Bạn yêu thích việc làm kế toán nhà hàng nhưng còn chưa hiểu rõ về công việc? Yêu cầu của kế toán nhà hàng là gì? Mức lương và cơ hội của kế toán nhà hàng ra sao? Vậy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về kế toán nhà hàng nhé !
Khi các hoạt động kinh doanh của các nhà hàng, khách sạn càng phát triển và mở rộng thì nghề kế toán nhà hàng cũng ngày càng có sức hút và có nhu cầu tuyển dụng nhiều hơn.Kế toán là công việc yêu cầu trình độ nghiệp vụ cao, việc lập ra các hóa đơn, các chứng từ, báo cáo cần có sự chính xác tuyệt đối. Để đáp ứng được những yêu cầu đó đòi hỏi ứng viên cần có cái nhìn tổng quan hơn về các công việc mình đang làm. Hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây để có thể nắm rõ hơn về các công việc hàng ngày của một kế toán nhà hàng, về những yêu cầu của công việc và những cơ hội đang mở ra với nghề kế toán nhà hàng nhé!
I. Kế toán nhà hàng là gì?
Kế toán nhà hàng là công việc ghi chép, xử lý số liệu, thu thập và cung cấp các thông tin về hoạt động tài chính của nhà hàng. Kế toán nhà hàng ngoài việc nắm vững được các chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán còn phải nắm rõ được các sản phẩm, dịch vụ của nhà hàng.
Kế toán nhà hàng là gì
II. Yêu cầu trình độ học vấn đối với việc làm kế toán nhà hàng
Để có thể giữ vị trí kế toán nhà hàng, bạn cần có bằng trung cấp/Cao đẳng/ Đạo học chuyên ngành Kế toán hoặc các chứng chỉ tương đương. Bạn cần trang bị cho mình các kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn như: kỹ năng lập và trình bày các báo cáo tài chính;biết đọc các hóa đơn, các chứng từ xuất-nhập khẩu hàng hóa; phân tích được tình hình tài chính của nhà hàng …
Tuy nhiên trong quá trình làm kế toán, bạn không chỉ nắm vững được các kỹ năng liên quan đến trình độ học vấn mà còn cần phải nắm rõ được các yêu cầu về kỹ năng khác như:
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng. Việc nắm vững được các kỹ năng tin học giúp cho nhân viên kế toán có thể dễ dàng sử dụng được các phần mềm kế toán của doanh nghiệp, giảm được một khối lượng công việc rất nhiều, giúp cho việc tính toán chính xác hơn, tăng năng suất công việc.
- Trang bị cho bản thân kỹ năng giao tiếp tốt, đặc biệt thành thạo ngoại ngữ luôn là một lợi thế đối với nhân viên làm việc trong các nhà hàng.
- Luôn luôn cẩn thận và trung thực trong việc lập ra các báo cáo tài chính của nhà hàng.
- Chịu được áp lực trong công việc.
III. Công việc hàng ngày của kế toán nhà hàng
1. Kiểm soát các loại hóa đơn, tiếp nhận và kiểm tra chứng từ kế toán
- Hàng ngày nhà hàng cần mua rất nhiều nguyên liệu, vì vậy công việc của kế toán nhà hàng cần tiếp nhận các hóa đơn mua-bán hàng hóa từ các bộ phận khác để nhập vào hệ thống.
- Nhắc nhở các bộ phận khác của nhà hàng chuyển giao các chứng từ kế toán đúng thời hạn để kịp tiến độ công việc.
- Kiểm tra chính xác và hợp lý các hóa đơn xuất-nhập khẩu. Luôn luôn trung thực và báo cáo với cấp trên khi thấy có những khoản chi tiêu bất thường.
- Tính toán chính xác các loại hóa đơn như: thuế giá trị gia tăng, các khoản nợ, thu nhập…
- Có trách nhiệm trong việc cất giữ cẩn thận các loại hóa đơn, sổ sách quan trọng.
2. Kiểm soát giá cả hàng hóa nhập vào
- Tìm hiểu trước giá cả của các nhà cung cấp, để từ đó tính toán ra được nguồn cung phù hợp với tài chính của nhà hàng.
- Phối hợp cùng bếp trưởng, bộ phận quản lý để có thể đưa ra các giải pháp tăng hay giảm giá món ăn để có thể vừa phục vụ được nhu cầu của khách hàng, vừa đem lại nguồn doanh thu.
- Theo dõi tình hình biến đổi giá cả của thị trường để có thể có những phương án phù hợp.
- Ước lượng khách hàng để kiểm soát tốt việc mua nguyên liệu, tránh tình trạng thiếu hoặc còn tồn đọng nhiều.
- Báo cáo với cấp trên trong những trường hợp chênh lệch giá cả.
Công việc của kế toán nhà hàng
3. Quản lý định mức tồn kho
- Hàng ngày ghi chép lại các sản phẩm đã được xuất, sử dụng so với định mức tồn kho theo quy định của nhà hàng.
- Định kỳ hàng tháng phối hợp cùng các bộ phận khác trong nhà hàng kiểm tra lại số lượng hàng hóa tồn lại trong kho để lập ra báo cáo, trình bày với cấp trên trong cuộc họp hàng tháng.
4. Quản lý tài sản trong nhà hàng
- Phối hợp cùng các bộ phận khác để kiểm tra số lượng tài sản đã mua, hay đã bị hư hỏng để nhập vào phần mềm kế toán theo quy định.
- Hàng tháng phối hợp cùng bộ phận Nhân sự để kiểm tra tài sản đã mất mát hư hỏng; các tài sản thực tế của nhà hàng để lập ra báo cáo, trừ vào các phí dịch vụ.
