Cách tính thuế thu nhập cá nhân luôn là một vấn đề nóng được nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng hiểu tường tận về vấn đề này. Từ đó 123job xin cung cấp một vài thông tin cơ bản nhất liên quan đến cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất sau đây
IV. Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất
1. Đối với cá nhân có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên
a. Công thức tính thuế tncn
Công thức tính thuế thuế thu nhập cá nhân bạn cần nhớ:
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản miễn thuế
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Bước 1: Tính tổng thu nhập: Cộng tất cả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công, phụ cấp
Bước 2: Xác định các khoản được miễn thuế TNCN
Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo Công thức (1)
Bước 4: Xác định các khoản giảm trừ
Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo Công thức (2)
Bước 6: Tính thuế TNCN phải nộp theo Công thức (3)
Ví dụ 1 minh họa cách tính thuế thu nhập cá nhân:
Tháng 9/2019 bà C nhận được các khoản thu nhập sau:
Tiền lương theo ngày công làm việc: 20.000.000 đ
Phụ cấp tiền ăn giữa ca: 500.000 đ
Phụ cấp điện thoại: 200.000.000 đ
Trong tháng này, bà C không đóng góp bất cứ khoản nào liên quan đến từ thiện, nhân đạo...
Ngoài ra, bà C nuôi 1 con dưới 18 tuổi, đã đăng ký người phụ thuộc tại công ty.
Cách tính thuế TNCN của bà C trong tháng 9/2019 như sau:
Bước 1: Tổng thu nhập = 20.000.000 đ + 500.000 đ + 200.000 đ = 20.700.000 đ
Bước 2: Các khoản bảo hiểm:
- BHXH (8%) = 20.000.000 đ x 8% = 1.600.000 đ
- BHYT (1,5%) = 20.000.000 x 1,5% = 300.000 đ
- BHTN (1%) = 20.000.000 x 1% = 200.000 đ
Tổng cộng = 2.100.000 đ
Bước 3: Các khoản giảm trừ:
- Bản thân: 9.000.000 đ
- 1 người phụ thuộc = 3.600.000 đ
Tổng giảm trừ = 12.600.000 đ
Bước 4: Các khoản được miễn = 500.000 (phụ cấp tiền ăn giữa ca)
Vậy, thu nhập tính thuế (TNCN) = Tổng thu nhập – (Các khoản bảo hiểm + Giảm trừ + Các khoản được miễn thuế)
= 20.700.000 đ – (2.100.000 đ + 12.600.000 đ+ 500.000 đ) = 5.500.000 đ
Suy ra, thu nhập tính thuế của bà C thuộc bậc 2 (Trên 5 đến 10 triệu đồng)
Dựa vào công thức cột thứ (4) cho bậc 2 trong bảng Biểu thuế lũy tiến từng phần thì:
Số thuế TNCN phải nộp = TNTT x 10% - 250.000 đ = (5.500.000 đ x 10%) – 250.000 đ = 300.000 đ
Từ đây, cũng có thể suy ra mức lương thực nhận hàng tháng của bà C là:
Số lương thực nhận = Tổng thu nhập – (Các khoản bảo hiểm + Thuế TNCN)
= 20.700.000 đ – (2.100.000 đ + 300.000 đ) = 18.300.000 đ
Ví dụ 2: ( trích từ ví dụ trong Thông tư số: 111/2013/TT-BTC)
“Bà C có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 40 triệu đồng và nộp các khoản bảo hiểm là: 7% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế trên tiền lương. Bà C nuôi 2 con dưới 18 tuổi, trong tháng Bà C không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của Bà C được tính như sau:
- Thu nhập chịu thuế của Bà C là 40 triệu đồng.
