Nếu bạn đang tò mò không biết bảo hiểm xã hội là gì, có những loại nào hay cách tra cứu và sử dụng bảo hiểm xã hội như thế nào thì hãy tham khảo ngay bài viết mà chúng tôi cung cấp dưới đây nhé!

Bảo hiểm xã hội là một trong những hình thức bảo hiểm được nhiều người quan tâm nhưng bạn có thực sự hiểu bảo hiểm xã hội là gì, bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì, có các chế độ bảo hiểm xã hội nào? Theo luật bảo hiểm xã hội thì quy định những gì về sổ bảo hiểm xã hội, mức đóng bảo hiểm xã hội? Làm thế nào để tra cứu mã số bhxh đúng cách? cách tính bảo hiểm xã hộiquy định như thế nào? Dưới đây là tất cả những thông tin mà chúng tôi sẽ cung cấp để bạn hiểu rõ hơn về cách tra cứu bảo hiểm xã hội nhé!

I. Bảo hiểm xã hội là gì

Khái niệm về bảo hiểm xã hội là gì được quy định theo khoản 1 điều 3 luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Tra cứu mã số bhxh như thế nào?

Tra cứu mã số bhxh như thế nào?

Bảo hiểm xã hội là một phần thu nhập được đảm bảo hoặc bù đắp cho người lao động khi họ không may bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, hết tuổi lao động hoặc chết,... dựa trên cơ sở số tiền đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. 

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 là văn bản pháp luật quy định chi tiết, hoàn chỉnh và cụ thể nhất về bảo hiểm xã hội hiện nay. Ngoài ra, còn có các văn bản pháp luật khác cũng quy định, hướng dẫn về tra cứu bảo hiểm xã hội như Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH,…

II. Các chế độ bảo hiểm xã hội    

Dưới đây là các chế độ bảo hiểm xã hội thông dụng nhất hiện nay mà ai cũng phải biết.

1. Chế độ bảo hiểm ốm đau

Chế độ bảo hiểm ốm đau được tiến hành khi người lao động bị ốm, tai nạn hoặc không còn đủ sức khỏe lao động, được xác nhận bởi các cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Bên cạnh đó người lao động còn được hưởng chế độ nghỉ con ốm nếu có con dưới 7 tuổi và được xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.

Đối với từng đối tượng làm việc trong môi trường khác nhau thì được hưởng chế độ ốm đau cũng như thời gian nghỉ khác nhau như làm việc trong môi trường bình thường, công việc nặng nhọc, môi trường độc hại, nguy hiểm,... thuộc danh mục được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành. 

Đồng thời trong vòng 30 ngày kể từ khi quay lại làm sau nghỉ hưởng chế độ ốm đau mà sức khỏe người lao động chưa phục hồi hoàn toàn, họ sẽ được hưởng thêm chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau.

2. Chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Theo quy định tại điều 42, 43, 44 Luật BHXH năm 2014 người lao động khi bị tai nạn do lao động sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần hoặc hàng tháng tùy thuộc vào mức độ suy giảm, sức khỏe, khả năng lao động và thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội.

Ngoài khoản trợ cấp trên khí tra cứu mã số bhxh, người lao động còn được cấp thêm phương tiện trợ giúp sinh hoạt hàng ngày, trợ cấp phục vụ hàng tháng, trợ cấp 1 lần nếu chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hoặc dưỡng sức sau khi điều trị bệnh tật,... 

3. Chế độ bảo hiểm thai sản

Cũng theo điều 30, 31 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động đang đóng bảo hiểm sẽ được hưởng chế độ thai sản. Đối với lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ dưỡng thai sản khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai,... nghỉ khi sinh con,... Bên cạnh đó, lao động nữ nếu mang thai hộ hoặc lao động nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi cũng được hưởng chế độ thai sản nếu đủ điều kiện.

4. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội, có mục đích hỗ trợ thu nhập cho người lao động bị mất thu nhập do thất nghiệp. Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải đang tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong khoảng thời gian 24 tháng trước khi bị thất nghiệp. Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm. Điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động phải chưa tìm được việc làm sau 15 ngày đăng ký thất nghiệp.

Về thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp phụ thuộc vào thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp. cách tính bảo hiểm xã hội để hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. 

Chức năng tra cứu bảo hiểm xã hội

Các chế độ bảo hiểm xã hội

5. Chế độ hưu trí

Bảo hiểm xã hội hưu trí được quy định tại điều 54 Luật BHXH năm 2014, theo đó người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu là 20 năm, không đủ điều kiện, suy giảm khả năng lao động,... Tùy thuộc vào các yếu tố trên thì mức lương hưu hàng tháng mà người lao động được hưởng chế độ hưu trí là khác nhau.

Năm 2019, tương ứng với 45% mức bình quân tiền lương đóng BHXH thì lao động nam được nghỉ hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội 17 năm còn lao động nữ là 15 năm. Sau mỗi năm, người lao động được thêm 2% với mức tối đa bằng 75%.

Cách tính bảo hiểm xã hội hưu trí được hưởng từ khi người lao động có quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập với đầy đủ điều kiện hoặc tính từ tháng liền kề hoặc là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu.

6. Chế độ bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế giúp người mua bảo hiểm được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí liên quan đến khám, chữa bệnh, và chi phí thuốc men. Ngoài ra, hiện nay theo quy định tại khoản 1.2 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:

Hình thức bảo hiểm ý tế đang áp dụng bắt buộc đối với tất cả mọi người theo quy định của Luật để chăm sóc sức khỏe cộng đồng chứ không phải vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Lợi ích khi sử dụng bảo hiểm y tế là người mua khi đi khám, chữa bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả một hoặc toàn bộ chi phí đó.

