Từ lâu, kỹ năng quản lý vẫn luôn được coi là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết. Vậy kỹ năng quản lý là gì, các yếu tố để trở thành một nhà quản lý giỏi cũng như kinh nghiệm thành công cho kỹ năng quản lý tài chính cá nhân…

I. Kỹ năng quản lý là gì? 

Kỹ năng quản lý là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của một nhà quản lý, bao gồm các kỹ năng liên quan đến quản lý con người (hay kỹ năng quản lý nhân sự), kỹ năng quản lý công việc… để đảm bảo cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể hoạt động một cách hiệu quả. Ngoài ra kỹ năng quản lý còn bao gồm cả các kỹ năng khác như: kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, kỹ năng quản lý dự án, các kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả… Ngày nay, tại một số trung tâm dạy kỹ năng mềm, thì kỹ năng quản lý là một trong những kỹ năng được ưu tiên hàng đầu của các học viên, cũng như những nhà đào tạo.

Kỹ năng quản lý là gìkỹ năng quản lý là gì? 

II. Những yếu tố cần thiết của một người quản lý 

1. Kỹ năng hoạch định, tổ chức và điều hành

Bạn có thể hiểu kỹ năng quản lý công việc bao gồm cả kỹ năng hoạch định, khả năng tổ chức và điều hành. Trong đó, hoạch định là việc bạn thiết lập các mục tiêu rõ ràng cụ thể để từ đó lên các kế hoạch hành động nhằm đạt được chúng. Hoạch định trong kỹ năng quản lý bao gồm các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn. Tiếp đến, sau khi đã thực hiện hoạch định công việc một cách chuyên nghiệp, nhà quản lý cần có khả năng tổ chức và điều hành công việc để đem lại hiệu quả cao nhất. 

2. Kỹ năng chỉ đạo, giám sát

Bạn là một nhà quản lý và bạn đã điều hành, tổ chức để phân công công việc cho các nhân viên bên dưới rất tốt. Tuy nhiên, mọi việc không dừng lại ở đó. Bạn nên tiếp tục thực hiện hoạt động giám sát, thúc giục công việc và đôi khi phải nhắc nhở nhân viên đảm bảo tiến độ công việc. 

3. Kỹ năng ứng xử và giao tiếp tốt

Đối với một nhà quản lý, ứng xử và giao tiếp với nhân viên không chỉ dừng lại ở việc hiểu những điều họ nói. Đôi khi bạn phải thật tinh tế để nhận ra những vấn đề mà họ đang gặp phải, cũng như nguyên nhân đằng sau khiến cho hiệu quả công việc của họ bị giảm sút. 

4. Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng quản lý công việc chuyên nghiệp bao gồm cả khả năng trình bày tốt để có thể khiến nhân viên và mọi người hiểu hết công việc, quyền hạn của họ trong vị trí nào. Do đó, kỹ năng thuyết trình tốt là điều mà nhà quản lý cần rèn luyện liên tục. 

5. Kỹ năng nhận xét, đánh giá năng lực nhân viên

Nhà quản lý là người sẽ trực tiếp giám sát và làm việc với một đội nhóm nhân viên dưới quyền. Công việc của bạn không chỉ là phân chia công việc và giám sát tốc độ hoàn thành chúng. Bạn còn cần phải có khả năng nhận xét, đánh giá chính xác và khách quan năng lực của nhân viên. Điều này không chỉ tạo ra một môi trường làm việc công bằng và còn mang tới sự khao khát thăng tiến trong nghề nghiệp để mỗi người hoàn thành tốt công việc của họ. 

6. Có kiến thức chuyên môn/nghề nghiệp sâu rộng

Bạn đã trở thành một nhà quản lý, điều đó chứng tỏ bạn là người có năng lực. Và để duy trì sự ngưỡng mộ cũng như có khả năng lên mức cao hơn trong công việc, hãy liên tục cập nhật các kiến thức nghề nghiệp và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn nữa nhé. 

III. Kỹ năng quản lý nhân sự 

1. Có trách nhiệm trong công việc

Nhà quản lý luôn là người đi đầu, hướng dẫn và quản lý nhân viên, vì vậy yếu tố trách nhiệm trong công việc được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu của bất kỳ một nhà quản lý nào. Điều này được thể hiện rõ nhất trong kỹ năng quản lý công việc và kỹ năng quản lý nhân sự. Muốn quản lý người khác tất nhiên bản thân phải có trách nhiệm cao trước.

Kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp

Kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp

2. Kỹ năng giao tiếp tốt.

Trong bất kỳ một ngành nghề nào trong xã hội, kỹ năng giao tiếp luôn là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu. Đặc biệt trong kỹ năng quản lý, điều này đòi hỏi nhà quản lý phải có kỹ năng giao tiếp tốt, để có thể truyền đạt được những chỉ thị của ban giám đốc tới nhân viên, cũng như có thể lắng nghe được những khó khăn của nhân viên trong công việc để nắm bắt được tình hình công ty. Gắn liền với kỹ năng giao tiếp thì nhà quản lý cũng cần nắm được kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc, cần phải sử dụng từ ngữ đúng mực để quan hệ giữa quản lý và nhân viên trong công ty luôn ở trạng thái tốt.

3. Kỹ năng lãnh đạo, tổ chức, điều hành hiệu quả.

Là một nhà quản lý, thì cần có trách nhiệm, dám đương đầu với những khó khăn, động viên và tạo ra cho nhân viên những môi trường làm việc tốt nhất, biết đưa ra những quyết định, những nhận xét chính xác, khen thưởng công bằng. Những điều này sẽ tạo nên sự tổ chức và điều hành thật hiệu quả cho công ty. 

