Tuy đã được ra đời từ khá lâu nhưng hiện nay hình thức gửi hàng qua bưu điện vẫn được nhiều người áp dụng. Vậy giờ làm việc của bưu điện như thế nào để có thể chủ động hơn trong việc gửi hàng. Theo dõi bài viết dưới đây để được 123job bật mí nhé!

Giờ làm việc của bưu điện cụ thể như thế nào? Cụ thể giờ làm việc của bưu điện chung trên toàn quốc, giờ làm việc của bưu điện TP. HCM, Giờ làm việc của bưu điện Hà Nội như thế nào? Cách gửi hàng qua bưu điện nhanh chóng nhất là gì? Khi sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh của bưu điện cần lưu ý những gì? Đây là câu hỏi thắc mắc của khá nhiều người dân khi sử dụng các dịch vụ của bưu điện. Để biết được đáp án của những câu hỏi trên thì cùng theo dõi bài viết dưới đây để được 123job bật mí giờ làm việc của bưu điện nhé!

I. Tổng quan sơ lược về bưu điện Việt Nam

Tổng công ty Bưu điện Việt Nam hay còn được gọi là bưu điện Việt Nam (VNPost) được hình thành dựa trên cơ sở triển khai Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Tập đoàn VNPT) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg vào ngày 23/3/2005.

Hệ thống điểm phục vụ của bưu điện Việt Nam có tới hơn 13.000 điểm, bán kính phục vụ bình quân đạt 2,93km/điểm đảm bảo mỗi xã sẽ có tối thiểu một điểm phục vụ, số dân phục vụ bình quân đạt hơn mức 7.100 người/điểm.

Tổng quan sơ lược về bưu điện Việt Nam

Tổng quan sơ lược về bưu điện Việt Nam

Mục tiêu hoạt động của bưu điện Việt Nam là đang nỗ lực phấn đấu trở thành một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ các bưu chính chuyển phát, tài chính và dịch vụ bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, là sự lựa chọn tốt nhất cho khách hàng.

  • Sứ mệnh của VNPost: Phục vụ cộng đồng, gắn kết mọi người bằng các dịch vụ chất lượng, thân thiện, hiện đại, mang lại những trải nghiệm và giá trị khác biệt cho khách hàng.
  • Tầm nhìn của VNPost: Là một thương hiệu xuất sắc tại Việt Nam, doanh nghiệp chuyển đổi số tiêu biểu của Việt Nam và trong khu vực, vươn tầm trở thành một doanh nghiệp bưu chính quốc gia uy tín hàng đầu trong khu vực và thế giới.
  • Triết lý kinh doanh của VNPost: Luôn là một phần gắn bó của khách hàng.

Xem thêm: Tracking là gì? Nắm chắc kiến thức về tracking number trong kinh doanh

II. Bạn đã nắm được giờ làm việc của bưu điện

Biết được giờ làm việc của bưu điện sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quá trình gửi hàng, tiết kiệm được thời gian. Dưới đây là chi tiết về giờ làm việc của bưu điện chung trên toàn quốc, giờ làm việc của bưu điện TP. HCM và giờ làm việc của bưu điện Hà Nội mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:

1. Giờ làm việc của bưu điện chung trên toàn quốc

Giờ làm việc của bưu điện Việt Nam chung trên toàn quốc là từ thứ hai đến sáng thứ bảy. Cụ thể thì giờ làm việc của bưu điện như sau:

  • Sáng: Từ 7h30 đến 12h00
  • Chiều: Từ 13h00 đến 19h00.

Đây là khung giờ làm việc của bưu điện chung trên toàn quốc, tuy nhiên tùy và đặc điểm cũng như nhu cầu của người dân mà tại mỗi địa điểm, thành phố sẽ có khung thời gian làm việc khác nhau. Đối với hệ thống các điểm giao dịch lớn như bưu điện Hà Nội, bưu điện TP. HCM thì giờ làm việc của bưu điện có thể sẽ được diễn ra sớm hơn do nhu cầu của người dân cao.

