Làm thế nào để trở thành một quản lý nhà hàng chuyên nghiệp? Có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người. Vậy cùng 123job theo dõi bài viết dưới đây để tìm cho bản thân những bí quyết giúp thành công với vị trí quản lý nhà hàng nhé !
Quản lý nhà hàng là người có vai trò quan trọng trong bộ máy hoạt động của nhà hàng. Đây là công việc phải đảm đương những trách nhiệm rất lớn,vì vậy người quản lý nhà hàng cần hiểu rõ những công việc chuyên môn. trau dồi cho bản thân những kỹ năng căn bản để hoàn thành tốt mọi công việc được giao, giúp nhà hàng phát triển, đạt được nhiều doanh thu.
I. Quản lý nhà hàng là gì?
Quản lý nhà hàng là người chịu trách nhiệm điều hành tất cả các công việc của nhà hàng, đưa ra các quyết định, cách tổ chức nhằm đảm bảo nhà hàng hoạt động tốt và có hiệu quả.
II. Những công việc mà người quản lý nhà hàng phải đảm nhận trong quá trình làm việc
1. Quản lý nhân sự nhà hàng
Quản lý nhà hàng sẽ có trách nhiệm đưa ra các phương án tuyển dụng hay giảm bớt nhân sự; tham gia quá trình tuyển chọn nhân viên mới , trực tiếp đào tạo họ, bố trí lịch làm việc cho nhân sự. Quản lý nhân sự nhà hàng thường xuyên phải quan tâm đến đời sống của nhân viên, khích lệ tinh thần, đôn đốc nhằm nhân viên có được cảm giác thoải mái để có thể hoàn thành tốt công việc được giao.Bên cạnh đó quản lý nhà hàng cũng đảm nhận công việc đánh giá năng lực và kết quả làm việc của nhân viên để từ đó đưa ra các phương án thưởng, phạt phù hợp.
2. Quản lý tài chính
Tài chính luôn là mục tiêu mà mọi nhà hàng luôn quan tâm. Quản lý nhà hàng là người biết lập ra kế hoạch chi tiêu về nguyên liệu, dụng cụ nhà bếp... sao cho hợp lý; đưa ra các kế hoạch để có thể giúp nhà hàng đạt được lợi nhuận; bên cạnh đó còn là người đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm tăng doanh số.
3. Quản lý cơ sở vật chất, tài sản nhà hàng
Tại các nhà hàng, khách sạn luôn phải sử dụng một số lượng dụng cụ lớn để phục vụ cho quá trình nấu ăn. Vì vậy người quản lý nhà hàng sẽ có trách nhiệm quản lý các cơ sở vật chất, tài sản của nhà hàng. Thường xuyên kiểm tra lại số lượng dụng cụ; thống kê, báo cáo lại những trường hợp hư hỏng, mất mát để kịp thời báo cáo lại cho cấp trên.
Công việc của quản lý nhà hàng
4. Quản lý chất lượng dịch vụ
Để tạo ra được những ấn tượng với khách hàng với những món ăn ngon, đẹp mắt thì trước tiên người quản lý nhà hàng phải quản lý được chất lượng của các dịch vụ. Quản lý nhà hàng có trách nhiệm kiểm tra nguồn nguyên liệu được đưa vào sử dụng có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; thực đơn có hợp lý và phù hợp với khách hàng; hay chất lượng phục vụ của nhân viên có thực sự tốt…
5. Triển khai kế hoạch kinh doanh và tiếp thị
Bên cạnh việc quản lý các vấn đề tại nhà hàng, thì người quản lý luôn có nhiệm vụ thực hiện những chiến lược, kế hoạch kinh doanh phù hợp; có những cách quảng cáo về nhà hàng để có thể thu hút được một lượng khách lớn. Người quản lý nhà hàng cần chủ động tìm kiếm những khách hàng tiềm năng; phối hợp cùng bộ phận marketing để đưa ra những chiến dịch quảng cáo phù hợp như: giảm giá, khuyến mãi…
6. Giải quyết sự cố, khiếu nại từ khách hàng
Nhà hàng là nơi thường xuyên xảy ra những sự cố, với những sự cố nhỏ thì các nhân viên phục vụ có thể xử lý tình huống sao cho hợp lý. Trong trường hợp nhân viên không xử lý được thì người quản lý là người trực tiếp giải đáp những sự cố của khách, tổ chức theo dõi, duy trì mối quan hệ với khách hàng, tạo cho khách hàng sự thiện cảm.
