Ngành dịch vụ nhà hàng - khách sạn ngày càng phát triển kéo theo cơ hội nghề nghiệp ngành này cũng tăng cao. Trong lĩnh vực nhà hàng - khách sạn, có không ít vị trí công việc cũng như cơ hội việc làm cho sinh viên như quản lý nhà hàng, receptionist, quản lý nhà hàng, trưởng nhóm phục vụ,... Đối với mỗi sinh viên khi theo đuổi ngành này đều có lựa chọn và định hướng riêng, tuy nhiên xuất phát điểm của sinh viên mới ra trường thường là vị trí receptionist - bộ phận lễ tân trong khách sạn. 

I. Việc làm Receptionist là gì?

Receptionist hay còn được gọi với cái tên nhân viên lễ tân khách sạn - người làm việc tại bộ phận tiền sảnh của khách sạn với nhiệm vụ đón tiếp khách hàng cư trú tại khách sạn đó. Một khách sạn đón tiếp khách hàng không thể thiếu bộ phận lễ tân vì receptionist chịu trách nhiệm đón tiếp, thực hiện và làm mọi thủ tục check in, check out, thanh toán, xử lý các yêu cầu của khách hàng trong thời gian lưu trú tại đây. 

Khi tuyển dụng receptionist, nhiều khách sạn nổi tiếng thường đánh giá vẻ bề ngoài như một điểm cộng. Nếu giữa hai ứng viên có kỹ năng cũng như kiến thức chuyên môn ngang bằng nhau thì ứng viên nào có ngoại hình ưa nhìn sẽ được ưu tiên. Bộ phận receptionist được xem là bộ mặt của khách sạn, là những người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, vì vậy một receptionist ưa nhìn, tươi cười sẽ tạo được sự thân thiện với khách hàng. Nói như vậy không có nghĩa là nhân viên nào ưa nhìn đều được tuyển dụng, việc tuyển lễ tân khách sạn vẫn dựa trên những tiêu chí về kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn và vẻ ngoài chỉ là điểm cộng.

II. Cơ hội việc làm receptionist

1. Vai trò của receptionist trong doanh nghiệp

Như đã đề cập ở trên, receptionist là người đầu tiên tiếp xúc và trò chuyện cùng khách hàng khi họ mới bước vào khách sạn, vì vậy bất cứ khách sạn nào đều có bộ phận lễ tân. Trách nhiệm cũng như công việc của receptionist đều liên quan trực tiếp tới khách hàng vì vậy không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của họ trong khách sạn. 

Không chỉ khách sạn mới cần lễ tân, việc tuyển lễ tân tại nhà hàng cũng đang phổ biến vì họ cần một người hướng dẫn khách hàng và điều phối nhân viên. Có thể thấy vị trí receptionist được coi trọng ở cả nhà hàng và khách sạn. Song song với hoạt động du lịch, nhiều nhà hàng khách sạn cũng thực hiện tuyển receptionist tiếng anh để phục vụ cho những khách hàng ngoại quốc. Điều này cho thấy, dịch vụ nhà hàng khách sạn tại Việt Nam ngày càng phát triển và họ thấy được tầm quan trọng của việc quan tâm đến thái độ của khách hàng. 

2. Cơ hội việc làm receptionist

Hiện nay, hầu hết những thành phố lớn hay địa điểm du lịch với số lượng nhà hàng. khách sạn lớn đều tuyển dụng lễ tân như tuyển lễ tân tại Hồ Chí Minh. Số lượng khách sạn, nhà hàng cũng mọc lên như nấm với nhiều dịch vụ khác nhau và họ chấp nhận tuyển lễ tân không cần kinh nghiệm như sinh viên để đảm nhận vị trí này. Từ vị trí này mà sinh viên có thể học hỏi được kinh nghiệm cũng như áp dụng những kỹ năng và kiến thức đã học ở trường vào môi trường làm việc thực tế. Vì vậy, cơ hội việc làm vị trí receptionist khá nhiều từ công việc part-time đến tuyển lễ tân hành chính

3. Mức lương phổ biến của việc làm receptionist

Mức lương cơ bản của một receptionist phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ quy mô nơi làm việc đến những dịch vụ phụ thu. Cơ bản thì mức lương cứng của lễ tân nằm ở mức 3.000.000 - 4.000.000 VND/tháng, tuy nhiên vị trí receptionist được nhận những khoản phí dịch vụ khác như tiền hoa hồng bán sản phẩm, tiền thưởng, tiền tip dẫn đến mức lương có thể dao động  từ 6.000.000 - 8.000.000 VND/tháng. 

