Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế, các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều. Và các khu công nghiệp đang đóng góp vai trò quan trọng vào sự phát triển chung của kinh tế nước nhà, vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Trước khi tìm hiểu danh sách các khu công nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về khái niệm khu công nghiệp là gì nhé! Khu công nghiệp (KCN) là khu vực có ranh giới địa lí xác định và không có dân cư sinh sống. Đây là khu vực được quy hoạch tại những vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Trong đó đây là nơi tập trung của các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho việc sản xuất hàng công nghiệp.

​I. Danh sách các khu công nghiệp lớn ở khu vực phía Bắc

1. Khu công nghiệp Thăng Long - Hà Nội

Khu công nghiệp Thăng Long có địa chỉ ở huyện Đông Anh, phía Bắc của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 15km và sở hữu tổng diện tích 280ha. KCN Thăng Long có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đạt tiêu chuẩn ngang tầm quốc tế. Tính tới thời điểm hiện nay, KCN Thăng Long đã được lấp đầy 100% diện tích đất với khoảng 67 nhà máy sản xuất công nghiệp đến từ Nhật Bản; các dự án trên có tổng vốn đầu tư 1,95 tỷ USD và đang thu hút tới khoảng 55.500 lao động.

Danh sách các khu công nghiệp lớn ở khu vực phía Bắc

Bật mí Top danh sách các khu công nghiệp lớn ở khu vực phía Bắc

2. Khu công nghiệp Thạch Thất - Hà Nội

Khu công nghiệp Thạch Thất được thành lập vào năm 2007 và có địa chỉ tại Thị trấn Quốc Oai, Quốc Oai, Hà Nội. Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại, hiện nay KCN Thạch Thất đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư có uy tín ở cả trong và ngoài nước tham gia. Và đặc biệt hơn cả là các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông… Tiêu biểu trong số đó có thể kể tới các doanh nghiệp có tên tuổi lớn như: Meiko Electronic, Young Fast, URC, Công ty xà phòng Hà Nội, Tổng công ty bia - rượu - nước giải khát Hà Nội (HABECO), Công ty bánh mứt kẹo Hà Nội…

3. Khu công nghiệp Lương Sơn - Hòa Bình

Với tổng diện tích lớn lên tới 230 ha, khu công nghiệp Lương Sơn - Hòa Bình là khu công nghiệp đa ngành luôn sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư tới đầu tư. Các ngành nghề mà KCN Lương Sơn đang hướng tới như các ngành sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường, sản xuất chế biến nông lâm sản, sản xuất và lắp ráp cơ khí, điện tử, vật liệu xây dựng, chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu.

Tính tới thời điểm hiện nay, KCN Lương Sơn đã thu hút gần khoảng 30 doanh nghiệp vào đầu tư, trong đó có nhiều doanh nghiệp FDI đến từ đất nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ với tổng vốn đăng ký đầu tư gần tới 300 triệu USD và hơn 1.200 tỷ đồng. 

Một số doanh nghiệp tiêu biểu ở khu công nghiệp Lương Sơn - Hòa Bình có thể kể tới như: Công ty TNHH Minh Trung, Công ty TNHH INC, Công ty TNHH Dongah Elecomm Việt Nam (Hàn Quốc/ Korea), Công ty CP Compodite, Công ty TNHH Almine Việt Nam, Công ty CP Techno…

4.  Khu công nghiệp Khai Quang - Vĩnh Phúc

Khu công nghiệp Khai Quang - Vĩnh Phúc có tổng diện tích lên đến 216,24 ha. và có địa chỉ nằm trên thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. Với vị trí thuận lợi, kỹ thuật đồng bộ, cho tới hiện nay, KCN này đang dẫn đầu về đầu tư FDI. Tính đến năm 2017, khu công nghiệp Khai Quang đã thu hút được khoảng 90 nhà đầu tư, đạt tỉ lệ lấp đầy 97,7%.

5. Khu công nghiệp Tiên Sơn - Bắc Ninh

Khu công nghiệp Tiên Sơn - Bắc Ninh được thành lập năm 1998 với tổng diện tích 449 ha và tổng số vốn đầu tư 834,3 tỷ đồng. KCN Tiên Sơn có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm giữa Quốc lộ 1 và Tỉnh lộ 295B. 