- Bà C được giảm trừ các khoản sau:
+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu đồng
+ Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con):
3,6 triệu đồng × 2 = 7,2 triệu đồng
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
40 triệu đồng × (7% + 1,5%) = 3,4 triệu đồng
Tổng cộng các khoản được giảm trừ:
9 triệu đồng + 7,2 triệu đồng + 3,4 triệu đồng = 19,6 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế của Bà C là:
40 triệu đồng - 19,6 triệu đồng = 20,4 triệu đồng
- Số thuế phải nộp:
Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:
+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng
+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10 triệu đồng - 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng
+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
(18 triệu đồng - 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng
+ Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:
(20,4 triệu đồng - 18 triệu đồng) × 20% = 0,48 triệu đồng
- Tổng số thuế Bà C phải tạm nộp trong tháng là:
0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng + 0,48 triệu đồng = 2,43 triệu đồng
Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn:
Thu nhập tính thuế trong tháng 20,4 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 4. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:
20,4 triệu đồng × 20% - 1,65 triệu đồng = 2,43 triệu đồng”
b. Thu nhập tính thuế là gì? Cách tính thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế là tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh ( bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thù lao, tiền thưởng,…và từ kinh doanh ) trừ đi các khoản đóng bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản giảm trừ theo quy định.
Cách tính thu nhập tính thuế:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
c. Thuế suất là gì? Cách tính thuế suất
Thuế suất là mức thuế phải nộp trên một đơn vị khối lượng chịu thuế. Định mức thu thuế (tỷ lệ %) tính trên khối lượng thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế. Thuế suất có các loại: Thuế suất lũy tiến, Thuế suất tỉ lệ thuận, Thuế suất cố định tuyệt đối, Thuế suất lũy thoái.
Bảng thuế suất lũy tiến thuộc Phụ lục: 01/PL-TNCN (Ban hành kèm theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính)
Bậc | Thu nhập tính thuế /tháng | Thuế suất | Tính số thuế phải nộp |
Cách 1 | Cách 2 |
1 | Đến 5 triệu đồng (trđ) | 5% | 0 trđ + 5% TNTT | 5% TNTT |
2 | Trên 5tr đến 10tr | 10% | 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ | 10% TNTT - 0,25 trđ |
3 | Trên 10tr đến 18tr | 15% | 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ | 15% TNTT - 0,75 trđ |
4 | Trên 18tr đến 32tr | 20% | 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ | 20% TNTT - 1,65 trđ |
5 | Trên 32tr đến 52tr | 25% | 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ | 25% TNTT - 3,25 trđ |
6 | Trên 52 tr đến 80tr | 30% | 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ | 30 % TNTT - 5,85 trđ |
7 | Trên 80 tr | 35% | 18,15tr + 35% TNTT trên 80tr | 35% TNTT - 9,85 tr |
2. Đối với cá nhân cư trú nhưng không ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động dưới 3 tháng
Tiến hành khấu trừ thuế TNCN theo từng lần chi trả: Cá nhân cư trú không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 10%(không phân biệt có mã số thuế hay không).
Lưu ý:
- Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (Cam kết 02/CK-TNCN - Theo mẫu tại Thông tư 92/2015/TT-BTC) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
- Người làm cam kết 02 bắt buộc phải có MST tại thời điểm làm cam kết.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
3. Đối với cá nhân không cư trú
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế x thuế suất 20%.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 20%
Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất
V. Những lưu ý khi tính thuế tncn
1. Lưu ý về thời điểm tính thuế tncn
Thời điểm tính thuế thu nhập cá nhân là thời điểm chi trả thu nhập cho người lao động.
Ví dụ: Ngày 10/01/2019 Công ty trả lương tháng 12/2018 cho người lao động thì tiền lương đó tính vào thu nhập chịu thuế của năm 2019.
2. Lưu ý về tổng thu nhập
Chỉ tiêu tổng thu nhập trong tờ khai quyết toán thuế TNCN là tổng hợp tất cả mọi khoản thu mà người lao động nhận được từ doanh nghiệp. Bao gồm cả các khoản thưởng lễ, Tết, tiền lương tháng 13, … sau đó mới xác định các khoản thu nhập miễn thuế, các khoản thu nhập được giảm trừ.
