Khi đã nghe được tên hàm SUM PRODUCT lần đầu tiên, có thể bạn nghĩ nó là công thức vô ích – công thức tính tổng thông thường. Thực tế, định nghĩa này không cho thấy thậm chí là chỉ một phần nhỏ trong số tính năng của hàm SUMPRODUCT.
Bản chất hàm sumproduct là gì? Thực ra, hàm SUM PRODUCT là hàm thực chất sở hữu rất nhiều tính năng nổi trội so với các hàm trong Excel. Do khả năng đặc biệt trong việc có thể xử lý mảng một cách tinh tế và cực kỳ thông minh, nên hàm SUM PRODUCT ngược lại rất hữu ích, nếu không phải là bắt buộc, khi nói đến việc so sánh dữ liệu ở hai hay nhiều dải ô và việc tính toán dữ liệu trong các bài toán có nhiều điều kiện. Những ví dụ trong bài viết dưới đây sẽ cho bạn thấy toàn bộ khả năng cực quan trọng của hàm SUMPRODUCT và sự hữu ích của nó sẽ sớm trở nên cực kỳ rõ ràng...
I. Hàm sumproduct là gì?
1. Hàm sumproduct là gì?
Hàm SUMPRODUCT trong Excel là hàm được dùng để tính tổng tích các phần tử số trong một mảng hoặc nhiều mảng khác nhau, khác với hàm PRODUCT chỉ được dùng để tính tích các giá trị. Bên cạnh đó, hàm SUMPRODUCT tính tổng nhiều điều kiện cũng được nhiều người ưa chuộng sử dụng
Mảng các hàm trong Excel cơ bản sẽ là 1 dãy những số liệu với các giá trị liên tiếp mà người dùng khoanh vùng trên bảng dữ liệu. Hàm SUMPRODUCT có trên tất cả các phiên bản các hàm Excel cơ bản, với cách dùng khá là tương tự như nhau. Cách sử dụng chi tiết hàm SUMPRODUCT trong Excel sẽ được 123job.vn dẫn trong bài dưới đây.
2. Cú pháp
Hàm SUMPRODUCT có cú pháp cụ thể là =SUMPRODUCT(array1, [array2], [array3], …).
Trong đó:
- Array1: đối số mảng đầu tiên mà người dùng đang muốn sử dụng để nhân các số liệu rồi tính tổng. Đối số này là trường bắt buộc phải có.
- Array2, Array3: là đối số mảng mang tính chất có thể tùy chọn có hoặc không, cụ thể trong phạm vi từ 2 đến 255.
Các đối số tồn tại trong mỗi mảng đều phải có cùng kích thước, cùng số phần tử trong đó. Trong trường hợp các phần tử ở các mảng tương ứng không phải được hiển thị dưới dạng số thì hàm SUMPRODUCT trong Excel cơ bản sẽ mặc định coi đó là số 0.
3. Ví dụ
Qua ví dụ sau, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về hàm SUMPRODUCT là gì. Chúng ta sẽ tính số lượng doanh thu trong hoạt động bán sách của 1 cửa hàng trong bảng ví dụ cụ thể dưới đây. Trong đó, bảng đã cho số lượng được cho cho từng loại sách và giá thành của từng loại trong đó tính theo đơn vị nghìn đồng.
Bảng đã cho số lượng
Chúng ta sẽ nhập công thức tính cụ thể của bài tập là
=SUMPRODUCT(C2:C4,D2:D4) rồi thực hiện nhấn Enter để khởi chạy công thức tính.
Khởi chạy công thức tính các hàm trong excel
Ngay sau đó người dùng sẽ có kết quả hiển thị doanh thu của cửa hàng khi bán tổng số lượng sách đã cho bên trên.
Kết quả hiển thị doanh thu
II. Cách sử dụng hàm sumproduct trong excel cơ bản
1. Cách dùng cơ bản của hàm sumproduct là gì
Để có cái nhìn tổng quát về cách hàm SUMPRODUCT trong Excel cơ bản hoạt động, hãy xem qua ví dụ sau.
