Nếu bạn biết Google Tag Manager là gì thì không thể phủ nhận được sự hỗ trợ to lớn của nó khi làm marketing. Qua cách gắn thẻ trang web và kết hợp Google Analytics, bạn sẽ thu thập nhiều dữ liệu hữu ích. Cùng 123job tìm hiểu Google Tag Manager nhé

Bất kể bạn đang sử dụng loại trang web nào thì điều quan trọng nhất chính là phải hiểu cách mọi người tương tác qua các trang web của bạn. Google Analytics sẽ cung cấp nhiều thông tin chi tiết và quan trọng mà bạn đang tìm kiếm, tuy nhiên khi được sử dụng một mình, Google Analytics có những mặt hạn chế của nó. Đối với cách gắn thẻ trang web của bạn và sử dụng Google Tag Manager thì bạn có thể thu thập rất nhiều dữ liệu mà bạn muốn. 

Google Tag Manager là gì? - là quá trình quản lý thẻ của Google. Quá trình quản lý này của Google chính là công cụ miễn phí cho phép bạn điều hành và triển khai thẻ tiếp thị trên trang web của doanh nghiệp, trang web cá nhân hoặc bất kỳ trang web nào (hoặc ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động) mà không phải sửa đổi mã.

 Định nghĩa Google Tag Manager là gì? Google Tag Manager được hiểu là trình quản lý thẻ của Google

 Định nghĩa Google Tag Manager là gì? Google Tag Manager được hiểu là trình quản lý thẻ của Google 

Dưới đây là một ví dụ rất cơ bản về cách Google Tag Manager hoạt động. Thông tin từ một nguồn dữ liệu (trang web) đã chia sẻ với một nguồn dữ liệu (Analytics) khác thông qua Trình quản lý thẻ của Google. Google Tag Manager mang tính hữu dụng khi bạn có rất nhiều thẻ để quản lý vì tất cả mã được lưu trữ tại một nơi.

I. Lợi ích mà Google Tag Manager mang lại

  • Dễ sử dụng: Lợi ích của Google Tag Manager là gì? Google Tag Manager cho phép các thành viên trong nhóm được cập nhật những thông tin cần thiết và bổ ích thêm để các thẻ mới nhanh chóng và dễ dàng hơn mà không cần thay đổi các loại mã code phức tạp cho trang web. Điều này giúp cho nhóm bạn trở nên nhanh chóng kiểm tra được mọi thay đổi và triển khai công việc khi đã sẵn sàng mà không cần sự giúp đỡ của nhà phát triển, giúp hợp lý hóa các quy trình và tăng tốc thời gian khởi chạy cho phép bộ phận CNTT tập trung vào các dự án lớn hơn như cải thiện toàn bộ trang web.
  • Cập nhật dễ dàng và là một website không bao giờ lỗi thời: Cách cài đặt Google Tag Manager làm cho việc nâng cấp và cải tiến trong tương lai trở trở nên đơn giản hơn nhiều, do vậy các sửa đổi có thể được thực hiện thông qua nhiều giao diện chứ không phải trên mỗi trang của trang web cá nhân. Ngoài ra, nếu bạn đang xem xét nâng cấp lên Universal Analytics thì việc nâng cấp cách sử dụng Google Tag Manager sẽ giúp việc chuyển đổi dần dần dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều.
  • Tính năng gỡ lỗi: Các tính năng gỡ lỗi này sẽ tích hợp sẵn của cách cài đặt Google Tag Manager giúp cho các bạn có thể kiểm tra và gỡ lỗi của từng bản cập nhật trên trang web của bạn trước khi xuất bản và đảm bảo rằng các thẻ của bạn đang hoạt động tốt trước khi chúng được ra mắt.
  • Kiểm soát phiên bản: Một phiên bản có thể lưu trữ mới nhất sẽ được tạo ra mỗi khi bạn xuất bản một thay đổi thông qua Google Tag Manager sẽ giúp bạn dễ dàng quay lại phiên bản cũ bất kỳ lúc nào. Trong tính năng này được cho là khá lý tưởng khi có thể giữ các thẻ được tổ chức và làm cho việc xử lý sự cố trở nên dễ dàng và giúp bạn thực hiện thành thạo các cài đặt tương tự trên các vùng chứa cách sử dụng Google Tag Manager mới (GTM container).