3. Lưu ý về các phương pháp tính thuế tncn
Có 3 cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ tiền lương, tiền công dành cho 3 đối tượng khác nhau, cụ thể:
- Tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần: Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ 3 tháng trở lên (Từng phần thu nhập sẽ có các mức thuế khác nhau, thu nhập càng cao mức thuế suất tính thuế cũng cao theo)
- Khấu trừ 10%: Dành cho cá nhân ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ
- Khấu trừ 20%: Đối với cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài.
Những lưu ý khi tính thuế tncn
VI. Những sai sót thường gặp và cách khắc phục khi tính thuế tncn
1. Sai sót thường gặp khi khai thuế tncn để tối ưu hóa quyền lợi của người lao động
a. Khai thuế tncn với tiền trợ cấp thuê nhà ở
Khoản tiền thuê nhà ở do doanh nghiệp trả hộ cho người lao động tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế chi trả. Tuy nhiên không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế. Khoản thu nhập này chưa bao gồm tiền thuê nhà.
Ví dụ: Thu nhập chịu thuế của anh M là 16.500.000 đồng (đã bao gồm tiền thuê nhà). Tiền thuê nhà công ty hỗ trợ cho anh M là 5 triệu đồng.
Như vậy, các bạn chỉ tính vào thu nhập chịu thuế của anh M 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà). Cụ thể như sau:
Thu nhập chịu thuế chưa bao gồm tiền phụ cấp nhà ở của anh M = 16.500.000 – 5.000.000 = 11.500.000 (đồng).
Số tiền phụ cấp nhà ở tính thuế TNCN của anh M = 15%*11.500.000 đồng = 1.725.000 (đồng).
Như vậy, số tiền thuê nhà được miễn thuế TNCN = 5.000.000 – 1.725.000 = 3.275.000 (đồng).
b. Khai thuế TNCN đối với các loại thẻ hội viên người lao động được hưởng
- Nếu thẻ hội viên ghi đích danh tên người lao động được hưởng. => Khoản chi này tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động
- Nếu thẻ hội viên không ghi đích danh mà ghi chung cho cả tập thể. => Khoản chi này không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động. Thay vào đó chi phí này sẽ đưa vào chi phí của doanh nghiệp.
c. Khai thuế TNCN đối với khoản chi văn phòng phẩm, công tác phí, trang phục…
Các khoản văn phòng phẩm hay khoản chi phụ cấp này sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế . Với điều kiện phải phù hợp với quy định và được quy định trong 1 trong các văn bản: thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, quy chế của công ty…
Chú ý đến phụ cấp ăn ca:
- Nếu chi bằng tiền: Kể từ ngày 15/10/2016 khi thông tư 26/2016/TT–BLĐTBXH có hiệu lực. Thì khoản chi tiền ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Nếu Doanh nghiệp chi quá số tiền này thì phần chi quá sẽ phải tính thuế TNCN đối với người lao động. Đồng thời doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ.
- Nếu phụ cấp ăn ca bằng tự tổ chức nấu ăn: Nếu doanh nghiệp tổ chức ăn ca dưới hình thức tự nấu ăn thì không giới hạn mức chi. Tuy nhiên cần có đủ hóa đơn chứng từ đầy đủ.
Chú ý đến phụ cấp trang phục:
- Trường hợp nếu chi bằng tiền: Thì khoản chi phí sẽ được tính theo số thực chi nhưng không vượt quá 5.000.000đ/người/năm
- Nếu chi trang phục bằng hiện vật thì sẽ không bị khống chế mức chi. Tuy nhiên phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lý, hợp lệ đối với khoản trang phục này
Đối với khoản chi phương tiện đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.
Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý các vấn đề sau:
- Đối với khoản chi sáng chế, cải tiến kỹ thuật, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và chi trả sẽ không bị tính vào thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, nếu sau đó doanh nghiệp lại tiếp tục chi thưởng thì khoản tiền thưởng này sẽ bị tính thuế TNCN
- Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động. Khóa học đó phù hợp với chuyên môn của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động
- Đối với khoản hỗ trợ khám bệnh hiểm nghèo cho người lao động hoặc thân nhân người lao động sẽ không bị tính vào thu nhập chịu thuế TNCN
- Khoản tiền lương làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, làm thêm giờ vào ban đêm mà được trả lương cao hơn so với tiền lương làm việc giờ bình thường. => Phần thu nhập trả cao hơn bị tính thuế TNCN.
