các tủ chứa đồ để xác định tình trạng nguyên liệu như khối lượng, số lượng. Khi cần thiết, đầu bếp cần thực hiện hoạt động nhập hàng hóa, nguyên liệu để không ảnh hưởng tới quá trình chế biến và các hoạt động khác của nhà hàng, khách sạn. 

2. Nấu ăn và sáng tạo món mới

Các hoạt động liên quan tới khâu chế biến như sơ chế nguyên liệu nấu ăn, chế biến các món ăn xào, luộc, hấp, rán… đều là nghiệp vụ của đầu bếp. Tuy nhiên, điều đánh giá sự thành bại của một đầu bếp chuyên nghiệp nằm ở hương vị món ăn mang tới, họ càng có khả năng tạo ra các món ăn sáng tạo từ các nguyên liệu đơn giản, dễ có thì tài năng của họ càng được đề cao. Ngoài ra, một món ăn hấp dẫn không chỉ dừng lại ở việc có hương vị ngon mà cần phải có hình thức bắt mắt. Vì vậy, các công việc trang trí cũng phải được chú trọng và thể hiện được “cái hồn” của món ăn. 

3. Bảo quản thiết bị nhà bếp

Sau khi chế biến xong các món ăn hấp dẫn, đầu bếp sẽ tiến hành công việc dọn dẹp và bảo quản các thiết bị. Đối với nguyên liệu còn, họ sẽ tiếp tục bảo quản vào tủ đông và ghi rõ ngày giờ đóng gói lại. Các vật dụng thiết bị bếp sẽ được rửa sạch, lau khô và để gọn gàng trong tủ. Đầu bếp cũng cần đảm bảo bếp điện, bếp ga đều được tắt… 

4. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều người từ những khách hàng bình thường tới các cục, sở y tế. Đầu bếp là người chịu trách nhiệm chỉ đạo để mọi người khác trong khu bếp dọn dẹp và giữ cho khu vực bếp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nếp. Ngoài ra, các dụng cụ bếp cũng cần được khử trùng và lau chùi sạch sẽ. 

5. Những công việc khác của đầu bếp vào cuối ca trực

Dưới đây là một số công việc khác mà người đầu bếp cuối ca trực cần thực hiện:

  • Thực hiện hoạt động kiểm kê hàng hóa.
  • Kiểm tra các thiết bị, đồ dùng trong bếp như đèn, quạt, tủ lạnh, tủ mát…
  • Thực hiện hoạt động bàn giao công việc cho đầu bếp ca sau đó. 

Công việc của người đầu bếp

Công việc của người đầu bếp 

III. Những phẩm chất cần có đối với người muốn theo đuổi nghề đầu bếp

Việc làm đầu bếp hội tụ nhiều công việc khác nhau, từ những công việc đơn giản như sắp xếp nguyên liệu tới các công việc phức tạp như chế biến món ăn. Do đó, người làm đầu bếp cần phải hội tụ nhiều phẩm chất, tổ chất và các kỹ năng khác nhau. Dưới đây là những điều bạn cần chú ý rèn luyện để góp phần đưa mình nhanh chóng trở thành đầu bếp trứ danh:

  • Tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc giúp người làm đầu bếp dễ dàng hơn trong việc thực hiện các công việc tưởng chừng đơn giản như kiểm tra nguyên liệu tồn kho, chuẩn bị nguyên liệu chế biến… Tính cẩn thận còn được thể hiện ở việc luôn đảm bảo các thiết bị nhà bếp được sạch sẽ, an toàn và tiết kiệm điện năng. 
  • Khả năng tổng hợp và tổ chức công việc: kỹ năng này giúp đầu bếp dễ dàng phân công công việc cho từng thành viên trong khu bếp, giám sát và đánh giá hiệu quả làm việc của từng người. 
  • Khả năng nhạy cảm với mùi vị: đó là yếu tố sống còn với một người đầu bếp, việc nhạy cảm với mùi vị giúp người đầu bếp có những cảm giác chính xác với món ăn như độ chín tới, mùi thơm, đủ hương vị… 
  • Mắt thẩm mỹ và đầu óc sáng tạo cao giúp cho các món ăn trở nên hấp dẫn, đẹp mắt hơn. 

