Chúng ta đã nghe rất nhiều những khái niệm như trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp,... Vậy trợ cấp thôi việc là gì? Những điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Khi đi làm chúng ta sẽ quan tâm những vấn đề liên quan đến chế độ bảo hiểm, chính sách lương thưởng. Nhưng nếu bạn bị cho thôi việc do công ty không có khả năng chi trả lương cho bạn thì có chế độ gì không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây về trợ cấp thôi việc là gì để biết được những lợi ích mà bạn có trong luật lao động nhé!

I. Trợ cấp thôi việc là gì?

Trợ cấp thôi việc được hiểu là một khoản tiền mà người sử dụng lao động sẽ trả cho người lao động khi họ kết thúc hợp đồng lao động tại công ty và đi đến nơi khác làm việc.

Đồng thời nó có thể hiểu một cách tích cực hơn đó là tiền thưởng dành cho những lao động có đóng góp cho sự phát triển của công ty, là món quà chia tay, khoản hỗ trợ kinh phí cho người lao động trong thời gian chuyển giao giữa hai môi trường làm việc khác nhau. 

trợ cấp thôi việc

Trợ cấp thôi việc là gì?

Khi người lao động nghỉ việc, những cơ quan, đơn vị đã sử dụng người lao động phải chi trả khoản trợ cấp thôi việc này cho họ một cách chính xác nhằm giúp họ có cuộc sống ổn định trong giai đoạn tìm kiếm công việc mới.

II. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc

1. Đối tượng hưởng chế độ trợ cấp thôi việc là gì?

Đối tượng hưởng chế độ trợ cấp thôi việc là người lao động đã làm việc liên tục đủ 12 tháng trở lên với các điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc như sau:

  • Hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động đã hết hạn
  • Người lao động đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động
  • Hai bên đồng ý thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
  • Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
  • Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;
  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 Bộ Luật lao động;
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ Luật lao động;

2. Đối tượng không được hưởng trợ cấp thôi việc là gì?

  • Người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.
  • Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu.
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải

III. Cách tính trợ cấp thôi việc mới nhất    

Cách tính trợ cấp thôi việc được trả cho người lao động theo nguyên tắc: Cứ mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Cụ thể:

Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Trong đó:

- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc

Là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc theo khoản 1 điều 8 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH) Bao gồm:

  • Mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng. Đối với người hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương này tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
  • Phụ cấp lương (khoản phụ cấp để bù đắp yếu tố điều kiện lao động, tính phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa tính đến hoặc tính chưa đầy đủ).
  • Các khoản bổ sung khác.

Cách tính trợ cấp thôi việc

Cách tính trợ cấp thôi việc

Ví dụ:

Bà Nguyễn Thị A được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc do Công ty B thực hiện cơ cấu lại tổ chức, không sắp xếp được công việc cho bà A, công ty cho bà thôi việc.

Mức bình quân tiền lương 6 tháng cuối trước khi nghỉ việc của bà A theo hợp đồng lao động là 8.000.000 đồng.

Tại Công ty B, Ông A có:

- Tổng thời gian làm việc là 9 năm 6 tháng;

- Thời gian tham gia BHTN là 8 năm;

- Thời gian được chi trả trợ cấp thôi việc là 1 năm.

Vậy:

- Thời gian được chi trả trợ cấp mất việc của bà A = 9 năm 6 tháng - 8 năm - 1 năm = 6 tháng => thời gian được chi trả trợ cấp là 1 năm tính điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc.

- Mức hưởng chế độ trợ cấp thôi việc làm = 2 tháng  x 8.000.000đ = 16.000.000đ

IV. Cách xác định thời gian tính trợ cấp thôi việc    

Thời gian trợ cấp thôi việc là gì? Là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc (theo khoản 5 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP).

1. Cách xác định thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm

  • Thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động;
  • Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản;
  • Thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương;
  • Thời gian nghỉ hàng tuần;
  • Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương
  • Thời gian nghỉ việc để hoạt động công đoàn;
  • Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công mà được người sử dụng lao động trả lương;
  • Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
  • Thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

2. Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm

  • Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp;
  • Thời gian được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp;
  • Thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Lưu ý: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính theo năm (đủ 12 tháng). Trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 - 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

V. Cách xác định mức tiền lương để hưởng trợ cấp thôi việc

Theo điều 8 thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH thì: Cách tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động xin thôi việc hoặc mất việc làm.

Hưởng trợ cấp thôi việc

Lưu ý khi tính trợ cấp thôi việc để đảm bảo quyền lợi

Gồm có các khoản được quy định tại Khoản 1, Điểm a Khoản 2 và điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Khoản 1:

1. Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà 2 bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giản sản phẩm hoặc lương khoán.

