Bạn đang ấp ủ và muốn kinh doanh nhà hàng? Bạn cần có thêm những kinh nghiệm, và công cụ để hỗ trợ nhưng chưa biết làm thế nào? Tất cả những băn khoăn về việc kinh doanh nhà hàng sẽ được 123job giải quyết ngay dưới đây nhé!
I. Nhà hàng là gì?
Hiện nay có rất nhiều mô hình kinh doanh nhà hàng khác nhau, nó xuất hiện ở hầu hết mọi nơi, mọi quốc gia. Vậy nhà hàng là gì?
Nhà hàng là nơi kinh doanh mua bán các loại mặt hàng như đồ ăn thức uống, đem lại lợi nhuận cho người kinh doanh, đồng thời đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng khi đến và sử dụng dịch vụ của nhà hàng. Muốn kinh doanh nhà hàng thành công thì nhà kinh doanh cần phải biết liên kết các bộ phận từ quản lý đến phục vụ nhà hàng một cách tốt nhất có thể. Chú trọng đến việc huấn luyện và đào tạo nhân viên một cách bài bản cũng là cách mà các nhà hàng thu hút khách hàng, cải thiện môi trường kinh doanh và đem lại doanh thu cao nhất có thể.
Nhà hàng là gì?
II. Các cách phân loại nhà hàng
Tùy từng cách thức kinh doanh nhà hàng mà có thể phân loại nhà hàng theo từng loại hình khác nhau. Có thể căn cứ vào một số tiêu chí như quy mô, địa điểm, chất lượng phục vụ … mà nhà hàng đem lại. Cụ thể ta có thể chia ra làm 5 loại hình chủ yếu sau:
- Phân loại theo kiểu đồ ăn
- Phân loại theo quy mô, đẳng cấp
- Phân loại theo hình thức phục vụ
- Phân loại theo loại đồ ăn chuyên
- Một số cách phân loại khác
1. Phân loại theo kiểu đồ ăn
Có thể bạn đã thấy ở đâu đó các biển quảng cáo nhà hàng Trung Hoa, Nhà hàng Pháp, Nhà hàng Ý. Ở những nhà hàng đó sẽ phục vụ toàn bộ những món ăn đến từ quốc gia trên bảng hiệu. Đó cũng chính là cách kinh doanh nhà hàng phục vụ theo kiểu đồ ăn.
Ví dụ như nếu bạn đến với một nhà hàng Ý, ở đó bạn sẽ phục vụ đồ ăn, thức uống và trải nghiệm dịch vụ mang phong cách Ý. Hay nhà hàng Trung Hoa với các món ăn của người Hoa.
2. Phân loại theo quy mô, đẳng cấp
Kinh doanh nhà hàng theo mô hình này cũng là cách nhiều nhà kinh doanh chọn lựa. Hầu hết các nhà hàng theo quy mô to hay nhỏ thì đều đến từ cách mà nhà kinh doanh tạo ra nó, đồng thời cũng thể hiện được lượng vốn mà nhà kinh doanh bỏ vào đó nhiều hay ít. Nếu so với một nhà hàng bình dân thì mức chi phí, cùng chất lượng phục vụ sẽ khác biệt hoàn toàn so với nhà hàng hạng sang.
Kiểu phân loại nhà hàng này thì được phân chia một cách khá là trung trung, bao gồm:
- Nhà hàng bình dân- kinh doanh nhà hàng nhỏ, các món ăn bình dân, thường có quy mô nhỏ, địa điểm chọn lựa trong các ngõ là chủ yếu. Các món ăn và chất lượng đều khá rẻ, phù hợp với người có thu nhập trung bình-thấp
- Nhà hàng tầm trung-cao cấp - là mẫu kinh doanh nhà hàng có quy mô vừa phải, các món ăn đa dạng phục vụ được nhiều tầng lớp. Có thể kể đến như các quán bia, vườn bia, một số mẫu khách sạn nhỏ…
- Nhà hàng đẳng cấp và sang trọng - mẫu nhà hàng này thường được đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài theo bảng đánh giá *****. Thu hút là khách hàng thuộc giới thượng lưu.
- Ngoài ra canteen của trường học, đại học cũng được xếp vào danh mục này, đối tượng phục vụ là sinh viên và học sinh.
3. Phân loại theo hình thức phục vụ
Đây là phương thức kinh doanh nhà hàng được ưa chuộng nhất tại Việt Nam hiện nay. Hầu hết các loại hình kinh doanh này đến từ nước ngoài là chủ yếu.