Kể từ khi chính thức đi vào hoạt động vào năm 2000, cho đến hiện nay KCN Tiên Sơn đã thu hút được hơn 100 nhà đầu tư đến từ các nước và khu vực khác nhau như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thụy Sỹ với nhiều thương hiệu nổi tiếng hiện nay như Vinamilk, Canon, Sumimota, Daiichi, ABB… Đạt tỉ lệ lấp đầy 100%.

6. Khu công nghệ cao Hòa Lạc

Khu công nghệ Cao Hòa Lạc được thành lập từ năm 1998, với tổng diện tích ban đầu là 1.586ha và xây dựng theo mô hình thành phố khoa học. Tính tới thời điểm hiện nay, KCN cao Hòa Lạc đã thu hút được khoảng 100 dự án đầu tư. Chỉ tính riêng trong năm 2021, KCN đã thu hút được 06 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 5590 tỷ đồng, trong đó có 86 dự án đầu tư trong nước (chiếm tỷ lệ khoảng 86%) và 14 dự án đầu tư nước ngoài (chiếm tỷ lệ khoảng 14%) với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 94.760 tỷ đồng trên tổng số diện tích khoảng 376 ha. 

Đặc biệt hơn nữa trong thời gian qua, KCN cao Hòa Lạc đã có sự hiện diện của nhiều doanh nghiệp, Tập đoàn Việt Nam lớn với các cơ sở đào tạo, sản xuất và nghiên cứu lớn như: Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel (05 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 3.700 tỷ đồng); Tập đoàn Vingroup (03 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 9.020 tỷ đồng); Tập đoàn FPT (04 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 5.430 tỷ đồng); Tập đoàn VNPT (02 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 3.765 tỷ đồng)…

Khu công nghệ cao Hòa Lạc - Một trong những KCN lớn ở phía Bắc

Khu công nghệ cao Hòa Lạc - Một trong những KCN lớn ở phía Bắc

7. Khu công nghiệp Vsip - Bắc Ninh

Khu công nghiệp Vsip - Bắc Ninh được thành lập vào năm 2007 với tổng diện tích quy hoạch là 700 ha, trong đó diện tích khu công nghiệp là 500 ha và diện tích của khu đô thị là 200 ha. Tính đến thời điểm năm 2015, KCN VSIP Bắc Ninh đã thu hút khoảng 63 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư là hơn 1,3 tỷ USD, giải quyết việc làm cho hơn 20.000 lao động.

II. Danh sách các khu công nghiệp lớn thuộc khu vực miền Trung

1. Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thanh Hóa

Khu công nghiệp Bỉm Sơn A – Thanh Hóa nằm phía Bắc tỉnh Thanh Hóa, cách Quốc lộ 1A và cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 34km. Đây là KCN có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, nằm cạnh thị xã Bỉm Sơn, bên cạnh đó còn thuận lợi về nguồn cung cấp điện, nước, giao thông và dịch vụ. Những ngành nghề thu hút đầu tư của KCN Bỉm Sơn - Thanh Hóa: Dệt may, da giầy, sản xuất và lắp ráp ôtô, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, sản xuất kết cấu thép, cơ khí chế tạo, điện tử, sản phẩm công nghệ cao, chế biến nông, lâm sản xuất khẩu…

2. Khu Đô thị công nghiệp Dung Quất - Quảng Ngãi

Khu kinh tế Dung Quất là khu kinh tế theo hướng mở của Việt Nam được thành lập vào ngày 11 tháng 3 năm 2005. Khu đô thị công nghiệp Dung Quất - Quảng Ngãi có vị trí nằm trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây Bắc giáp với sân bay Chu Lai, phía Tây giáp với quốc lộ 1A, phía Đông và Đông Bắc giáp Biển Đông và phía Tây Nam giáp Thành phố Quảng Ngãi.