Lợi ích của Google Tag Manager mang lại

Lợi ích của Google Tag Manager mang lại

  • Người dùng và quản lý cấp phép: Trong cách cài đặt Google Tag Manager sẽ giúp bạn dễ dàng đặt quyền cho người dùng cá nhân và kiểm soát nội bộ đơn giản hơn và những người có khả năng thay đổi trang web cũng như việc hỗ trợ tạo thẻ, các tập lệnh và quy tắc.
  • Thẻ tích hợp: Cách cài đặt Google Tag Manager có thể đi kèm với một số thẻ tích hợp để quan trọng cho Google Analytics bản Classic và bản Universal, chuyển đổi AdWords, quảng cáo chỉ hiển thị cho những người đã truy cập vào trang web của bạn và hơn thế nữa. Điều này sẽ giúp cho những đội nhóm marketing thiếu kinh nghiệm mã hóa có thể điều chỉnh các thẻ chỉ với một số thông tin chính mà
  • Chức năng với Google Analytics: Nói về các thẻ tích hợp thì cách cài đặt Google Tag Manager cũng cho phép bạn cài đặt triển khai cơ bản Google Analytics thông qua quá trình quản lý thẻ của Google. Google Tag Manager trong đó có một mẫu thẻ cung cấp cho các bạn tất cả các tùy chọn bạn có trong bản Google Analytics trước đây. Thêm vào đó thì nó tương thích với mã onsite cũ hơn giúp theo dõi sự kiện và lượt xem trang, theo dõi tên miền chéo.
  • Theo dõi sự kiện: Theo truyền thông, theo dõi sự kiện liên quan đến việc thêm mã vào trang web để theo dõi các sự kiện của khách truy cập như nhấp chuột, xem video và gửi biểu mẫu. Tính năng theo dõi sự kiện tự động của Google Tag Manager loại bỏ nhu cầu gắn thẻ thủ công từng liên kết bạn muốn theo dõi. Thay vào đó, bạn có thể nhắm mục tiêu các liên kết hoặc nút theo các thuộc tính đã có trên liên kết hoặc bằng cách sử dụng Google Tag Manager cấu trúc đặt tên chuẩn.

II. Những ưu - nhược điểm chính của Google Tag Manager

1. Ưu điểm Google Tag Manager là gì?

* Giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà phát triển web

Đến này thì lợi ích lớn nhất đối với quá trình quản lý thẻ của Google đó là giúp các nhà tiếp thị triển khai thẻ dễ dàng hơn mà không cần dựa vào các nhà phát triển web để làm điều đó. Các nhà phát triển sẽ thường bận rộn với các dự án có mức độ ưu tiên khác nhau sao cho phù hợp, do vậy việc gắn thẻ thường bị gác lại một bên.

Nhưng vì quá trình quản lý thẻ của Google Tag Manager giúp cho bạn tránh việc chạm tiếp xúc đối với mã nguồn, nhà tiếp thị có thể nhanh chóng tự thêm và thực hiện thay đổi cho thẻ. Đây là một lợi thế lớn nếu, chẳng hạn bạn chỉ cần sử dụng một thẻ để thu thập các dữ liệu trong một khoảng thời gian nhất định thường là rất ngắn. Không có cách sử dụng Google Tag Manager thì có khả năng sẽ mất nhiều thời gian hơn để gắn thẻ được thêm vào.

* Hầu hết các doanh nghiệp đều có thể hưởng lợi từ việc sử dụng nó

Các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể được hưởng lợi từ Google Tag Manager. Chính vì vậy trong quá trình quản lý thẻ của Google giúp việc thêm và chỉnh sửa thẻ trở nên dễ dàng hơn nhiều mà cần đến nhà phát triển, điều này sẽ thật tuyệt vời cho các doanh nghiệp nhỏ hơn không có đầu tư quy mô vào hỗ trợ kỹ thuật. Cũng bởi vì các trang web dành cho doanh nghiệp có thể dễ dàng sử dụng nhiều loại thẻ nên cách sử dụng Google Tag Manager sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý chúng dễ dàng hơn và cải thiện tốc độ trang web bằng cách giúp các thẻ tải hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Trong quá trình quản lý thẻ của Google có tất cả các tính năng bảo mật mà doanh nghiệp cần thiết. Một tính năng tuyệt vời đó là xác thực bảo mật qua hai yếu tố yêu cầu cả mật khẩu thông thường và sau đó là nhập mã số mà bạn nhận được qua tin nhắn văn bản, cuộc gọi thoại hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động của bạn. Bạn cũng có thể kiểm soát quyền truy cập bằng cách cấp các cấp quyền khác nhau ở cả cấp tài khoản và cấp vùng chứa khác nhau theo nhu cầu.

* Miễn phí và không giới hạn

Bạn thậm chí còn không bị giới hạn khi sử dụng trình quản lý thẻ của Google Tag Manager với các trang web chuẩn. Google Tag Manager có thể được sử dụng để quản lý các thẻ cho các trang web AMP (Accelerated Mobile Pages – một chương trình của mã nguồn mở của Google) và ứng dụng dành cho thiết bị di động.