2. Giờ làm việc của bưu điện TP. HCM

Giờ làm việc của bưu điện TP. HCM từ thứ hai đến sáng thứ 7 từ 7:30 sáng đến 17:00 tối. Bưu điện TP. HCM mở cửa sớm nhất vào lúc 7h00 và đóng cửa muộn nhất vào lúc 19h00.

Giờ làm việc của bưu điện TP. HCM

Giờ làm việc của bưu điện TP. HCM

3. Giờ làm việc của bưu điện Hà Nội

Bên cạnh bưu điện TP. HCM thì tại bưu điện Hà Nội cũng là điểm giao dịch lớn được nhiều người quan tâm. Cụ thể giờ làm việc của bưu điện Hà Nội từ thứ 2 đến sáng thứ 7 và thời gian từ 7h30 - 19h00.

4. Bưu điện có làm việc vào thứ bảy, chủ nhật không?

Hầu hết giờ làm việc của bưu điện tại các địa điểm trên toàn quốc đều làm việc từ thứ 2 đến hết sáng thứ 7 và nghỉ vào chiều thứ 7, ngày chủ nhật, các ngày lễ. Tuy nhiên thực tế hiện nay, tại một số điểm có nhu cầu sử dụng dịch vụ cao thì giờ làm việc của bưu điện tại một số địa điểm vẫn có thể làm đến hết thứ 7.

Xem thêm: Shipper nên lựa chọn hãng giao hàng nào để có thể làm việc?

III. Một số lưu ý khi sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh của bưu điện

a. Về khối lượng

  • Khối lượng bưu gửi EMS thông thường là tối đa 31,5kg/bưu gửi.
  • Đối với các bưu gửi là hàng nguyên khối không thể tách rời được, vận chuyển bằng đường bộ được nhận gửi tối đa đến 50kg tuy nhiên phải đảm bảo giới hạn về kích thước theo quy định.
  • Đối với bưu gửi là hàng nhẹ (hàng có khối lượng thực tế nhỏ hơn so với khối lượng quy đổi) thì khối lượng tính cước không căn cứ vào khối lượng thực tế mà sẽ căn cứ vào khối lượng quy đổi theo cách tính như sau: Khối lượng quy đổi (kg) = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao (cm)/6000.

b. Về kích thước

  • Kích thước tối thiểu:
    • Ít nhất một mặt bưu gửi có kích thước không nhỏ hơn 90mm x 140mm với sai số là 2 mm.
    • Nếu cuộn tròn thì chiều dài của bưu gửi cộng hai lần đường kính tối thiểu 170 mm và kích thước chiều lớn nhất không được nhỏ hơn 100mm.
  • Kích thước tối đa: Bất kỳ chiều nào của bưu gửi không được vượt quá 1500mm và tổng chiều dài cộng với chu vi lớn nhất (không đo theo chiều dài đã đo) không được vượt quá mức 3000mm.
  • Bưu gửi có kích thước lớn hơn so với kích thước thông thường sẽ có quy định riêng phụ thuộc vào từng nơi nhận, nơi phát và phụ thuộc vào điều kiện phương tiện vận chuyển.
  • Đối với bưu gửi quốc tế: Kích thước thông thường đối với các bưu gửi EMS là bất kỳ chiều nào của bưu gửi cũng không được vượt quá mức 1,5m và tổng chiều dài cộng với chu vi lớn nhất (không đo theo chiều dài đã đo) không được vượt quá 3m.

