Công việc của một nhân viên lái xe là gì? Những khó khăn, những kinh nghiệm cần thiết để lái xe an toàn là như thế nào? Trong bài viết dưới đây 123job sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.
I. Công việc của nhân viên lái xe là gì?
Bạn đã biết hết những công việc của một lái xe chưa?
Là một nhân viên lái xe bạn sẽ phải thực hiện việc lái xe và hỗ trợ những công việc khác khi được phân công. Những nhiệm vụ nổi bật như:
Hàng ngàynhân viên lái xe sẽ đưa đón, chuyên chở các lãnh đạo, cán bộ công nhân viên và đôi khi là cả khách hàng. Bạn phải đảm bảo được thời gian, địa điểm đưa đón đúng theo yêu cầu.
Trên đường công tác thực hiện đúng luật an toàn giao thông, luôn giữ an toàn cho người, xe và hàng hóa.
Giữ gìn và bảo dưỡng xe theo định kỳ. Bảo đảm xe luôn trong tình trạng tốt nhất và sẵn sàng phục vụ.
Luôn kiểm tra xe để phát hiện và sửa chữa kịp thời những trục trặc không mong muốn, cập nhật đầy đủ vào sổ theo dõi và bảo trì xe thường xuyên cho công ty.
Nhân viên lái xe tuyệt đối giữ bí mật các công việc mà cán bộ, nhân viên trao đổi trên xe, không bàn tán, xuyên tạc sự thật làm xấu hình ảnh của công ty, giảm uy tín với khách hàng.
Chủ động nhanh chóng báo cáo các sự cố trong quá trình lưu thông như: tai nạn giao thông, phạt do vi phạm luật, hỏng xe, … cho cấp trên hoặc phòng HCNS để được giúp đỡ.
Báo cáo thật rõ ràng mức nhiên liệu sử dụng hàng tháng.
II. Ưu điểm, hạn chế của nghề lái xe
Nghề lái xe mặc dù khá khó khăn nhưng nhu cầu tuyển dụng ngày càng lớn, vậy nên được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Dưới đây 123job sẽ chia sẻ cho bạn những ưu điểm và hạn chế của nghề ngồi sau vô lăng này.
1. Ưu điểm
1.1 Dễ kiếm việc
Xã hội phát triển đi đôi với đời sống của con người ngày càng được nâng cao, bởi vậy nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa là rất lớn. Và tất nhiên, trở thành một nhân viên lái xe, bạn sẽ không phải lo vấn đề thiếu việc làm.
1.2 Chỉ cần có bằng lái xe
Đặc điểm của nghề là không yêu cầu quá cao về bằng cấp như những lĩnh vực khác, đơn giản là bạn chỉ cần có trong tay một giấy phép lái xe, tấm bằng lái xe theo đúng quy định. Muốn tham gia vào nghề này, bạn cần học qua những khóa học tương đương với hạng xe như: Xe taxi, xe tải, xe khách, …
1.3 Thời gian học nghề nhanh
Mỗi khóa học lái xe, bạn chỉ bỏ ra trung bình từ 3 - 6 tháng để hoàn thành. Khi đó, bạn đã hoàn toàn có thể đi xin việc làm và trở thành một nhân viên lái xe hợp pháp.
1.4 Thu nhập ổn định
Mặc dù được coi là nghề khá vất vả nhưng lại luôn đem lại cho bạn một mức thu nhập ổn định và xứng đáng với sự nỗ lực mà bạn bỏ ra.
2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên là những mặt hạn chế không thể bỏ qua khi làm nghề lái xe. Nhìn chung, lái xe là một nghề nguy hiểm, vất vả và đầy khó khăn. Bạn thường xuyên gặp căng thẳng khi phải đối mặt với các vấn đề như: ùn tắc giao thông, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm khói bụi, các tình huống bất ngờ khi lưu thông. Hơn nữa, các lái xe cũng thường rơi vào tình trạng thiếu ngủ dẫn đến ngủ gật, ngủ quên khi phải điều khiển phương tiện trong thời gian dài. Tuy nhiên, những nhược điểm trên bạn hoàn toàn có thể khắc phục khi có một kỹ năng lái xe tốt, nắm chắc luật giao thông, tỉnh táo, nhạy bén quan sát và bình tĩnh trước mọi tình huống.
Những mặt trái của nghề lái xe mà không phải ai cũng biết
III. Nhân viên lái xe cần những bằng cấp gì?
Bằng cấp của những lái xe chuyên nghiệp được chia ra từng mức độ khác nhau. Nếu bạn chỉ đơn thuần lái xe ô tô con, xe tải thì một tấm bằng lái xe là đủ nhưng đối với các hạng xe như lái taxi thì bạn cần thêm giấy phép, giấy chứng nhận hành nghề dành riêng cho tài xế taxi. Các hạng xe 16 chỗ ngồi, bạn cần có giấy phép, chứng chỉ lái xe 16 chỗ ngồi tương đương với xe khách.