- Nhà hàng tự phục vụ - điển hình đó là nhà hàng Buffet, khách hàng khi sử dụng dịch vụ này chỉ cần đóng 1 khoản tiền mà nhà hàng quy định sau đó có thể gọi toàn bộ đồ ăn có trong menu nhà hàng.
- Nhà hàng phục vụ đồ ăn nhanh - phục vụ những món ăn chế biến sắn như bánh mì kẹp, xúc xích,...
- Nhà hàng phục vụ tiệc - điển hình có thể nói đến đó là các nhà hàng tiệc cưới. Ở đây nhà hàng sẽ nhận làm món ăn theo yêu cầu khách hàng, cũng là địa điểm tổ chức đám cưới luôn.
- Nhà hàng chọn món
- Nhà hàng phục vụ theo định suất
4. Phân loại theo loại đồ ăn chuyên
Hình thức phục vụ và kinh doanh nhà hàng này sẽ đem lại cho người dùng những món ăn chuyên về từng mảng tách biệt bao gồm:
- Nhà hàng hải sản - Toàn bộ các món ăn đến từ hải sản, cua, ốc, tôm, ghẹ, từ món nước ngọt cho đến món nước mặn
- Nhà hàng Bia hơi - Phục vụ chủ yếu là bia và các món nhậu
- Nhà hàng lẩu nướng - đây cũng là mẫu nhà hàng vô cùng quen thuộc với nhiều người phục vụ những món nướng, lẩu theo yêu cầu.
5. Phân loại khác
Ngoài các hình thức kinh doanh nhà hàng như trên cũng có thêm 1 số ít mẫu loại hình kinh doanh nhà hàng khác như:
a. Phân loại theo mức độ liên kết
- Các nhà hàng nằm trong chuỗi siêu thị, bệnh viện, trường học, công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp, phục vụ nhân viên học sinh trong khu vực mà nhà hàng được liên kết.
- Nhà hàng kinh doanh độc lập - kinh doanh các đồ ăn thức uống.
b. Phân loại nhà hàng theo phương thức phục vụ và đặc tính sản phẩm
- Nhà hàng dân tộc - phục vụ các món đồ của từng vùng miền khác nhau, mỗi dân tộc lại có những món ăn đặc sắc khác nhau mà chắc hẳn ai cũng muốn từng 1 lần thưởng thức.
- Nhà hàng đặc sản - chuyên các món đến từ từng vùng miền khác nhau.
c. Phân loại nhà hàng theo hình thức sở hữu
Cách phân loại theo hình thức của chủ sở hữu kinh doanh nhà hàng bao gồm:
- Nhà hàng tư nhân
- Nhà hàng nhà nước
- Nhà hàng cổ phần
- Nhà hàng liên doanh
- Nhà hàng tập thể (hợp tác xã)
- Nhà hàng 100% vốn nước ngoài.
Các cách phân loại nhà hàng
III. Kinh doanh nhà hàng cần bao nhiêu vốn?
Chắc hẳn đối với một nhà kinh doanh thì việc lên kế hoạch cụ thể và phân bổ vốn cho từng hạng mục đầu tư là điều không thể thiếu. Kinh doanh nhà hàng đòi hỏi nhà kinh doanh phải có đầy đủ các kỹ năng để có thể lên kế hoạch một cách chi tiết cụ thể nhất. Nếu không sẽ rất dễ bị rơi vào tình trạng thiếu vốn và rất nhiều rủi ro đi kèm. Dưới đây là một số chi phí mà việc kinh doanh nhà hàng cần quan tâm đến:
1. Chi phí thuê mặt bằng
Việc lựa chọn kinh doanh nhà hàng thì đặc thù đầu tiên mà nhà kinh doanh nhắm đến đó là việc lựa chọn mặt bằng. Một bằng đẹp, dễ tìm và có diện tích vừa đủ với thiết kế quy mô nhà hàng sẽ đem lại cho khách hàng cảm giác thoải mái và dễ chịu khi lui tới. Trung bình với một nhà hàng sức chứa khoảng 150 -200 người có thể chọn địa điểm thuê có diện tích từ 200 -300m^2 bởi cần phải tính đến khu bếp, khu để xe, hàng kho. Giá thuê sẽ tùy vào từng khu vực bạn lựa chọn, tuy nhiên bạn nên chọn khu vực nào mà bạn am hiểu cách sinh hoạt của người dân trong vùng. Lượng vốn đầu tư ra chiếm khoảng 25% tổng số vốn lưu động là tốt nhất.