Giả sử bạn có số lượng ở các ô A2:A4, và qua đó bạn muốn tính tổng. Nếu bạn đang giải một phép toán ở trường, thì bạn sẽ thực hiện nhân số lượng với giá tiền của mỗi sản phẩm, rồi cộng chúng lại. Trong Microsoft Excel, bạn hoàn toàn có thể nhận được kết quả nhanh chóng chỉ với một công thức SUMPRODUCT:
=SUMPRODUCT(A2:A4,B2:B4)
Kết quả nhanh chóng chỉ với một công thức SUMPRODUCT
Đây là chi tiết về những gì đang diễn ra trong Excel về mặt toán học:
Công thức hàm sumproduct tính tổng nhiều điều kiện chọn số đầu tiên trong mảng đầu tiên rồi thực hiện nhân nó cho số đầu tiên trong mảng thứ hai, rồi tiếp tục lấy số thứ hai trong mảng đầu tiên nhân cho số thứ hai trong mảng thứ hai rồi cứ tiếp tục quay vòng như thế.
Khi đã thực hiện việc nhân tất các thành phần mảng trong hàm sumproduct tính tổng nhiều điều kiện, công thức sẽ tính tổng các tích số rồi trả về kết quả là tổng số.
Nói cách khác, công thức hàm SUMPRODUCT tính tổng nhiều điều kiện biểu diễn công thức toán học sau đây:
=A2*B2 + A3*B3 + A4*B4
2. Cách dùng hàm sumproduct có nhiều điều kiện
Thông thường trong Microsoft Excel cơ bản, luôn có nhiều hơn một cách để hoàn thành công việc được chỉ định. Nhưng khi nói đến việc thực hiện quá trình so sánh hai hay nhiều mảng, đặc biệt là có nhiều điều kiện, nếu không nói quá lên nó là duy nhất, thì hàm SUMPRODUCT tính tổng nhiều điều kiện là hàm hiệu quả nhất.
Giả sử bạn có danh sách các món hàng được hiển thị ở cột A, doanh số bán hàng được dự kiến ở cột B, và doanh số bán thực sẽ là dữ kiện ở cột C. Mục tiêu của bạn là cần phải tìm xem có bao nhiêu có bao nhiêu món bán được thực hiện lệnh ít hơn dự kiến. Đối với trường hợp này, hãy sử dụng lần lượt một trong những biến phân của công thức SUMPRODUCT:
=SUMPRODUCT(–(C2:C10
hay
=SUMPRODUCT((C2:C10
Trong đó C2:C10 là thể hiện phần doanh số thực và B2:B10 là phần doanh số dự kiến.
Hàm sumproduct là gì
Nhưng nếu bạn trong trường hợp này có nhiều hơn một điều kiện thì sao? Giả sử bạn muốn đếm số lần bán được Táo ít hơn so với dự kiến. Giải pháp đó là thêm một điều kiện cụ thể nữa vào công thức SUMPRODUCT tính tổng nhiều điều kiện:
=SUMPRODUCT(–(C2:C10
Hay, bạn có thể sử dụng cú pháp khác như sau:
=SUMPRODUCT((C2:C10
Sử dụng cú pháp khác
3. Đếm tổng, tính trung bình có điều kiện các ô với nhiều tiêu chuẩn
Trong phiên bản Excel 2003 và các phiên bản trước thì không tồn tại hàm IFS, một trong những cách dùng thông dụng nhất của hàm SUMPRODUCT đó chính là việc tính tổng hay đếm có điều kiện các ô với nhiều tiêu chuẩn. Bắt đầu với phiên bản Excel 2007, Microsoft chính thức giới thiệu một chuỗi hàm được đặc biệt thiết kế cho những nhiệm vụ này – hàm SUMIFS, cùng với hàm COUNTIFS và hàm AVERAGEIFS.