IV. Kỹ năng cần thiết của Lái xe
Tai nạn giao thông đang ngày càng tăng cao tỷ lệ thuận với rất nhiều lái xe thiếu trách nhiệm trong khi lưu thông. Các nhà tuyển dụng vì vậy mà cũng ngày càng đề cao kỹ năng của các nhân viên lái xe. Để bảo toàn tính mạng của chính mình, của mọi người xung quanh và dễ dàng tìm kiếm việc làm hãy luôn lái xe an toàn và nắm chắc những kỹ năng cơ bản.
1. Khả năng bảo trì cơ bản
Có rất nhiều tình huống bất ngờ trên đường buộc các lái xe phải xử lý khi không nhận được sự hỗ trợ từ các nhân viên bảo trì. Bạn cần biết những kỹ năng bảo trì đơn giản như: thay lốp, cầu chì, bóng đèn, … Đồng thời một người lái xe phải chuẩn đoán đúng những bộ phận trục trặc liên quan để giải quyết và khắc phục vấn đề một cách nhanh chóng.
2. Kỹ năng giao tiếp
Một kỹ năng không thể thiếu trong nghề lái xe đó là kỹ năng giao tiếp. Nếu bạn là nhân viên lái xe thì cần giao tiếp phù hợp với các lãnh đạo, nhân viên trong công ty. Bạn là tài xế xe taxi thì cần đem lại cho khách hàng một không gian trò chuyện thoải mái.
Kỹ năng giao tiếp cần trong mọi lĩnh vực đời sống cũng như nghề lái xe
3. Tính tin cậy và năng động
Uy tín và năng động luôn là điều cực kỳ quan trọng đối với tất cả các lái xe. Một người lái xe giỏi bạn cần sắp xếp thời gian biểu một cách hợp lý, đến và đi đúng địa điểm, thời gian được yêu cầu. Hơn nữa, bạn cần xử lý hoàn hảo tất cả công việc trên giấy tờ, cập nhật để sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ.
4. Sự tỉnh táo
Biết quan sát, tỉnh táo nhận thức được mọi thứ xung sẽ giúp các lái xe có những chặng đường an toàn. Bạn cần thận trọng và cảnh giác đối với mọi tình huống khi lưu thông. Ví dụ: Khi ngửi thấy mùi lạ ở phía đầu xe bạn nên nhanh chóng phát hiện ra điều bất thường để có thể xử lý thật tốt các trục trặc.
5. Trình độ chuyên môn
Đối với các lái xe yêu cầu có giấy phép, bằng lái xe là tối thiểu nhất. Điều này, tương đương với việc bạn đã hoàn toàn nắm vững các quy tắc, quy định trong tham gia giao thông. Ngoài ra, các nhà tuyển dụng cũng sẽ không ngừng đưa ra các điều kiện khác để kiểm tra trình độ chuyên môn của bạn. Vì thế, bạn buộc phải hoàn thành chúng thật xuất sắc.
V. Kinh nghiệm phỏng vấn Lái xe cần biết
Đối với nghề lái xe, các cuộc phỏng vấn hầu như không hề có một bộ câu hỏi chung nào. Vậy nên, dưới đây 123job đã tổng hợp lại những kinh nghiệm phỏng vấn hy vọng có thể chuẩn bị cho bạn thật tốt trước khi gặp các nhà tuyển dụng.
1. Trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng lái xe cơ bản
Bạn nên nắm rõ và am hiểu luật giao thông đường bộ, trang bị cho mình những kỹ năng lái xe tốt cho mọi hoàn cảnh như: Lái xe leo đèo - đổ dốc, lái xe vào ban đêm, lái xe trong thời gian dài, …
2. Chuẩn bị đầy đủ Hồ sơ xin việc lái xe
Trong bộ hồ sơ xin việc lái xe của bạn cần có đầy đủ những loại giấy tờ sau:
Đơn xin việc.
Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương.
Giấy xác nhận nhân sự của công an xã/phường.
Giấy khám sức khỏe dành riêng cho lái xe.
Bản sao CMND, GPLX, Hộ khẩu thường trú không cần công chứng.
Các bằng cấp có liên quan khác (nếu có).
3. Tổng hợp và tập trả lời một số câu hỏi phỏng vấn lái xe thường gặp
Thông thường các nhà tuyển dụng sẽ đặt ra cho bạn những câu hỏi xoay quanh các chủ đề chính sau:
Câu hỏi chung: “Bạn hãy tự giới thiệu vài điều về bản thân?”, “Thế mạnh bạn đang có là gì?”, “Hạn chế của bạn là gì? Bạn sẽ làm gì để khắc phục những mặt hạn chế đó?”, “Hãy đưa ra lý do tại sao chúng tôi nên chọn bạn cho vị trí này?”