III. Những kỹ năng cần có của quản lý nhà hàng
1. Chịu được áp lực công việc cao
Công việc của một quản lý nhà hàng bao gồm rất nhiều việc khác nhau, từ việc quản lý đến tài chính, quản lý các hoạt động nấu ăn, phục vụ… Nhất là vào những dịp lễ, những ngày nghỉ thì mọi công việc càng nhiều hơn. Vì vậy người quản lý nhà hàng cần có kỹ năng chịu được áp lực cao, luôn biết cách quản lý thời gian của mình cho hiệu quả để tránh áp lực, luôn giữ cho mình một tâm trạng thoải mái nhất. Khi có một tinh thần tốt, bạn có thể có những cách xử lý tình huống thông minh, quản lý nhân viên của mình hiệu quả hơn.
2. Quản lý nhà hàng là người có kỹ năng giao tiếp tốt
Kỹ năng giao tiếp là điều quan trọng đối với mỗi người, và đối với một quản lý nhà hàng hàng ngày sẽ phải gặp gỡ các đối tác, các khách hàng, quản lý nhân viên thì kỹ năng đó lại càng quan trọng. Có kỹ năng giao tiếp tốt bạn có thể thuyết phục được những đối tác quan trọng, làm hài lòng được khách hàng khi họ có những khiếu nại, hoặc có thể là khích lệ tinh thần làm việc của các nhân viên. Vì vậy người quản lý nhà hàng cần luôn luôn trau dồi khả năng giao tiếp của bản thân, học hỏi khả năng giao tiếp từ đồng nghiệp, cấp trên hoặc rút kinh nghiệm từ thực tế.
Những kỹ năng cần có của quản lý nhà hàng
3. Kỹ năng quản lý, tổ chức và lãnh đạo
Quản lý nhà hàng là người điều phối các hoạt động của khách sạn để đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy kỹ năng quản lý, tổ chức, lãnh đạo là điều vô cùng quan trọng. Người quản lý cần nắm vững được lợi thế của nhà hàng là những gì, đội ngũ nhân viên mạnh về mảng nào để có thể đưa ra các kế hoạch vừa khai thác tốt được các điểm mạnh, vừa khắc phục được hạn chế.
IV. Bật mí một số bí quyết giúp bạn trở thành quản lý nhà hàng chuyên nghiệp
1. Khách hàng là thượng đế
“ Khách hàng là thượng đế” luôn là tiêu chí đặt ra của tất cả các nhà hàng khách sạn. Khách hàng là người sử dụng các dịch vụ tại nhà hàng, họ bỏ ra một khoản tiền để chi trả cho những điều đó vì vậy điều họ cần là sự phục vụ chất lượng của các nhà hàng. Quản lý nhà hàng là người có nhiệm vụ nắm bắt được những tâm lý của khách hàng, quản lý nhân viên về cách phục vụ để mang lại cho khách hàng một bữa ăn thật ngon miệng và thoải mái, tạo niềm tin cho khách hàng. Ngày nay với nhu cầu ăn uống của con người ngày càng cao, không chỉ dừng lại ở những món quen thuộc mà khách hàng họ cần hơn ở những món ăn mới lạ, có hương vị đặc biệt và chất lượng. Chính vì thế nên người quản lý luôn tạo ra những cuộc khảo sát cho khách hàng để có thể đưa ra các chiến dịch kinh doanh phù hợp; lắng nghe ý kiến, góp ý của khách hàng để có thể cải thiện được chất lượng phục vụ một cách tốt nhất.
2. Xác định đội ngũ nhân viên sẽ làm việc cùng mình
Đội ngũ nhân viên giỏi, chuyên nghiệp luôn đứng sau những thành công của mọi nhà hàng. Quản lý nhà hàng cần nắm rõ nhà hàng mình cần có những nhân viên có những phẩm chất, năng lực gì. Từ đó lập ra một kế hoạch chi tiết, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên để sắp xếp công việc một cách phù hợp. Trong quá trình làm việc, thường xuyên quan tâm đến đời sống của nhân viên để giúp họ có được những năng lượng tích cực khi làm việc. Thường xuyên đề ra những chính sách khen thưởng, đãi ngộ tốt đối với nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc; và kỷ luật nghiêm với những nhân viên không chấp hành đúng các quy định của nhà hàng. Bên cạnh đó quản lý nhà hàng cần chú trọng đào tạo nhân viên; rèn luyện thêm những kỹ năng còn thiếu sót để tạo nên một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nhất.