Một sự thật hiển nhiên trong ngành dịch vụ là mức lương của tuyển dụng receptionist tại nhà hàng sẽ khác với khách sạn vì trách nhiệm công việc khác nhau. Bên cạnh đó, địa điểm làm việc cũng ảnh hưởng đến mức lương. Đối với những thành phố lớn hay thành phố du lịch như tuyển dụng receptionist tại Hà Nội sẽ có mức thu nhập cao hơn một người ở cùng vị trí làm việc ở khách sạn vùng núi. 

III. Mô tả chi tiết việc làm receptionist

Thông thường, vị trí receptionist được sắp xếp làm việc theo ca vì một người không thể làm việc xuyên suốt 24 tiếng. Khách sạn phải phục vụ khách hàng từ sáng tới tối bất cứ thời gian nào, vì vậy khi tuyển dụng receptionist, nhân sự sẽ hỏi ứng viên về ca làm việc và tình hình sức khỏe để đảm nhận ca đêm. 

Với mỗi ca làm việc, receptionist sẽ có những công việc cụ thể khác nhau bên cạnh việc phục vụ khách hàng. Một lễ tân ca sáng sẽ nhận bàn giao công việc từ ca đêm, kiểm tra thông tin tiền phòng của đoàn, kiểm tra thời gian và thông tin của khách hàng đã đặt phòng, phối hợp với housekeeping để kiểm tra tình trạng phòng. Với một lễ tân ca chiều, công việc cũng tương tự, tuy nhiên họ phải giao nhận tiền với bộ phận kế toán và gửi order cho nhà hàng. Còn với một receptionist ca đêm, công việc của họ là chạy night audit khi tất cả khách đặt phòng đã check in, kiểm tra yêu cầu báo thức để phối hợp với tổng đài. Tính chất công việc ở 3 ca đều tương đương nhau, tuy nhiên ở mỗi ca làm thường sẽ có một vài công việc riêng phù hợp với thời điểm và nhu cầu của khách hàng.

IV. Những kỹ năng cần có của việc làm receptionist

- Kỹ năng giao tiếp: Nhiệm vụ chính của receptionist là tiếp đón khách hàng, vì vậy kỹ năng giao tiếp là kỹ năng vô cùng quan trọng. Một receptionist với kỹ năng giao tiếp giỏi có thể mang lại cho khách hàng cảm giác thoải mái, vui tươi khi cư trú tại đây. Bên cạnh đó, khi thành thạo kỹ năng giao tiếp, receptionist có thể nhận được khoản tip tốt vì khách hàng hài lòng và vui vẻ với sự tiếp đón này. Khách sạn có càng nhiều khách hàng cũ, chứng tỏ họ đã có những trải nghiệm tốt với những lần cư trú trước nên mới luôn chọn khách sạn cũ để cư trú. Một nhân viên receptionist không nên mắc phải một số lỗi giao tiếp như nói quá nhiều quá nhanh, nói liên tục không cho khách nói,... và hãy luôn sử dụng những từ như cảm ơn, xin lỗi như một thói quen vì khách hàng là thượng đế.

- Lập kế hoạch công việc: Nhân viên receptionist sẽ phải làm nhiệm vụ về việc chuyển cuộc gọi đến những bộ phận liên quan trong công ty, vì vậy để mọi thông tin được tiến hành nhanh chóng thì receptionist cần danh sách của mọi số điện thoại liên quan và sắp xếp theo thứ tự để việc tìm kiếm dễ dàng hơn. Khả năng lập kế hoạch công việc giúp cho nhân viên receptionist biết mình cần làm gì trong những tình huống không lường trước và biết cách sắp xếp công việc để thuận tiện cho việc phục vụ khách hàng.