Trình quản lý thẻ của Google có vô số các tính năng mạnh mẽ, trong đó bao gồm (nhưng không giới hạn): khả năng sử dụng, tài khoản và vai trò người dùng, quy tắc kích hoạt thẻ và thẻ được hỗ trợ (Google, bên thứ ba và thẻ HTML tùy chỉnh) và đương nhiên nó hoàn toàn miễn phí dành cho nhà tiếp thị.

Bạn cũng có thể sử dụng Trình quản lý thẻ của Google Tag Manager không chỉ với các sản phẩm của Google. Bạn còn có thể sử dụng qua các thẻ được xác định trước khác, chẳng hạn như là: Marin, comScore, AdRoll... Bạn cũng có thể thêm Trình quản lý thẻ không chỉ cho trang web của bạn, mà còn qua các ứng dụng iOS và Android trên điện thoại của doanh nghiệp.

2. Nhược điểm của Google Tag Manager là gì?

Nhược điểm của Google tag manager

Nhược điểm của Google tag manager

* Vẫn yêu cầu một số triển khai kỹ thuật

Mặc dù Google Tag Manager giúp cho giảm sự phụ thuộc vào các nhà phát triển tuy nhiên không hoàn toàn loại bỏ nó. Bạn sẽ vẫn cần một chuyên gia trong lĩnh vực này để giúp bạn thêm mã vùng chứa vào mỗi trang trong trang web. Và mặc dù trong quá trình quản lý thẻ của Google Tag Manager có rất nhiều mẫu thẻ để chọn lọc góp phần dễ dàng cho doanh nghiệp, tuy nhiên các thẻ tùy chỉnh phức tạp hơn để có thể sẽ yêu cầu sự trợ giúp của người thực sự hiểu mã hóa.

* Thẻ có thể làm chậm tốc độ trang web nếu được kích hoạt đồng bộ

Trong một vấn đề đối với thẻ theo dõi truyền thống đó là nếu chúng kích hoạt toàn bộ thì chúng có thể làm chậm tốc độ các trang web. Khi thẻ kích hoạt đồng bộ thì một thể load chậm sẽ làm chậm tất cả các thẻ khác đang chờ trên thẻ. Và trang web càng mất nhiều thời gian để tải, càng có nhiều khả năng mọi người sẽ rời đi mà không đem lại chuyển đổi gì cho doanh nghiệp.

Nhưng các thẻ được tạo trong trình quản lý thẻ của Google Tag Manager tải không đồng bộ theo mặc định có nghĩa là trong mỗi thẻ có thể kích hoạt bất cứ khi nào sẵn sàng. Nếu bạn cần kiểm soát thứ tự thẻ được kích hoạt thì chức năng sắp xếp thẻ và cài đặt chức năng ưu tiên kích hoạt sẽ cho phép nhà tiếp thị thực hiện các điều khoản đó.

III. Hướng dẫn sử dụng Google Tag Manager là gì?

* Thiết lập một tài khoản

 Để thiết lập tài khoản miễn phí chính là quy trình bao gồm 2 bước khá dễ dàng, tuy nhiên nó cũng không ảnh hưởng đến bất kỳ tài khoản Google Analytics hay Gmail nào cá nhân. Để đảm bảo cho quá trình thiết lập tài khoản của bạn trở nên đơn giản hơn, theo dõi các bước hướng dẫn sử dụng chi tiết dưới đây để quá trình tạo lập tài khoản diễn ra dễ dàng hơn nhé.

* Đăng ký tài khoản

 Chuyển đến trình quản lý thẻ của Google Tag Manager sau đó nhấp vào nút đăng ký miễn phí màu xanh lá cây. Google sẽ yêu cầu bạn nhập tên tài khoản (công ty/doanh nghiệp), quốc gia và URL link trang web, cũng như nơi bạn muốn sử dụng Google Tag ( như là: web, iOS, android, AMP). Khi bạn đã hoàn tất toàn bộ, bạn hãy nhấp vào nút tạo tài khoản màu xanh da trời.

* Thực hiện theo các hướng dẫn mã hóa

 Sau đó, bạn sẽ được cung cấp hai đoạn mã rồi đoạn đầu tiên bạn dán trong phần và đoạn thứ hai bạn paste vào trước thẻ. Khi bạn đã hoàn tất thì hãy nhấp vào nút Ok. Gắn mã Google Tag Manager xong thì bạn phải vào trình quản lý GTM để bấm gửi, lúc đó thì GTM sẽ cập nhật mã trên website cho bạn. Muốn biết website của bạn đã nhận mã Google Tag Manager thành công hay chưa, bạn có thể cài add on Google Tag Assistant cho trình duyệt Chrome trên thiết bị để dễ dàng kiểm tra. Nếu Google Tag Assistant báo dấu tick xanh, vậy là đã hoàn thành các giai đoạn cài đặt của Google Tag Manager.