IV. Mức lương và cơ hội thăng tiến khi làm trong nghề đầu bếp

Cho dù là công việc gì, từ lễ tân khách sạn tới các nhà quản trị khách sạn hay các công việc khác, mức lương luôn là yếu tố thu hút sự quan tâm. Mức lương của công việc đầu bếp khá đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm làm việc, kinh nghiệm và thâm niên công việc… Thông thường việc làm đầu bếp Tiếng Anh tại các khách sạn, nhà hàng lớn sẽ có mức lương cao hơn tại các khách sạn thông thường… 

1. Thực tập sinh nghề đầu bếp

Thực tập sinh nghề đầu bếp dùng để chỉ các cá nhân chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc này và đang trong giai đoạn học việc. Mức lương chung có các bạn trong giai đoạn này thường từ 3 đến 4 triệu đồng/tháng. Công việc của họ cũng sẽ đơn giản và ít trách nhiệm hơn so với một đầu bếp thực thụ. 

2. Đầu bếp mới vào nghề

Đầu bếp mới vào nghề để chỉ những ứng viên mới tốt nghiệp các khóa học hay chứng chỉ liên quan tới nghề bếp nhưng chưa có nhiều thời gian làm việc chính thức. Do đó, các vị trí họ có thể được giao cho bao gồm: phụ bếp, trợ lý bếp. Các công việc này không quá phức tạp, vì vậy mức lương việc làm đầu bếp ở vị trí này từ 4 - 7 triệu đồng/tháng.

3. Đầu bếp đã có từ 2 - 5 năm kinh nghiệm

Việc làm đầu bếp với 2 -5 năm kinh nghiệm thường có mức lương khá hấp dẫn, dao động từ 10 - 20 triệu đồng/tháng. Công việc của họ cũng phức tạp, nhiều nghiệp vụ và yêu cầu cao hơn từ độ chính xác tới khả năng chuyên nghiệp. 

4. Đầu bếp danh tiếng

Đầu bếp danh tiếng là mục tiêu phấn đấu trở thành của bất cứ đầu bếp nào. Họ không chỉ được khách hàng yêu thích với những món ăn sáng tạo, lạ mắt mà còn được tin tưởng bởi khả năng làm việc chuyên nghiệp và trình độ chuyên môn cao. Mức lương dành cho họ là con số mà nhiều người mơ ước, thông thường có thể lên tới 40 - 50 triệu đồng/tháng. 

V. Phá bỏ 7 suy nghĩ sai lầm về nghề đầu bếp

Bạn đã từng bắt gặp các suy nghĩ như này: “Công việc đầu bếp chỉ suốt ngày cắm mặt trong bếp, chạy ra chạy vào với mấy món ăn nhàm chán, đơn điệu” hay “công việc không tiếp xúc với người khác, quanh quanh trong khu bếp thì làm gì có tương lai”... Đây là những suy nghĩ của một số người dành cho nghề đầu bếp. 123job.vn hy vọng thông qua bài viết này, các bạn có thể phá bỏ được 7 suy nghĩ sai lầm như kiểu vậy về công việc này:

1. Nghề đầu bếp không có thu nhập cao

Có một số người nhìn vào hình ảnh của các đầu bếp tại các nhà hàng, quán ăn nhỏ mà kết luận rằng: nghề đầu bếp không có thu nhập cao. Suy nghĩ này thực sự không đúng. Vì mức lương, thu nhập của đầu bếp còn phụ thuộc vào địa điểm, môi trường làm việc và tùy thuộc vào năng lực của mỗi người. Như đã đề cập ở phần trên, mức lương của một đầu bếp danh tiếng ở Việt Nam hiện nay lên tới 40 triệu đồng/tháng. Đây không thể nói là con số thấp được. Do vậy, các bạn muốn theo đuổi công việc này đừng vì bị suy nghĩ trên làm gián đoạn niềm đam mê của mình nhé! 