4. Kỹ năng phát triển năng lực của nhân viên. 

Để cho công ty, tổ chức hoạt động thật tốt, ngoài việc làm việc tốt teamwork, thì những nhà quản lý cũng cần phải biết động viên, thúc đẩy, phát triển năng lực của từng nhân viên.  Muốn làm được điều này thì nhà quản lý cần nắm được các kỹ năng quản lý nhân sự, tầm quan sát tốt trong công việc của mình. 

5. Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu

Kỹ năng này gắn liền với kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc. Muốn quản lý tốt thì cần phải lắng nghe tốt, thấu hiểu tốt, và quản lý thật tốt cảm xúc của mình.

6. Kỹ năng tổ chức, phân chia công việc phù hợp

Là một nhà quản lý cần phải nắm thật tốt kỹ năng quản lý công việc, tổ chức, phân chia công việc hiệu quả. Công việc của một nhà quản lý rất lớn, vì vậy đòi hỏi nhà quản lý phải quản lý tốt công việc của mình, trước khi quản lý công việc của cả nhân viên trong công ty.

7. Kỹ năng phán đoán tốt và ra quyết định.

Nhà quản lý là những người thường xuyên phải đưa ra quyết định của mình trong việc đóng góp và xây dựng công ty, tổ chức. Vì vậy đòi hỏi phải có kỹ năng quan sát tốt, phán đoán tốt, để đưa ra những quyết định một cách nhanh chóng và chính xác.

8. Không ngừng học hỏi và phát triển bản thân

Muốn tổ chức, doanh nghiệp, công ty phát triển được, thì chính bản thân những nhà quản lý cũng phải không ngừng học tập, phát triển bản thân. Không chỉ phát triển những kỹ năng chuyên ngành của mình, mà còn phát triển nhiều kỹ năng cần thiết hơn cho công việc, đặc biệt là kỹ năng quản lý cả bản thân.

9. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục.

Để trở thành một nhà quản lý giỏi, thì kỹ năng quản lý luôn luôn phải đi liền với kỹ năng đàm phán và thuyết phục. Điều này cũng gắn liền với việc nhà quản lý cần nắm được kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc. Điều chỉnh và quản lý cảm xúc thật tốt, để có thể thuyết phục được đối tác, cũng như nhân viên trong công ty.

10. Kỹ năng chuyên môn của một quản lý nhân sự. 

Đó chính là kỹ năng quản lý, kỹ năng quản lý công việc, kỹ năng quản lý nhân sự, … muốn là một người giỏi trong công việc thì đầu tiên hết phải là người có kỹ năng chuyên môn giỏi, sau đó là những kỹ năng khác.

III. Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân 

Bên cạnh kỹ năng quản lý của một nhà lãnh đạo, nhà quản lý thì chúng ta không thể không nhắc tới kỹ năng quản lý cá nhân, và một trong những yếu tố quan trọng nhất trong đó là, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân. Quản lý tài chính cá nhân tức là bạn cần phải nắm được các thông tin liên quan đến thu nhập, chi tiêu và các khoản tiết kiệm của bản thân, lập ra những bản tài chính cá nhân. Vậy làm thế nào để có quản lý tài chính cá nhân thật tốt. Thì dưới đây sẽ là các bước để quản lý tài chính cá nhân.

1. Tổng hợp nguồn thu nhập hàng tháng.

Việc quản lý tài chính cá nhân, bạn cần bắt đầu trong việc tổng hợp tất cả các nguồn thu nhập của mình, từ đó bạn mới có thể có những định hướng trong việc chi tiêu và tiết kiệm cho bản thân.

2. Liệt kê các khoản chi tiêu của bản thân.

Sau khi liệt kê các khoản thu nhập của mình, bạn cần phải liệt kê ra những khoản chi tiêu hàng tháng của mình. Điều này giúp bạn có thể so sánh với nguồn thu nhập của mình. Nếu như chi tiêu vượt thu nhập, thì bạn cần phải hoặc là tăng thêm các nguồn thu nhập cho bản thân, hoặc là phải giảm những khoản chi tiêu cho hợp lý.

3. Lập cho mình một khoản tiết kiệm.

Đây là một điều rất quan trọng nếu bạn muốn có tiền. Có nhiều tài liệu khuyên rằng, mỗi tháng ít nhất bản phải tiết kiệm được 1/10 thu nhập của mình. Điều này giúp cho túi tiền của bạn sẽ không bao giờ bị rỗng.

4. Lập bảng cân đối ngân sách. 

Và cuối cùng chính là lập bảng cân đối ngân sách, đưa ra những mục tiêu trong tài chính cá nhân của mình, cũng như có những kế hoạch để tăng thêm nguồn thu nhập, giảm chi tiêu, nhưng vẫn đảm bảo được cuộc sống tốt.

IV. Kết luận

Chúng ta có thể thấy rằng, trong thời đại ngày nay, kỹ năng quản lý đóng một vai trò rất quan trọng, điều này quyết định rất lớn tới khả năng thành công của bạn. Bạn hãy luôn luôn học tập và phát triển bản thân, phát triển kỹ năng quản lý của chính mình để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc, cũng như để góp phần xây dựng được tổ chức, công ty, doanh nghiệp mà mình đang cống hiến.