R&D là viết tắt của Research & Development - nghiên cứu và phát triển. Đây là khâu vô cùng quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy bạn có hiểu R&D và bộ phận R&D là gì không? Hãy cùng 123job tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Bộ phận R&D trong mỗi doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng để phát triển công việc kinh doanh của mình. Để hiểu và thực hiện đúng chức năng của Bộ phận R&D chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về chức năng và nhiệm vụ của bộ phận này.

I. Nhân viên R&D là gì?

R&D – Research and Development là hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp sản xuất – dịch vụ, có nhiệm vụ nghiên cứu – phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới… nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường và chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành và/hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Công tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá những tri thức mới về các sản phẩm, quá trình, và dịch vụ, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn.

II. Chức năng của bộ phận R&D trong doanh nghiệp  

bộ phận R&DBộ phận R&D trong doanh nghiệp mang chức năng quan trọng

R&D - Research & Development là một trong những chìa khóa thành công của công ty, tập đoàn lớn thông qua công đoạn nghiên cứu và phát triển bao gồm nhiều mảng việc khác nhau như đầu tư, phát triển sản phẩm, tiến hành mua bán, nghiên cứu công nghệ,….để đảm bảo cho quá trình tồn tại và phát triển bền vững.

Ngoài ra, bộ phận R&D đồng thời tìm tòi những nguồn tri thức mới về sản phẩm và dịch vụ nhằm cải tiến sản phẩm và dịch vụ để đưa ra những sản phẩm tốt nhất, tiến bộ nhất cho khách hàng trên thị trường. Chức năng nghiên cứu và phát triển của Bộ phận R&D theo mô hình chuyên nghiệp của thế giới gồm những mảng sau:

1. Product R&D (Nghiên cứu - phát triển sản phẩm)

Product R&D là chức năng nghiên cứu và phát triển thuần túy phục vụ cho việc hình thành những sản phẩm có đặc tính, thiết kế, công dụng và chất liệu mới. Hoạt động này của bộ phận R&D thường chú trọng đến thành phần cấu tạo bên trong như công thức sản phẩm, màu sắc. chất liệu. kiểu dáng,... của sản phẩm để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. 

Chức năng này của bộ phận R&D đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ nhằm tập trung vào nghiên cứu và phát triển các dịch vụ mới mang nội dung mới và đưa đến những lợi ích mới. Có kể thể đến như các địa điểm du lịch mới với những dịch vụ chăm sóc làm đẹp mới, cách thức hoạt động vui chơi mới hay những nền tảng điện tử mới để giải trí (VR, AR,...). 

2. Packaging R&D (Nghiên cứu - phát triển bao bì)

Packaging R&D tập trung vào thiết kế bên ngoài của sản phẩm như kiểu dáng, trang trí, in ấn và màu sắc bao bì. Đây là chức năng đặc thù trong bộ phận R&D của những doanh nghiệp kinh doanh sản xuất các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) kết hợp với bộ phận Marketing để đem đến bao bì với chất liệu khác biệt thị trường để thu hút khách hàng. Đây là khâu rất quan trọng quyết định thành công của lượng tiêu thụ hàng hóa và định hướng tâm lý người dùng. 

3. Technology R&D (Nghiên cứu - phát triển công nghệ)

Technology R&D tập trung tối ưu sản phẩm về cả chất lượng và giá thành để vừa cải tiến sản phẩm cũ vừa sản xuất sản phẩm mới. Song song với đó bộ phận R&D còn nghiên cứu cả đối thủ để bắt chước áp dụng công nghệ cho công ty và phân tích dữ liệu chiến lược đánh bại đối thủ trên thị trường để chiếm ưu thế về thị phần.. 