Phá bỏ các suy nghĩ sai lầm về nghề đầu bếp

Phá bỏ các suy nghĩ sai lầm về nghề đầu bếp 

2. Đầu bếp là nghề không có tương lai

Đây là suy nghĩ vô cùng phổ biến. Lý do xuất phát của niềm tin này cũng thật sự rất đơn giản khi chỉ từ suy nghĩ công việc đầu bếp là chỉ quanh quanh ở khu vực bếp. Nếu bạn vẫn đang giữ quan điểm này thì hãy từ bỏ nó đi nhé. Dưới đây là một lộ trình công việc liên quan tới việc làm đầu bếp và lộ trình thăng tiến cho bạn tham khảo: 

Phụ bếp => Bếp chính => Phó ca => Trưởng ca => Bếp phó => Bếp trưởng => Giám đốc F&B => Phó tổng giám đốc => Tổng giám đốc

3. Làm đầu bếp không cần học tiếng Anh

Thực ra nhận định này không hoàn toàn là sai. Nhưng đây là nhận định thiếu tầm nhìn, ngày nay cho dù công việc nào để có thể phát triển và thăng tiến thì tiếng Anh luôn luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng. Nếu bạn muốn hướng tới các nhà hàng tiện nghi, hiện đại, chuyên phục vụ khách quốc tế với môi trường và chế độ đãi ngộ tốt thì hãy chịu khó rèn luyện và tích lũy vốn tiếng Anh cho mình.

4. Đầu bếp là nghề dành cho nữ giới

Thực tế chỉ ra các đầu bếp giỏi và nổi tiếng tại các khách sạn hàng đầu thế giới lại là nam giới. Vậy thì bạn biết câu trả lời rồi. Nghề đầu bếp dành cho cả nam và nữ, không phân biệt bạn là ai, chỉ cần bạn cố gắng, nỗ lực và không chùn bước. 

5. Kỹ năng nấu ăn giỏi là bạn có thể làm bếp trưởng

Nếu như bạn đã đọc rất kỹ về nghiệp vụ công việc của việc làm đầu bếp thì bạn thấy rõ sự phức tạp và tuân thủ quy trình, quy định chặt chẽ của từng địa điểm. Do đó, nghề đầu bếp hội tụ nhiều yếu tố để có thế quyết định tới năng lực và trình độ của mỗi người. Trong đó kỹ năng nấu ăn giỏi là quan trọng nhưng không phải là tất cả để quyết định bạn có được là bếp trưởng hay không.

6. Muốn làm đầu bếp thì chỉ cần đi học một khóa đào tạo ngắn hạn

Một khóa học đào tạo ngắn hạn chỉ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các công việc liên quan tới nghề cũng như cách để chế biến và trang trí món ăn sáng tạo. Muốn rèn luyện các nghiệp vụ việc làm đầu bếp, bạn cần trải nghiệm trong môi trường thực tế. Bạn sẽ có cơ hội làm việc với những đồng nghiệp trong khu bếp, được tiếp xúc với các đơn vị giao nguyên vật liệu… Đây mới là môi trường rèn luyện bạn nhiều hơn. 

7. Bị mù màu thì không thể làm đầu bếp

Thực ra việc không phân biệt được một số màu sắc không phải là hiện tượng hiếm gặp. Có thể hiện tượng này ở một số người sẽ làm giảm khả năng nhận biết và gây ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, đối với nghề đầu bếp thì không hẳn bị mù màu là không có cơ hội nghề nghiệp. Thực tế chỉ ra rằng, Christine Hà là một cô gái người Mỹ gốc Việt đã vô cùng xuất sắc khi đạt danh hiệu quán quân của cuộc thi nổi tiếng thế giới Master Chef Mỹ mùa thứ 3. Điều này dường như không thể tin nổi khi cô là một cô gái khiếm thị. Do vậy, hãy cứ cố gắng rồi thành công sẽ đến với bạn. 

VI. Kết luận

Vậy là các bạn đã đồng hành cùng 123job.vn đi tới những dòng cuối cùng của bài viết này. Việc làm đầu bếp không phải là một công việc chỉ trải đầy hoa hồng, cũng không phải là một công việc không có tương lai. Thậm chí ngược lại đây là việc làm có mức lương vô cùng hấp dẫn và thu hút ứng viên. Do vậy, nếu xác định theo đuổi, các bạn hãy cố gắng trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết để thành công trong sự nghiệp này nhé. Chúc bạn sớm thành công. 

Xem thêm: 

Phụ bếp nhà hàng là ai? Phụ bếp làm gì?