Xem thêm: Cẩm nang kinh nghiệm làm shipper cho sinh viên làm thêm

Một số lưu ý khi sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh của bưu điện

Một số lưu ý khi sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh của bưu điện

IV. Hướng dẫn cách gửi hàng qua bưu điện

Gửi hàng qua bưu điện là một trong những hình thức phổ biến nhất hiện nay và được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được giờ làm việc của bưu điện, cách gửi hàng qua bưu điện, phí gửi hàng qua bưu điện được tính như thế nào? Dưới đây là hướng dẫn cách gửi hàng qua bưu điện mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:

1. Có những hình thức ship COD bưu điện nào?

Hiện nay có 3 hình thức ship COD bưu điện là:

a. Bưu phẩm bảo đảm

Bưu phẩm bảo đảm là dịch vụ vận chuyển và phát bưu phẩm đến tới địa chỉ nhận ở trong nước và quốc tế; bưu phẩm sẽ được gắn số hiệu để theo dõi, định vị trong suốt quá trình chuyển phát. Quy định cụ thể về khối lượng/kích thước của bưu phẩm bảo đảm như sau:

  • Quy định về kích thước của bưu thiếp:
    • Kích thước tối đa: 165mm x 245mm, với sai số là 2 mm.
    • Kích thước tối thiểu: 90mm x 140mm, với sai số là 2 mm. 
    • Tỷ lệ tối thiểu giữa chiều dài và chiều rộng là: dài = rộng x (≈ 1,4).
  • Quy định về kích thước của gói nhỏ
    • Kích thước tối thiểu là: 210 x 148 mm.
    • Kích thước tối đa: Tổng chiều dài, chiều rộng và chiều cao của bưu phẩm là 900mm, nhưng kích thước chiều lớn nhất không được vượt quá 600mm, với sai số 2 mm. Nếu cuộn tròn thì chiều dài cộng hai lần đường kính là 1040 mm và kích thước lớn nhất không được vượt quá 900 mm.
  • Quy định về kích thước của các loại bưu phẩm khác:
    • Kích thước tối đa: Tổng chiều dài, chiều rộng và chiều cao của bưu phẩm là 900mm, nhưng kích thước chiều lớn nhất không được vượt quá 600mm, với sai số 2 mm. Nếu cuộn tròn, chiều dài cộng hai lần đường kính là 1040 mm và kích thước lớn nhất không vượt quá 900 mm, với sai số là 2 mm.
    • Kích thước tối thiểu: Một mặt kích thước không được nhỏ hơn 90mm x 140mm với sai số là 2 mm. Nếu cuộn tròn thì chiều dài cộng hai lần đường kính là 170mm, và kích thước chiều lớn nhất không nhỏ hơn 100 mm.

b. Dịch vụ bưu kiện

Bưu kiện là dịch vụ chuyển phát vật phẩm, hàng hóa đến tới địa chỉ nhận. Bưu kiện được gửi sẽ được gắn số hiệu để theo dõi, định vị trong suốt quá trình chuyển phát. Đặc điểm của bưu kiện như sau:

Về khối lượng, kích thước:

  • Bưu kiện trong nước:
    • Khối lượng tối đa là: 30kg/bưu gửi.
    • Chiều dài cộng với chu vi lớn nhất (không đo theo chiều dài đã đo) của bưu kiện không vượt quá 3m và chiều dài nhất không được vượt quá 1,5m.
  • Bưu kiện quốc tế:
    • Khối lượng tối đa: 30kg/bưu gửi (trừ một số nước sẽ có những quy định riêng).
    • Chiều dài cộng với chu vi lớn nhất của bưu kiện (không đo theo chiều dài đã đo) không được vượt quá 3m, chiều dài nhất của bưu gửi không được vượt quá 1,5m (trừ một số nước có những quy định riêng).

c. Chuyển phát nhanh EMS

Là dịch vụ chuyển phát nhanh thư, tài liệu, các vật phẩm, hàng hóa từ người gửi đến người nhận giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ở trong khuôn khổ Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) và Hiệp hội EMS theo chỉ tiêu thời gian đã được Công ty Cổ phần Chuyển Phát Nhanh Bưu điện công bố trước.