3. KCN Đông Hồi - Nghệ An

KCN Đông Hồi - Nghệ An có vị trí địa lý nằm trên địa bàn các xã Quỳnh Lập, Quỳnh Lộc của Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Một số doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Đông Hồi - Nghệ An hiện nay có thể kể đến như: Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam; Công ty TNHH 1TV Hoa sen Nghệ An; Công ty TNHH Sắt xốp Kobelco Việt Nam, Công ty TNHH Boha Industries Việt Nam…

4. KCN Nhơn Hội A - Bình Định

Khu công nghiệp Nhơn Hội A - Bình Định do SNP làm chủ đầu tư có diện tích 630ha, thuộc Khu Kinh tế Nhơn Hội có vị trí ằm trên bán đảo Phương Mai, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. 

5. KCN Sơn Mỹ I - Bình Thuận

Nằm trong Quy hoạch chung xây dựng Khu Liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận với diện tích 2.377,5 ha, KCN Sơn Mỹ I - Bình Thuận đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt điều về việc thành lập vào ngày 01/09/2016.

III. ​Danh sách các khu công nghiệp lớn ở khu vực miền Nam

1. Khu công nghiệp Phước Đông - Tây Ninh

Với vốn đầu tư ban đầu khoảng 350 triệu USD, khu công nghiệp Phước Đông được xem là KCN phức hợp thương mại với môi trường sản xuất thân thiện môi trường và môi trường sống đầy hiện đại, sáng tạo. KCN Phước Đông bao gồm các khu công nghiệp, khu dân cư và thương mại. KCN Phước Đông có diện tích 2.190 ha nằm trong khu phức hợp 3.285 ha và tọa lạc tại huyện Gò Dầu và Trảng Bàng. 

2. Khu công nghiệp Becamex Chơn Thành – Bình Phước

Khu công nghiệp Becamex Chơn Thành – Bình Phước nằm ở trong khu liên hợp Công nghiệp -Đô thị - Dịch vụ Becamex Bình Phước với tổng số diện tích lên đến 4,600 ha.

3. Khu công nghiệp Vsip II - Bình Dương

Khu công nghiệp VSIP được chính thức khởi  động vào tháng 1/1996 và được xem là khu công nghiệp kiểu mẫu. Sự hình thành của KCN này đã giúp Bình Dương – Một trong những tỉnh thuần nông chỉ mất khoảng 17 năm để trở thành tỉnh có nền công nghiệp phát triển mạnh nhất Việt Nam với tổng giá trị sản xuất năm 2011 đạt hơn 6 tỉ USD. 

Tính tới thời điểm hiện nay, KCN VSIP 2 đã thu hút được gần khoảng 130 dự án lớn tới từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Nhờ đó đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 24000 lao động chủ yếu tại Việt Nam. Bên cạnh đó tổng số vốn đầu tư của KCN đã lên tới 1,3 tỷ USD. 

Khu công nghiệp Vsip II - Một trong những kCN lớn ở khu vực miền Nam

Khu công nghiệp Vsip II - Một trong những kCN lớn ở khu vực miền Nam

4. Khu công nghiệp Cái Mép - Bà Rịa - Vũng Tàu

KCN Cái Mép có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo đó ở vị trí mang mang lại rất nhiều sự thuận lợi, là cầu nối quan trọng với các tuyến đường lưu thông huyết mạch của quốc gia cũng như hệ thống cảng biển nước sâu trong khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và là cửa ngõ thông thương đối với các khu vực tỉnh ven biển.

Tính tới thời điểm hiện nay KCN Cái Mép đã và đang thu hút được khoảng 10 nhà đầu tư với tổng mức diện tích đất cho thuê đạt hơn 150 ha. Một số các công ty lớn tại KCN Cái Mép phải kể đến như: Nhà máy xay xát bột mì Interflour Việt Nam; Nhà máy Khí hóa lỏng LPG; Nhà máy sản xuất mạch nha Intermalt Việt Nam, Dự án Condensate…

5. Khu công nghiệp Nhơn Trạch III - Đồng Nai

Khu công nghiệp Nhơn Trạch III là một trong những KCN chính của tỉnh Đồng Nai và có vị trí địa lý nằm ở vị trí trung tâm đối với các thành phố lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo đó đây là địa điểm đầu mối quan trọng cho việc phát triển kinh tế, xã hội, giao thông của vùng cũng như đóng góp vào việc phát triển trung tâm công nghiệp và thương mại của thành phố mới Nhơn Trạch.

IV. Kết luận

Trên đây là một số thông tin về danh sách các khu công nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về các khu công nghiệp ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!