Điểm a Khoản 2:

2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà 2 bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a, Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

Điểm a Khoản 3:

3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà 2 bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a, Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Vậy là: Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc KHÔNG bao gồm các khoản sau:

  • Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động
  • Các khoản bổ sung (không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Đối với các chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ, hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

VI. Lưu ý xác định tiền lương hưởng trợ cấp thôi việc là gì?   

- Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Bộ luật lao động, khi chấm dứt hợp động lao động cuối cùng thì thời gian làm việc để tính chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động theo các hợp đồng lao động.

Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng do người lao động đơn phương chấm dứt trái pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật sa thải thì thời gian làm việc theo hợp đồng lao động cuối cùng không được tính trợ cấp thôi việc. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo Khoản 1 Điều này trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. 

- Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước khi chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp một lần trước khi phục viên, trợ cấp xuất ngũ đối với người lao động có thời gian làm việc ở đơn vị thuộc lực lượng vũ trang thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chỉ trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động đã làm việc cho các cơ quan tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trước đó theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

Thời gian làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 bao gồm: thời gian người lao động làm việc thực tế tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, thời gian làm việc tại doanh nghiệp nhà nước khác.

- Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tết cho người sử dụng lao động đủ từ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm dưới 18 tháng thì trợ cấp mất việc của người lao động ít nhất bằng 2 tháng tiền lương

- Trường hợp sau khi sát nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trước khi sát nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

thôi việc

Nắm rõ các quy định về trợ cấp thôi việc để đảm bảo quyền lợi

Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị A làm việc liên tục theo hợp đồng lao động tại công ty B, hợp đồng lao động thứ nhất có thời hạn 12 tháng, được thực hiện từ 01 tháng 01 năm 2004 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2004 (01 năm); hợp đồng lao động thứ 2 có thời hạn 36 tháng được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 (08 năm) thì bà A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Bà A được sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ 01 tháng 01 năm 2009 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 (07 năm). Tiền lương bình quân theo Khoản 1 Điều này trước khi bà A chấm dứt hợp đồng lao động thứ 3 là 4.500.000 đồng/tháng. 

Do hợp đồng lao động thứ 3 (hợp đồng lao động không xác định thời hạn) bà A đơn phương chấm dứt trái pháp luật, nên thời gian bà A làm việc theo hợp đồng lao động thứ 3 (08 năm) không được tính trợ cấp thôi việc.Trợ cấp thôi việc đối với bà A được tính như sau:

  • - Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của bà A đối với 2 hợp đồng trước là 01 năm + 03 năm = 04 năm (từ ngày 01/01/2004 đến hết 31/12/2007)
  • - Số tiền công ty B chi trả trợ cấp thôi việc cho bà A là 04 năm x 4.500.000 đồng/tháng x 1/2 = 9.000.000 đồng.
  • - Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước khi chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp nhà nước trước 01 tháng 01 năm 1995 nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp 1 lần trước khi phục viên, trợ cấp xuất ngũ đối với người lao động có thời gian làm việc ở đơn vị thuộc lực lượng vũ trang thì người lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động đã làm việc cho các cơ quan tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trước đó theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

Thời gian làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp khu vực nhà nước trước ngày 01/01/1995 bao gồm: thời gian người lao động làm việc thực tế tại cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, thời gian làm việc tại doanh nghiệp nhà nước khác. 

- Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm dưới 18 tháng thì trợ cấp mất việc làm của người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Ví dụ 2: Ông Nguyễn Đình T làm việc tại công ty D từ ngày 01/09/2007, đến 31/12/2015, do thay đổi công nghệ sản xuất Công ty không thể bố trí được việc làm cho ông C và phải chấm dứt hợp động lao động. Ông C được sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 01/01.2009 đến hết ngày 31/12/2015 (07 năm). Tiền lương bình quân theo Khoản 1 Điều này trước ông C mất việc làm là 4.500.000 đồng/tháng. Trợ cấp mất việc làm đối với ông C được tính như sau:

  • Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc làm là 08 năm 04 tháng - 07 tháng = 01 năm 04 tháng (16 tháng)
  • Số tiền công ty D chi trả trợ cấp mất việc làm cho ông C ít nhất bằng 02 tháng tiền lương (4.500.00 đồng/tháng x 2 = 9.000.000 đồng)
  • Trường hợp sau khi sát nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trước khi sát nhập, hợp nhất, chia tác doanh nghiệp, hợp tác xã. 