Câu hỏi chuyên môn: Thường liên quan tới kỹ năng, kinh nghiệm lái xe như lái xe đường trơn trượt, đường đèo dốc, …
Câu hỏi xử lý tình huống: Đây là những tình huống mà lái xe thường gặp nhất như: Hỏng xe, gây ra tai nạn giao thông, gặp cướp, …
4. Chuẩn bị sẵn sàng cho buổi phỏng vấn hôm nay
Bạn nên xuất hiện với những bộ trang phục chỉnh chu, gọn gàng toát lên sự tôn trọng, lịch sự đối với các nhà tuyển dụng. Người phỏng vấn sẽ dựa vào cách ăn mặc để phần nào đánh giá sự nghiêm túc trong công việc của bạn.
Ngoại hình chỉnh chu sẽ là điểm cộng lớn cho bạn khi phỏng vấn lái xe
5. Một số lưu ý khi trả lời phỏng vấn
Khi trả lời phỏng vấn: Bạn nên nói trôi chảy, diễn tả ý sao cho mượt mà tránh nói ngắc ngứ gây khó chịu cho người phỏng vấn. Bạn sẽ thấy tự tin hơn nếu như chuẩn bị thật kỹ và tập trả lời những câu hỏi có thể xảy ra.
Khi được yêu cầu giới thiệu bản thân: Bạn nên giới thiệu những giai đoạn chính, ngắn gọn, tránh nói vòng vo, dài dòng dẫn đến lủng củng ý. Thông thường, bạn chỉ nên giới thiệu không quá 1 phút, chú ý những ưu điểm nổi bật của bản thân hỗ trợ trong công việc lái xe.
Trả lời những câu hỏi tình huống: Bạn hãy lắng nghe thật kỹ để hiểu chính xác tình huống được đặt ra. Hãy thật bình tĩnh, chậm rãi đưa ra câu trả lời thuyết phục nhất. Trong trường hợp bạn chưa nghĩ ra cách giải quyết, 123job khuyên bạn đừng ngại mà hãy hỏi lại các nhà tuyển dụng một lần nữa.
VI. Cách viết CV xin việc lái xe
Bạn cảm thấy khó khăn khi viết CV xin việc lái xe, dưới đây 123job sẽ hướng dẫn chi tiết để bạn có một CV xin việc lái xe hoàn chỉnh nhất.
1. Thông tin cá nhân
Đây là phần đầu tiên sẽ trình bày trong CV xin việc lái xe của bạn. Bạn cần có đầy đủ những thông tin cơ bản như: Họ và tên, năm sinh, số điện thoại, địa chỉ hiện tại, email của bạn. Ngoài ra, hãy chọn cho mình một tấm ảnh sắc nét để làm ảnh đại diện.
2. Trình độ học vấn
Giấy phép lái xe chính là điều quan trọng nhất trong nghề lái xe. Vì vậy, nếu bạn học hết cấp 3 thì hãy ghi 12/12, nếu bạn từng theo học trường Cao đẳng hay Đại học nào thì cũng có thể ghi vào CV của bạn.
3. Kinh nghiệm làm việc
Đây là mục được các nhà tuyển dụng quan tâm nhất. Bạn nên trình bày phần này ở giữa CV xin việc lái xe vì sẽ gây chú ý hơn, bạn đã từng có bao nhiêu năm lái xe, đã từng làm ở đâu thì hãy liệt kê tất cả trong CV xin việc của mình. Còn nếu chưa có kinh nghiệm, bạn hãy nêu ra thế mạnh của bản thân và những hứa hẹn sẽ cố gắng làm tốt công việc.
4. Kỹ năng và kiến thức chuyên môn
Phụ thuộc vào từng yêu cầu riêng của nhà tuyển dụng cần tài xế taxi, lái xe tải, lái xe khách, … Để bạn ghi những kỹ năng phù hợp. Nhưng dù là vị trí nào bạn cũng cần những kỹ năng cơ bản như: Tập trung cao, luôn luôn quan sát, xử lý tình huống tốt, …
5. Mục tiêu nghề nghiệp
Để lái xe an toàn bạn nên đảm bảo sức khỏe tốt để sẵn sàng làm việc với áp lực cao, tránh đồ uống có cồn, … Tuy nhiên, với mỗi một vị trí bạn nên có những mục tiêu nghề nghiệp riêng. Ví dụ: Làm tài xế taxi bạn có thể viết: Sẽ luôn cố gắng hoàn thiện bản thân để đem lại sự thoải mái cho khách hàng.
VII. Kết luận
Bài viết trên đây 123job đã chia sẻ cho bạn công việc của một nhân viên lái xe là gì? Những kỹ năng, kinh nghiệm của một lái xe cần có. Hy vọng 123job đã giúp bạn hiểu hơn với nghề ngồi sau vô lăng này. Chúc bạn thành công với lựa chọn của bản thân!
Xem thêm:
Kỹ năng xử lý tình huống khiến vị khách khó tính nhất cũng phải hài lòng