Nhưng thậm chí ở các phiên bản hiện đại hơn nữa của các hàm trong excel Excel cơ bản, công thức SUMPRODUCT là gì hoàn toàn có thể là một lựa chọn thay thế, ví dụ, trong việc tính tổng và đếm có điều kiện các ô có chứa đựng cả hàm logic OR. Dưới đây, bạn sẽ thấy vài ví dụ công thức cho thấy khả năng đặc biệt này.
4. Cách dùng hàm sumproduct nâng cao trong excel
Lồng ghép hàng khác trong hàm SUMPRODUCT để thực hiện thay đổi giá trị của mảng cần tính
Lồng ghép hàng khác
Trong ví dụ trên, để có thể thực hiện tính tổng tiền của những mặt hàng bán được trong tháng 3, nhưng dữ liệu được hiển thị chỉ có cột Ngày bán, không có sẵn cột Tháng. Để tính được những thông tin này, chúng ta phải tách được Tháng trong cột Ngày.
Ở cách tính toàn và ứng dụng các hàm trong Excel cơ bản thông thường, chúng ta phải làm những thao tác như sau:
- Dùng hàm IF để có thể xét xem tháng của từng ngày bán có phải là số 3 không. Nếu đúng thì sẽ lấy số lượng đã cho để nhân đơn giá, còn không thì trả kết quả cuối cùng là số 0
- Sau đó dùng hàm SUM trong Excel để thực hiện cộng tổng lại các kết quả thu được từ hàm IF trong từng dòng
Cách làm như vậy thực sự sẽ tốn nhiều công thức và thời gian phải không? Nếu nga lúc đó ta sử dụng hàm SUMPRODUCT thì chúng ta chỉ cần áp dụng 1 hàm là ra ngay kết quả, trong đó xét 3 mảng:
- Mảng Ngày bán: B2:B5 là dải ô sẽ kết hợp hàm MONTH cho mảng này để có thể thực hiện đưa về giá trị số tháng, từ đó so sánh giá trị này với số 3
- Mảng Số lượng: C2:C5
- Mảng Đơn giá: D2:D5
Nhân 3 mảng này lại với nhau, ta thu được kết quả
Hàm SUMPRODUCT tính toán cho bảng dữ liệu 2 chiều
Hàm SUMPRODUCT tính toán cho bảng dữ liệu 2 chiều
Trong bảng tính đã cho ở trên, ta có yêu cầu xác định đơn giá cụ thể của 1 mặt hàng có bao gồm 2 điều kiện: Mã hàng và Mã công ty.
Bảng chứa thông tin cụ thể cần tìm (Bảng đơn giá) là bảng được xác định 2 chiều:
- Chiều dọc của bảng chính là thông tin mã Công ty
- Chiều ngang của bảng là thông tin mã hàng
- Giao điểm của các dòng, các cột trong bảng này lại chính là đơn giá cụ thể cần được tìm của sản phẩm.
Khi đó chúng ta sử dụng hàm SUMPRODUCT trong Excel như sau:
G3=SUMPRODUCT(($B$14:$B$17=C3)*($C$13:$F$13=B3)*$C$14:$F$17)
- Xét mảng Mã công ty (B14:B17) có chứa mã công ty cụ thể tại ô C3 không
- Xét mảng Mã hàng (C13:F13) có hiển thị thông tin chứa mã hàng tại ô B3 không
- Nếu chứa kết quả đúng ở cả 2 mảng đã được nêu trên, thì sẽ lấy tương ứng theo đơn giá trong vùng dải ô C14:F17 theo dòng và cột chứa các mã đó.
III. Kết luận
Như vậy qua một số ví dụ trên, chúng ta đã có thể biết được hàm sumproduct là gì, cách sử dụng hàm sumproduct trong excel và hàm sumproduct tính tổng nhiều điều kiện... Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích thật tốt cho các bạn trong công việc của nhân viên văn phòng nhé!