7. Chế độ tử tuất

Trợ cấp tử tuất là khoản bảo hiểm dành cho những thân nhân người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội, khi họ hết tuổi lao động, trẻ em, những người đã sống bằng nguồn thu nhập của người lao động. Chế độ tử tuất bao gồm trợ cấp mai táng, trợ cấp hàng tháng hoặc 1 lần cho thân nhân người lao động đã mất. 

Điều kiện để nhận trợ cấp tử tuất là người lao động đã đóng bảo hiểm đủ 12 tháng trở lên, đã chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người đang hưởng chế độ hưu trí,... Nhân thân của người lao động được hưởng trợ cấp mai táng khi người đó được tuyên bố, xác nhận đã chết của tòa án. 

III. Chức năng của bảo hiểm xã hội    

Chức năng tra cứu bảo hiểm xã hội

Chức năng tra cứu bảo hiểm xã hội

Với nhiều người lao động có hiểu biết kém thì thường không muốn tham gia BHXH vì khoản tiền cao, và không hiểu rõ vai trò, chức năng của nó. Dưới đây là những chức năng chính của bảo hiểm xã hội là gì.

Thứ nhất, bảo hiểm xã hội sẽ bảo đảm bằng cách thay thế hoặc bù đắp nguồn thu nhập của người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro trong cuộc sống như tai nạn, ốm đau,...

Thứ hai, bảo hiểm xã hội sẽ phân bổ lại nguồn thu nhập. Chức năng phân phối thể hiện ở việc đóng một phần nhỏ nguồn thu nhập hàng tháng họ kiếm được để khi gặp rủi ro họ hoàn toàn có thể rút phần tiền đóng bảo hiểm này để trang trải cho cuộc sống.

Thứ ba, góp phần tạo sự tương trợ, chia sẻ trong cộng đồng. Với mỗi nguồn tiền đóng sổ bảo hiểm xã hội nhỏ mà mỗi người nộp thì quỹ bảo hiểm khổng lồ có thể giúp đỡ được cho những người gặp rủi ro trong thời điểm đó. Đồng thời cũng là giúp cho người lao động không lo trong tương lai nếu mình gặp rủi ro thì tiền đâu để mình có thể chi trả.

Chính vì vậy, BHXH có vai trò quan trọng, mang tính chất kinh tế – xã hội, giúp đồng bộ sự phát triển hưng thịnh chung của xã hội.

IV. Phân loại bảo hiểm xã hội    

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định tại khoản 2 điều 3, bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia được Nhà nước tổ chức và đảm bảo. Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:

a) Bảo hiểm Ốm đau;

b) Bảo hiểm Thai sản;

c) Bảo hiểm Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Bảo hiểm Hưu trí;

đ) Bảo hiểm Tử tuất.

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động được quy định như sau:

Cách tính bảo hiểm xã hội

Cách tính và tra cứu bảo hiểm xã hội cho người lao động

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động quy định như sau:

Cách tính bảo hiểm xã hội

Cách tính và tra cứu mã số bhxh cho người sử dụng lao động

Dựa trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động gồm mức lương cứng, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thì sổ bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ quy định những mức đóng bảo hiểm xã hội riêng.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là hình thức BHXH được nhà nước tổ chức và khuyến khích người tham gia tự lựa chọn mức đóng, phương thức phù hợp với thu nhập của mình. Ngoài ra Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ tiền đóng loại bảo hiểm này để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Cách tính bảo hiểm xã hộitự nguyện là 22% thu nhập hàng tháng có thể lựa chọn đóng vào quỹ hưu trí hay tử tuất. Về phương thức, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể đóng hàng tháng, 3 tháng/lần, 6 tháng/lần, 12 tháng/lần hoặc đóng gộp nhiều năm,... Ngoài ra người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã về hưu nhưng chưa đủ năm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể tiếp tục đóng đến bao giờ đủ thì thôi.

3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung

Đây cũng là một hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm bổ sung cho chế độ hưu trí. Trên cơ sở tạo lập quỹ từ đóng góp của cả doanh nghiệp và người lao động như hình thức đóng tài khoản tiết kiệm cá nhân, bảo hiểm hưu trí bổ sung sẽ bảo toàn và tích lũy theo quy định của pháp luật.

V. Một số nguyên tắc bảo hiểm xã hội mà người đóng và doanh nghiệp nên biết

– Trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng, sự chia sẻ giữa những người tham gia để quy định mức hưởng BHXH.

– Dựa vào cơ sở tiền lương hàng tháng của người lao động để quy ra mức đóng sổ bảo hiểm xã hội bắt buộc còn bảo hiểm xã hội tự nguyện là do người lao động lựa chọn.

– Người lao động tham gia bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất dựa trên thời gian đã đóng. Thời gian được tính hưởng bảo hiểm 1 lần thì sẽ không tính hưởng các chế độ khác.

VI. Kết luận

Trên đây là những thông tin liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì, bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì, có các chế độ bảo hiểm xã hội nào? Theo luật bảo hiểm xã hội thì quy định những gì về sổ bảo hiểm xã hội, mức đóng bảo hiểm xã hội? Làm thế nào để tra cứu mã số bhxh đúng cách? cách tính bảo hiểm xã hội như thế nào? Mong rằng với tất cả những thông tin mà chúng tôi sẽ cung cấp bên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nhân viên bảo hiểm xã hội và cách tra cứu bảo hiểm xã hội. Các bạn đón đọc thêm phần 2 để hiểu hơn về quyền và trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm xã hội nhé!