2. Khai thiếu thu nhập chịu thuế
Đối với khai thuế thu nhập chịu thuế thường gồm thuế thu nhập chính và các khoản thu nhập từ phụ cấp phụ cấp ăn ở, đi lại, các khoản phúc lợi, khen thưởng, bảo hiểm không bắt buộc khác...
Ví dụ:
- Không tính phần 15% thu nhập chịu thuế của khoản tiền phụ cấp thuê nhà công ty hỗ người lao động thuê nhà.
- Không tính phần tiền lương làm thêm giờ. (phần vượt quá so với tiền lương làm việc bình thường sẽ được miễn thuế).
- Không tính vào thu nhập cá nhân của người lao động khoản chi ăn ca, đồng phục, phụ cấp khác vượt mức ….
3. Không khấu trừ tại nguồn các khoản chi trả cho các đối tượng thuộc diện chịu thuế
- Đối với lao động thời vụ ký hợp đồng dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động. Nếu mức thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên thì phải khấu trừ 10% trước khi chi trả cho người lao động (trừ trường hợp người lao động làm cam kết 02/CK-TNCN).
- Không khấu trừ, kê khai, nộp thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư vốn (khi trả lãi vay, khi bán cổ phần theo ủy thác đầu tư của cá nhân…), cho thuê tài sản của cá nhân theo quy định
- Không yêu cầu các cá nhân thực hiện đăng ký giảm trừ gia cảnh hoặc cung cấp các hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh. Kê khai không đúng hoặc trùng lắp (một người phụ thuộc chỉ được giảm trừ cho 1 người trong cùng 1 thời điểm)
4. Áp dụng phương pháp tính thuế TNCN chưa đúng với từng nhóm cá nhân chịu thuế
- Ví dụ như áp dụng tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến đối với cá nhân thời vụ hoặc không ký hợp đồng lao động (phải khấu trừ 10% nếu như thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên).
- Nhiều kế toán loại các khoản chi cho người lao động ra khỏi chi phí tính thuế TNDN nhưng đồng thời cũng loại ra khỏi thu nhập chịu thuế TNCN. Ví dụ: Khoản chi tiền ăn ca doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động là 1 triệu đồng. Thì mức chi vượt quá 730.000 đồng là 270.000 đồng sẽ phải loại khỏi chi phí được trừ. Tuy nhiên khoản vượt chi 270.000 đồng này sẽ vẫn phải tính thuế TNCN đối với người lao động.
- Không thực hiện các thủ tục (ví dụ: cam kết…) cho các khoản khấu trừ vãng lai.
- Không cấp chứng từ khấu trừ thuế cho các cá nhân đã bị khấu trừ nhưng không thực hiện quyết toán tại doanh nghiệp mình.
5. Khấu trừ thuế nhưng không khai vào tờ khai quyết toán thuế TNCN
Không nộp đầy đủ số thuế đã khấu trừ hoặc số thuế còn thiếu theo quyết toán. Cá nhân khi nhận thưởng bằng cổ phiếu từ đơn vị sử dụng lao động chưa phải nộp thuế từ tiền lương, tiền công. Khi cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu thưởng sẽ khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu và thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Những sai sót thường gặp và cách khắc phục khi tính thuế tncn
Trên đây là một số thông tin hữu ích được nhiều người quan tâm về cách tính thuế thu nhập cá nhân. Khi đọc bài viết, bạn có thể tìm kiếm được những vấn đề cơ bản được mọi người quan tâm như cách tính thuế tncn đối với hợp đồng thời vụ, cách tính thuế thu nhập cá nhân 2019, cách tính thuế tncn theo quý, cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất… Bên cạnh đó, bài viết còn cung cấp thêm những thông tin xoay quanh cách tính thuế tncn như các khoản nào được miễn thuế, các khoản nào được giảm trừ hay những sai sót thường gặp và cách khắc phục khi tính thuế tncn… Cuối cùng cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và hẹn gặp ở bài viết tới!