2. Chi phí trang trí
Tiếp tục sau khi chọn được vị trí thích hợp, bạn cần tìm hiểu xem bạn muốn trang trí và bày biện đồ trong quán theo phong cách nào. Khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng thì bạn bắt đầu tiến hành sơn sửa lại cho sạch sẽ, toàn bộ chi phí nằm trong khoảng 10-20 triệu đồng. Sau khi sơn sửa xong, bạn bắt đầu tiến hành trang trí nhà hàng theo phong cách riêng như gắn thêm đèn, thêm chậu cây cảnh, vẽ tường,...
3. Chi phí trang thiết bị
Chọn lựa kinh doanh nhà hàng thì bạn cần phải chuẩn bị tâm lý rằng mọi thứ sắp xếp trong nhà hàng phải khác với công việc kinh doanh các quán ăn nhỏ lẻ. Bởi vậy toàn bộ trang thiết bị của nhà hàng cũng cần được chuẩn bị một cách đầy đủ và hoàn hảo hơn rất nhiều. Bạn có thể tham khảo số liệu ước tính với 20-30 bộ bàn ghế giá thành giao động khoảng 1,5 -1,8 triệu. Đồng thời có thêm các tủ đông, tủ bảo quản, bếp lò nướng….
4. Chi phí nguyên vật liệu
Đối với việc chọn lựa nguyên liệu để kinh doanh nhà hàng thì sẽ phụ thuộc vào việc nhà hàng bạn định kinh doanh về mảng món chay, món tây hay món Hoa, hoặc những món ăn truyền thống mà chi phí nguyên liệu khác nhau. Chi phí ước tính trung bình cho một nhà hàng khoảng 5-10 triệu tiền nguyên vật liệu phục vụ nhà hàng.
5. Chi phí marketing
Đối với một nhà hàng, nếu muốn kinh doanh một cách bài bản thì không thể bỏ qua mảng marketing bởi ấn tượng ban đầu là điều vô cùng quan trọng. Do vậy khi chọn kinh doanh nhà hàng thì bạn cần có các chương trình khuyến mại lớn khi khai trương để quảng bá thương hiệu. Đối với thời đại công nghệ phát triển, bạn nên tận dụng chúng để việc kinh doanh nhà hàng hiệu quả hơn bằng cách lập website, fanpage cho nhà hàng. Tận dụng mạng xã hội để đưa thương hiệu bạn gần với khách hàng hơn là ý tưởng không tồi cho việc quảng bá.. Chi phí cho mục này cần 5-10 triệu là phù hợp.
6. Chi phí quản lý
Đây cũng là chi phí mà bạn không thể bỏ qua khi kinh doanh nhà hàng, đối với nhà hàng có quy mô phục vụ 150-200 khách, bạn cần có 5-10 nhân viên phục vụ, 2 đầu bếp, 4 phụ bếp, 2 thu ngân, 4 lễ tân, 4 bảo vệ, 1 nhân viên kho. Nhẩm sơ sơ cũng 20-25 nhân viên, nhiều giai đoạn, nhiều quy trình chính vì thế mà bạn không thể nào một mình quản lý hết tất cả, thất thoát là chuyện không tránh khỏi. Sự phát triển của công nghệ đã cho rất nhiều phần mềm quản lý nhân viên.
7. Chi phí khác
Ngoài những chi phí trên các khoản về thuế, lương trả nhân viên, tiền điện nước sẽ được tính vào mục chi phí khác. Chưa tính đến đó là những rủi ro trong thời gian mới bắt đầu. Vì vậy mà bạn cần tính toán một cách sáng đáng nhất trước khi quyết định kinh doanh.
Kinh doanh nhà hàng cần bao nhiêu vốn?
Trên đây là phần 1 bài viết "Điều cần biết về kinh doanh nhà hàng và kinh nghiệm vàng để thành công!" . Để biết phần 2 bài viết sẽ tiếp tục những nội dung gì, trình bày những vấn đề liên quan đến kinh doanh nhà hàng như thế nào. Hãy tiếp tục đón xem Điều cần biết về kinh doanh nhà hàng và kinh nghiệm vàng để thành công! (P2) nhé!