Xem thêm: Shipper là gì? Những khó khăn ít ai biết về công việc shipper 

Chuyển phát nhanh EMS

Dịch vụ chuyển phát nhanh EMS

2. Chi phí gửi hàng bưu điện được tính như thế nào?

Phí gửi hàng bưu điện sẽ phụ thuộc vào khoảng cách vận chuyển, khối lượng và kích thước của hàng hóa. Để có thể biết được chi phí gửi hàng bưu điện một cách nhanh chóng và chính xác nhất thì bạn có thể truy cập vào địa chỉ http://www.vnpost.vn/vi-vn/tra-cuu-gia-cuoc để có thể tra cứu.

Bảng giá ship COD bưu điện bao gồm:

  • Cước dịch vụ gửi hàng mà bạn lựa chọn (EMS, bưu kiện, bưu phẩm..)
  • Phí thu hộ
  • Phí chuyển tiền
  • Phí chuyển hoàn (trong trường hợp người nhận trả hàng)
  • Phí hàng cồng kềnh (nếu có) và các loại phí dịch vụ khác.

3. Có những cách nào khác để gửi hàng nếu không ship COD bưu điện?

Ngày nay, bên cạnh cách gửi hàng qua dịch vụ ship COD bưu điện thì bạn cũng hoàn toàn có thể lựa chọn cách gửi hàng qua các đơn vị vận chuyển. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị vận chuyển khác nhau như: Giao hàng nhanh, giao hàng tiết kiệm, Viettel Post, J&T Express… Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các đơn vị vận chuyển này để trao gửi những kiện hàng, bưu phẩm...

4. Hướng dẫn cách gửi hàng qua bưu điện

Bước 1: Đóng gói hàng hóa

  • Các loại hàng hóa dù là hóa đơn, thư từ hay các loại bưu phẩm khác thì cũng cần phải đóng gói một cách cẩn thận và cho vào phong bì mới có thể thực hiện vận chuyển được. Nếu như mặt hàng của bạn có kích thước lớn thì hãy chuẩn bị 1 thùng carton và đóng gói cẩn thận chúng để tránh tình trạng hàng hóa bị hư hỏng trong suốt quá trình vận chuyển.
  • Với các mặt hàng dễ vỡ thì đòi hỏi bạn phải đóng gói cẩn thận hơn. Trong quá trình đóng gói, hãy chèn xốp hay các vật liệu chống va đập, trên nắp thùng hãy dãn biểu tượng hàng dễ vỡ để shipper tiện theo dõi.

Hướng dẫn cách gửi hàng qua bưu điện

Hướng dẫn cách gửi hàng qua bưu điện

Bước 2: Làm thủ tục gửi hàng

Mang hàng hóa của bạn tới bưu cục gần nhất và gặp nhân viên phụ trách chuyển phát hàng hóa để được hỗ trợ chi tiết về cách gửi hàng qua bưu điện. Một lưu ý nhỏ là bạn nên tìm hiểu trước giờ làm việc của bưu điện để tránh việc mất thời gian khi đến vào thời điểm ngân hàng không làm việc. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin dưới đây để tiết kiệm thời gian làm thủ tục:

  • Thông tin về hàng hóa;
  • Địa chỉ và thông tin liên hệ của người gửi hàng;
  • Địa chỉ và những thông tin liên hệ của người nhận hàng.
  • Khi gửi đồ qua bưu điện, bạn có thể lựa chọn các hình thức gửi hàng như chuyển phát thu tiền hộ, dịch vụ chuyển phát nhanh hay chuyển phát thường…

Bước 3: Thanh toán chi phí chuyển phát

Tiếp theo bước cuối cùng là bạn cần thanh toán cước phí dịch vụ cho nhân viên hỗ trợ, bạn cần giữ lại phiếu vận chuyển để có thể nhận thanh toán tiền COD hoặc sử dụng trong những trường hợp cần thiết.

V. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về giờ làm việc của bưu điện, cách gửi hàng qua bưu điện, một số lưu ý khi sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh của bưu điện mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về giờ làm việc của bưu điện và dịch vụ gửi hàng qua bưu điện. 123job cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của 123job nhé!