Ví dụ 3: Ông Nguyễn Tất H làm việc cho công ty P từ ngày 01 tháng 6 năm 2002. Năm 2006. công ty P sát nhập với công ty Q thành công ty PQ và chính thức hoạt động từ ngày 01/10/2006 ông H tiếp tục làm việc tại công ty PQ đến hết ngày 31/12/2015 (07 năm). Tiền lương bình quân theo Khoản 1 Điều này trước khi ông H mất việc làm tại công ty PQ là 5.400.000 đồng/tháng. Trợ cấp mất việc làm đối với ông H tại công ty P là 04 năm 04 tháng tại công ty PQ là 9 năm 03 tháng. Tổng thời gian làm việc đối với ông T được tính như sau: 

  • Thời gian làm việc thực tế của ông H tại công ty P là 04 năm 04 tháng; tại công ty PQ là 9 năm 03 tháng. Tổng thời gian làm việc thực tế là 13 năm 07 tháng 
  • Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc làm là 13 năm 07 tháng - 07 năm = 06 năm 07 tháng làm tròn thành 07 năm.
  • Số tiền công ty PQ chi trả trợ cấp mất việc làm đối với ông H là 07 năm x 5.400.000 đồng/tháng = 37.800.000 đồng.

VII. Hướng dẫn chi trả trợ cấp thôi việc

Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc

Tính trợ cấp thôi việc để đảm bảo quyền lợi của những người lao động

Trong đó, đáng lưu ý là một số quy định mới về giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ), sử dụng lao động là người cao tuổi, kinh phí trả trợ cấp mất việc... được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể như sau:

Sửa đổi Khoản 1 Điều 3 như sau:

1. Người giao HĐLĐ bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã.

b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.

c) Người được các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền làm người đại diện theo quy định của pháp luật.

d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động;

e) Người được người đại diện theo pháp luật quy định tại Điểm a hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Điểm b Khoản này ủy quyền bằng văn bản về việc giao kết HĐLĐ"

Sửa đổi Khoản 2 Điều 6 như sau: "Khi người sử dụng lao động (NSDLĐ) không có nhu cầu hoặc NLĐ cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ."

Sửa đổi Khoản 6 Điều 14 như sau: Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động."

Bổ sung Điều 14a sau Điều 14 như sau:

Thời hạn thanh toán quyền lợi của NSDLĐ và NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, NSDLĐ và NLĐ có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp đặc biệt, thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ thuộc một trong các trường hợp sau:

1. NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

2. NSDLĐ hoặc NLĐ gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;

3. NSDLĐ thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo Điều 44 của Bộ luật lao động hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo Điều 45 của Bộ luật lao động.

  • Đối tượng chi trả trợ cấp thôi việc: Người sử dụng lao động
  • Thời hạn chi trả: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp đặc biệt, thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, thuộc 1 trong các trường hợp sau:

1. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động lao động.
2. Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, dịch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

- Chi phí chi trả được tính theo Khoản 6 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP và Khoản 7 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP thì: Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động. Tức là doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. 

VIII. Trợ cấp thôi việc có tính thuế thu nhập cá nhân không?

Theo Điểm b Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì sẽ có hai trường hợp:

  • TH1: Người lao động nhận khoản tiền trợ cấp mất việc, trợ cấp thôi việc theo đúng mức quy định của Bộ luật lao động 2012 thì khoản tiền này không phải chịu thuế thu nhập cá nhân - tức là được miễn thuế.
  • TH2: Người lao động nhận khoản tiền trợ cấp mất việc, trợ cấp thôi việc cao hơn mức quy định của Bộ luật lao động 2012 thì lúc này phần vượt quá sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân tại Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Nếu phải đóng thuế TNCN thì cách tính cũng sẽ chia ra 02 trường hợp cơ bản dựa vào thời điểm chi trả như sau:

  • TH1: Nếu DN chi trả cho NLĐ trước khi chấm dứt HĐLĐ thì khoản tiền này sẽ nhập chung vào các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công khác để tính theo lũy tiến từng phần và DN sẽ đóng giúp NLĐ với cơ quan Thuế.
  • TH2: Nếu DN chi trả cho NLĐ sau khi chấm dứt HĐLĐ thì khoản tiền này sẽ khấu trừ 10% nếu như khoản trợ cấp này từ 2.000.000đ trở lên (Theo Điểm i, Khoản 1, Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC). Lưu ý rằng trường hợp này chỉ áp dụng đối với cá nhân cư trú theo quy định Luật thuế thu nhập cá nhân.

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn M được công ty T chi trả 1 khoản tiền trợ cấp khi thôi việc là 3 triệu đồng. Trong đó có 2 triệu là theo mức quy định của Bộ luật Lao động còn 1 triệu là cao hơn mức quy định của Bộ luật Lao động. Thì trong khoản 3 triệu anh M được nhận có:

  • 2 triệu đồng được miễn thuế thu nhập cá nhân
  • 1 triệu đồng không được miễn thuế TNCN (phải cộng vào thu nhập chịu thuế để tính thuế)

IX. Kết luận

Trên đây là những thông tin liên quan đến trợ cấp thôi việc là gì, cách tính trợ cấp thôi việc, điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc,... Đây đều là chế độ trợ cấp thôi việc, quy định trợ cấp thôi việc được người lao động quan tâm. Hi vọng rằng với những thông tin liên quan đến thời gian tính trợ cấp thôi việc trên này đã giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chúc các bạn thành công!