- Kỹ năng tin học: Một số kỹ năng tin học như excel, word là kỹ năng cơ bản mà một nhân viên receptionist phải có để phục vụ cho công việc. Công việc của receptionist liên quan đến phục vụ khách hàng và những nhiệm vụ như làm báo cáo, khi đó kỹ năng tin học có thể giúp ích cho bạn trong việc hoàn thành bảng báo cáo nhanh nhất. Bảng báo cáo gây được ấn tượng khi chứa thông tin ngắn gọn, dễ hiểu và cần thiết, vậy nhân viên receptionist mới có thể hoàn thành tốt một bảng báo cáo chi tiết. 

V. Các công việc liên quan đến receptionist

- Reservation - bộ phận đặt phòng: Reservation được dùng để chỉ bộ phận đặt phòng trong khách sạn với công việc tiếp nhận thông tin đặt phòng từ khách hàng, kiểm tra số lượng phòng trống và phối hợp với các bộ phận khác để sắp xếp phòng ở cho khách. Công việc của Reservation theo quy trình của khách sạn và thông tin của khách hàng được lưu lại thành dữ liệu của khách sạn. Tính chất công việc khá đơn giản và có quy trình nên nhân sự không yêu cầu nhiều khi tuyển dụng. Một sinh viên có thể tìm kiếm cơ hội công việc qua những công ty recruitment như Navigos Search hoặc website tuyển dụng. 

- Switchboard - Bộ phận tổng đài: Bộ phận tổng đài chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý cuộc gọi đến của khách hàng và những bên liên quan để tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng. Bên cạnh đó, họ cũng chịu trách nhiệm làm báo cáo về dữ liệu và danh sách khách hàng và tiếp nhận những phản hồi từ khách hàng dù là phản hồi tích cực hay tiêu cực. Không chỉ khách sạn, nhiều hệ thống nhà hàng với dịch vụ đặt bàn trước như Golden Gate tuyển dụng bộ phận tổng đài nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

VI. Top công ty nổi tiếng tuyển dụng việc làm receptionist

Không ai có thể chối cãi sự hấp dẫn của ngành nhà hàng khách sạn và Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đang phát triển ngành dịch vụ này. Song song với sự phát triển này, một số chuỗi khách sạn nổi tiếng cũng dần lớn lên và ngày càng được biết đến nhiều hơn về dịch vụ khách sạn:

-  Marriott International

- Hilton Worldwide

- InterContinental Hotels Group (IHG)

- Accor Hotels

- Wyndham Hotel Group

- Best Western International

- Crown Royal 

Tại những hệ thống khách sạn này, bộ phận human resource cũng đưa ra nhiều yêu cầu và tiêu chí khá cao cho vị trí lễ tân khách sạn. Khi ứng tuyển vào những chuỗi hệ thống này, để đảm bảo cơ hội nhận việc cao thì bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng về kỹ năng của bản thân.

VII. Hướng dẫn tìm việc và ứng tuyển công việc tài 123job.vn

Những website tuyển dụng như careerlink, mywork, jobstreet, indeed, 123job.vn,... thường được chọn để đăng tuyển thông tin tuyển dụng, đặc biệt với những hệ thống khách sạn nổi tiếng. Vì vậy, đây có thể là cơ hội để bạn tìm kiếm thông tin tuyển dụng nhân viên văn phòng hay nhân viên receptionist.

- Bước 1: Truy cập website https://123job.vn/

- Bước 2: Tại thanh tìm kiếm, bạn gõ từ khóa việc làm sale manager, thành phố và mức lương mong muốn nếu có.

- Bước 3: Nghiên cứu công việc phù hợp rồi click Lưu việc khi thấy công việc mong muốn.

- Bước 4: Chọn lọc ra vị trí ưng ý nhất trong danh sách việc làm đã lưu và nhấn Ứng tuyển ngay.

- Bước 5: Tạo CV online đã thiết kế sẵn trên website 123job.vn và điền đầy đủ thông tin.

- Bước 6: Viết thư giới thiệu gây ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng

- Bước 7: Click vào Nộp hồ sơ để hoàn tất ứng tuyển công việc.

Vị trí receptionist không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm tuy nhiên để làm tốt công việc này thì sinh viên cũng cần trang bị một số kỹ năng cần thiết phù hợp với tiêu chí tuyển dụng của khách sạn. Đừng quên thường xuyên theo dõi top bài viết của 123job.vn để có thêm những kiến thức, kỹ năng tốt nhất cho công việc nhé!