4. Process R&D (Nghiên cứu - phát triển quá trình)

Process R&D tập trung vào nghiên cứu, tìm kiếm quá trình tối ưu về sản xuất, lắp ráp, vận hành,... với khả năng ứng dụng cao và đưa đến đồng thời hiệu suất và hiệu quả tối ưu cho công ty và doanh nghiệp. . Điển hình cho Process R&D là việc nghiên cứu để phát triển các quy trình sản xuất, quy trình vận hành, quy trình phục vụ.

So với hoạt động nghiên cứu - phát triển bao bì là "phần cứng" thì hoạt động này của bộ phận R&D lại như "phần mềm" của sản phẩm. Nhưng hiện nay chức năng này thường bị xem nhẹ dù hiệu quả đem lại có thể còn cao hơn những chức năng khác, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ. 

Để hoàn thiện tốt mảng nhiệm vụ của mình, bộ phận R&D cần nghiên cứu quy trình khoa học và hợp lý để áp dụng vào sản phẩm đồng thời phối hợp bộ phận khác để nghiên cứu, phân tích dữ liệu mở rộng phạm vi tận dụng triệt để nguồn lực.

Xem thêm: Kỹ sư R&D? Cơ hội nghề nghiệp cho kỹ sư R&D tại Việt Nam

III. Nhiệm vụ của bộ phận R&D

Nhiệm vụ của bộ phận R&D

Đối với bộ phận R&D, nhiệm vụ chính là nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và xây dựng các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. So với những công ty nước ngoài, Việt Nam còn khá đơn giản trong công tác nghiên cứu - phát triển này trong doanh nghiệp và vì vậy khó có thể phát huy được những khả năng vốn có của doanh nghiệp cũng như lãng phí nguồn lực không cần thiết.

Theo mô hình chuẩn quốc tế, nhiệm vụ bộ phận R&D bao gồm tất cả các khâu phân tích & tổng hợp, nghiên cứu khách hàng, phân tích dữ liệu và chia sẻ thông tin. 

1. Phân tích & Tổng hợp:

Đây là công việc đặc thù mang tính chất thường xuyên của bộ phận R&D. Các nhân viên trong bộ phận R&D có trách nhiệm cập nhật thông tin liên tục và chính xác liên quan đến các dự án đang thực thi, các thị trường mới đang hay cần tiếp cận và qua đó bộ phận R&D sẽ phải chắt lọc những tinh hoa và phân tích dữ liệu thông tin dễ hiểu, rõ ràng nhất chuyển giao cho các bộ phận khác liên quan. 

2. Nghiên cứu khách hàng

Mục tiêu cuối cùng mà mọi doanh nghiệp hướng tới chính là khách hàng. R&D phải phân tích và tìm ra chân dung khách hàng tiềm năng (độ tuổi, tính cách, thu nhập, thói quen, nhu cầu,..) để có thể nhanh chóng hỗ trợ triển khai dịch vụ chăm sóc ngày càng tốt lên.

3. Phân tích dữ liệu:

Dữ liệu trong mỗi dự án đều vô cùng lớn và khó hiểu, đặc biệt đối với những dự án trọng điểm của doanh nghiệp. Vì vậy bộ phận R&D cần phải biết ghi chép, quản lý và phân tích dữ liệu một cách tường minh và dễ hiểu để cung cấp cho người sử dụng và những phòng ban cần thiết liên quan cùng nhau đưa ra những ý kiến để phát triển sản phẩm tốt hơn. 

4. Chia sẻ thông tin

Thông tin mà bộ phận R&D thu thập được cần hoàn thiện thành các báo cáo chuyên sâu để chia sẻ cho bộ phận khác và phát triển dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. Nhờ đó sẽ nhận được những phản hồi, đánh giá về chất lượng dịch vụ cũng như sản phẩm để có thể cải thiện sản phẩm tốt hơn nữa. 

IV. Kết luận

Bộ phận R&D mang nhiều trọng trách lớn bao gồm việc đầu tư, tiến hành và/hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. để phát triển công ty, đòi hỏi phải nhanh nhạy, năng nổ và sáng tạo. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về bộ phận R&D và phát triển nó trong tương lai nhé!