- Hạch toán khấu hao các tài sản cố định; dựa vào tình hình của nhà hàng để có thể phân bổ được các tài sản sao cho phù hợp; đưa ra các chi phí có liên quan khác đến tài sản để lập báo cáo.
5. Xây dựng thang bảng lương cho nhân viên
- Chịu trách nhiệm chính cho việc xây dựng được mức lương cho nhân viên và chi trả hàng tháng cho nhân viên theo thời gian quy định.
- Thực hiện các công việc có liên quan khác như: xây dựng hợp đồng cho nhân viên, cung cấp giá cả cho khách hàng, thực hiện làm hồ sơ bảo hiểm cho nhân viên...
6. Lập các báo cáo liên quan theo quy định
- Lập ra các báo cáo xuất - nhập khẩu, thu mua nguyên liệu của nhà hàng vào cuối tháng hoặc định kỳ.
- Cuối hàng tháng lập ra báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của nhà hàng, để từ đó nhà hàng có những phương án thay đổi cho phù hợp.
- Định kỳ hàng tháng/quý/cuối năm báo cáo chính xác thuế như: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… và nộp cho cơ quan thuế theo đúng quy định.
- Cuối năm cần tổng kết lại doanh thu, lợi nhuận, các khoản chi, khoản thuế của nhà hàng trong báo cáo tài chính.
7. Một số công việc khác của kế toán nhà hàng
- Hàng ngày cập nhật số sách chính xác và hợp lý.
- Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên yêu cầu như: tổng hợp tình hình thu chi, các khoản thanh toán, các công việc phát sinh...
IV. Cơ hội việc làm và mức lương của kế toán nhà hàng
Theo thống kê, Hà Nội đang có khoảng hơn 5.000 nhà hàng ăn và khoảng 3.500 quán kinh doanh cafe, thức uống.Và nhu cầu về ăn uống của con người vẫn không ngừng tăng cao, thông thường mỗi người sẽ chi trả từ 20-30% mức thu nhập của mình cho nhu cầu ăn uống. .. Vì vậy, lĩnh vực nhà hàng đang đem đến nhiều cơ hội với cho những ước mơ khởi nghiệp; đang cần một nguồn nhân lực rất lớn, trong đó có kế toán nhà hàng.
Mức lương hiện nay đối với kế toán nhà hàng dao động từ 5-8 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó nhân viên kế toán nhà hàng cũng được hưởng những chế độ đãi ngộ tốt tại công ty, thưởng tip, … Tuy nhiên để có thể đảm nhận được vai trò kế toán của một nhà hàng, yêu cầu bạn cần có trình độ chuyên môn cao, khả năng tin học văn phòng tốt, nhanh nhẹn, trung thực...
V. Sự khác nhau giữa kế toán nhà hàng và kế toán khách sạn
Nhà hàng, khách sạn luôn có những lĩnh vực kinh doanh, có rất nhiều nét tương đồng, vì vậy nên nhiều người vẫn nhầm lẫn công việc kế toán nhà hàng và kế toán khách sạn là giống nhau. Tuy nhiên mỗi công việc lại có những đặc điểm khác nhau:
Sự khác nhau giữa kế toán nhà hàng và kế toán khách sạn
1. Đối với kế toán nhà hàng:
Công việc của kế toán nhà hàng khá phức tạp, bên cạnh những công việc chuyên môn của một kế toán thì kế toán nhà hàng cần nắm rõ một số vấn đề như:
- Xác định nghiệp vụ kinh doanh chính của nhà hàng là gì? Vì mỗi nhà hàng mở ra sẽ có những điểm mạnh, cung cấp những món ăn khác nhau. Vì vậy kế toán nhà hàng cần nắm rõ được nhà hàng chuyên cung cấp món ăn gì để có thể xây dựng được mức chi phí để mua nguyên liệu cho nhà hàng.
- Ngoài ra thì các chi phí như: dụng cụ nấu ăn, tiền điện, nước, … cũng cần được kế toán nhà hàng ghi lại và tính toán sao cho hợp lý.
- Bên cạnh đó kế toán nhà hàng cần dự toán chi tiết tất cả các chi phí của nhà hàng để giúp quá trình kiểm soát các hóa đơn xuất, nhập được nhanh chóng và chính xác. Xây dựng được giá thành món ăn vừa phục vụ được nhu cầu của khách hàng, vừa mang lại được lợi nhuận cho nhà hàng.
2. Đối với kế toán khách sạn.
Với kế toán khách sạn thì công việc sẽ không phức tạp như kế toán nhà hàng nhưng cũng cần phải đảm bảo các kiến thức chuyên môn như:
- Xử lý các hóa đơn bán ra thực chất là ghi nhận doanh thu dịch vụ.
- Hóa đơn mua vào, nhập khẩu thể hiện các chi phí của nhà hàng như: chi phí điện thoại, internet, văn phòng phẩm…
- Theo dõi và tính khấu hao các tài sản cố định cũng là một trong những công việc chính của kế toán khách sạn.
VI. Kết luận
Công việc của một kế toán nhà hàng rất phức tạp, chịu rất nhiều áp lực khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn luôn giữ cho mình một niềm đam mê với công việc, luôn cố gắng, phấn đấu vì mục tiêu trước mắt thì mọi khó khăn sẽ biến mất. Hy vọng với những chia sẻ trên của 123job giúp cho bạn hiểu hơn về nghề kế toán nhà hàng, để có thể từ đó đưa ra các kế hoạch cho bản thân. Chúc bạn thành công trên con đường mình đã chọn!
Xem thêm:
Kế toán tổng hợp là gì ? Hé lộ mô tả công việc bạn chưa biết