* Thiết lập một thẻ

 Khi bạn có tài khoản Trình quản lý thẻ của Google thì việc điều đầu tiên bạn muốn tìm hiểu đó là cách thiết lập thẻ. Bạn có thể tạo cấu hình thẻ không giới hạn qua Trình quản lý thẻ của Google. Điều này sẽ rất hữu ích trong việc tạo ra các báo cáo chuyên sâu về hành vi và hoạt động của khách hàng tuy nhiên nó sẽ không hiệu quả nếu bạn không biết cách tổ chức các thẻ của mình đúng cách. Google khuyên bạn nên sử dụng quy ước đặt tên như sau: loại thẻ – tên của ứng dụng – chi tiết.

Hướng dẫn sử dụng Google Tag Manager là gì?
Hướng dẫn sử dụng Google Tag Manager là gì?

Chẳng hạn như: “chuyển đổi AdWords – iOS – chiến dịch 2018-02” và sau đó có thể là “Google Analytics – CTA – Trang About us”

Đối với cách này, bạn có thể xác định và thu thập chính xác các dữ liệu liên quan đến các chiến dịch hoặc các trang cụ thể. Bây giờ, hãy cùng xem cách thiết lập một thẻ mới bằng cách nào nhé!

  • Tạo thẻ mới trong bảng điều khiển Trình quản lý thẻ của Google: Trong bảng điều khiển trình quản lý thẻ của Google, bạn hãy nhấp vào nút Thêm vào thẻ mới rồi phần mũi tên xanh chỉ vào bên dưới
  • Tạo cấu hình thẻ: Tiếp theo, đặt tiêu đề thẻ của bạn, và sau đó nhấp vào bất cứ nơi nào trên đầu hộp ghi là “Cấu hình thẻ” để chọn loại thẻ.
  • Chọn một loại thẻ: Có các loại thẻ để bạn có thể chọn. Trong đó tôi đã chọn loại cổ điển Classic Analytics Google.
  • Liên kết thẻ của bạn với Google Analytics: Nếu bạn muốn thẻ của mình được theo dõi trong Google Analytics, hãy nhập ID thuộc tính web của bạn, thứ có trong trong tài khoản Google Analytics của bạn. Sau đó, chọn một loại Track, ở đây tôi đã chọn Page View, nhưng tất nhiên, bạn có rất nhiều lựa chọn khác.
  • Chọn một kích hoạt để xác định khi thẻ được ghi lại: Sau đó, chọn một trình kích hoạt (một trình kích hoạt có nghĩa là khi bạn muốn thẻ được ghi lại mỗi khi có ai đó truy cập vào trang cá nhân). Khi đã chọn “All pages”, để nhận được thông tin chi tiết mỗi khi ai đó xem bất kỳ trang web nào của tôi thì bạn có thể chọn tùy chỉnh khác tùy theo mục đích cá nhân.
  • Lưu thẻ của bạn: Khi bạn đã cảm thấy hài lòng với các thông tin trong hộp Cấu hình thẻ và hộp “Kích hoạt” thì bạn hãy nhấp vào nút Lưu có màu xanh.
  • Kích hoạt thẻ của bạn bằng cách nhấn “Gửi”: Tiếp theo, nhấp vào nút Gửi có màu xanh. Khi bạn nhấp vào Gửi thì bạn sẽ được đưa đến trang “Cấu hình gửi”. Có hai tùy chọn: “Xuất bản và Tạo Phiên bản mới”, hoặc Tạo phiên bản mới. Khi tôi đã sẵn sàng đẩy thẻ lên tất cả các trang trên trang web của mình, nên tôi đã chọn Xuất bản và Tạo Phiên bản mới, và sau đó tôi nhấn nút Publish màu xanh ở phía trên bên phải.
  • Thêm tên và viết mô tả cho thẻ của bạn: Cuối cùng thì phần “Mô tả phiên bản Container” sẽ được hiện ra. Để giữ cho các thẻ được sắp xếp hợp lý hơn, hãy thêm tên vào phần mô tả để hiểu rõ hơn mục đích của thẻ bạn đang sử dụng. Đảm bảo thẻ của bạn sẽ xuất hiện trong báo cáo Tóm tắt Phiên bản của bạn (Version Summary)

V. Kết luận

Trong trình quản lý thẻ của Google Tag Manager đã cung cấp rất nhiều hữu lợi cho trang web, vậy nên hiểu được google tag manager là gì sẽ giúp cho bạn có nhiều hành trang tốt nhất cho công việc, bạn nên theo dõi và tận dụng tối đa những tác dụng của Google Tag Manager.