3. Thực hiện các chiến dịch quảng cáo, marketing để thu hút khách hàng
Các chiến dịch quảng cáo, chiến dịch marketing đang là một trong những công cụ hữu ích cho các nhà hàng nhằm thu hút được một khách hàng. Với thời đại ngày nay, phần lớn mọi người đang sở hữu cho mình một chiếc smartphone với kết nối internet, có thể đọc được các tin tức hàng ngày khác nhau. Vì vậy khách hàng có thể biết đến nhà hàng của bạn qua facebook, youtube, zalo, sự giới thiệu của bạn bè, hoặc là những tấm tờ rơi quảng cáo với các ưu đãi hấp dẫn... Với các chiến dịch marketing hiệu quả sẽ đem lại cho nhà hàng một lượng khách hàng lớn và một doanh thu khá cao.
Một số bí quyết giúp bạn trở thành quản lý nhà hàng chuyên nghiệp
4. Phác thảo kế hoạch tài chính cho nhà hàng
Nếu bạn đang cố gắng để trở thành một quản lý nhà hàng chuyên nghiệp thì cũng nên rèn cho bản thân kỹ năng phác thảo tài chính cho nhà hàng. Bạn cần lập ra được một kế hoạch chi tiết về những khoản cần chi tiêu, mục tiêu lợi nhuận cần đạt được trong từng tháng, từng năm.
5. Địa điểm đặt nhà hàng là vô cùng quan trọng
Không phải bất cứ một địa điểm nào đều có thể thành lập được một nhà hàng. Việc chọn địa điểm cần cân nhắc vào tài chính hiện có, phụ thuộc vào khách hàng. Và dưới đây là một số điều cần lưu ý về địa điểm đặt nhà hàng:
Chọn địa điểm ở những nơi thuận lợi về giao thông , dân cư tập trung đông đúc.
Tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh bên cạnh để đưa ra các chiến lược phù hợp
Xác định đối tượng phục vụ của nhà hàng là ai để có thể chọn địa điểm phù hợp với nhu cầu của mọi người.
Nắm rõ các quy định, chính sách tại địa điểm đặt nhà hàng.
Bên cạnh đó cần trang trí cho nhà hàng thật hợp lý, tạo điểm nhấn, thu hút; xây dựng bố cục nhà hàng, bàn ghế, đèn… tất cả đều hài hòa, phù hợp với nhau.
6. Thực đơn độc đáo, hấp dẫn
Thực đơn là điều đầu tiên thu hút khi khách hàng ngồi vào bàn ăn. Mặc dù việc xem thực đơn của mỗi khách hàng diễn ra rất nhanh, chỉ vài phút ngắn nhưng cũng để lại ấn tượng đối với khách hàng. Quản lý nhà hàng cần tạo ra những menu với những món ăn hấp dẫn, cách trang trí thực đơn cũng cần phải hài hòa, hình ảnh món ăn chân thực, đẹp mắt để có thể thu hút khách hàng về các món ăn đó.
7. Lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng hiệu quả
Việc sử dụng các phần mềm quản lý có lẽ không còn quá xa lạ đối với các nhà hàng. Phần mềm quản lý là công cụ hữu ích để nhân viên có thể dễ dàng tiếp nhận những đơn đặt hàng của khách hàng; là công cụ để nhà quản lý sử dụng để theo dõi quá trình làm việc của nhân viên; lập ra các khoản thu, chi; quản lý kho hàng… Bên cạnh đó, khách hàng có thể nắm bắt rõ hơn tình hình thay đổi giá, món ăn, các chương trình khuyến mãi của các nhà hàng thông qua phần mềm. Có thể nói phần mềm quản lý là lựa chọn lý tưởng cho các nhà hàng, giúp cho các công việc diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn, tiết kiệm được một khoảng thời gian.
V. Mức lương hấp dẫn cho vị trí quản lý nhà hàng hiện nay
Với mức lương trung bình dao động từ 15-30 triệu đồng/tháng thì có thể nói vị trí quản lý nhà hàng đang là công việc mơ ước của mọi người. Bên cạnh đó, quản lý nhà hàng tại các khách sạn, các resort 4-5 sao có thể nhận thêm được tiền tip, khoản chia service charge. Tuy nhiên để đạt được mức lương hấp dẫn đó đòi hỏi người quản lý phải có kinh nghiệm, luôn cố gắng và phấn đấu, có các kỹ năng quan trọng của nhà quản lý, phong cách làm việc chuyên nghiệp...
VI. Kết luận
Trên đây là một số bật mí của 123job về những kỹ năng, những bí quyết để trở thành một quản lý nhà hàng chuyên nghiệp. Hy vọng những chia sẻ đó thực sự giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công với công việc mình đã lựa chọn!
Xem thêm:
Hospitality là gì? Cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn khi làm hospitality
Acquisition là gì? Những thương vụ acquisition nhà hàng khách sạn nổi tiếng
Hostess là gì? Cơ hội thăng tiến và bí quyết có mức lương khủng của Hostess