Định mức lao động là gì? Sự cần thiết của việc xây dựng định mức lao động. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc đó cho các bạn. Hãy cùng tìm hiểu định mức lao động là gì và ảnh hưởng như thế nào tới người lao động nhé.

Định mức công việc là gì và ảnh hưởng như thế nào tới quyền lợi người lao động. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc đó cho các bạn. Hãy cùng tìm hiểu định mức lao động là gì và ảnh hưởng như thế nào tới quyền lợi người lao động.

I. Khái niệm về định mức lao động

Định mức lao động là hành vi đo lường khối lượng công việc và số lượng sản phẩm được tạo ra bởi một cá nhân hoặc một nhóm một tổng thể trong khoảng thời gian xác định nào đó. Hay nói theo một cách khác đây là lượng thời gian để có thể hoàn tất công việc và hoàn thiện một sản phẩm.

Định mức lao động là gì? Sự cần thiết của việc xây dựng định mức lao động

Khái niệm về định mức lao động

Dựa trên Quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay khi những người lao động sử dụng lao động, các nhà Tuyển dụng, những người đang làm việc trong ban lãnh đạo có thể dựa vào định mức lao động để tính lương thưởng cho người lao động và ký kết các hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động, xem xét để tăng lương cho người lao động lao động là một trong những công cụ mà người sử dụng lao động thường dùng để trả lương cho người lao động

Nhờ vào sự quan trọng và hữu ích của định mức lao động những người sử dụng lao động cần phải nghiêm túc và có trách nhiệm cao trong quá trình xây dựng định mức lao động, dựa theo nguyên tắc không đổi của pháp luật Việt Nam và Chính phủ đã quy định. Định mức lao động là một thuật ngữ vô cùng phổ biến trong các môi trường làm việc. Người sử dụng lao động và quản lý sản xuất định mức lao động là một trong những yếu tố có tác động nhất định tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, quyền lợi người lao động, tiền lương của những người lao động và và giá thành mà doanh nghiệp sản xuất ra thị trường.

Xem thêm: Lương Net hay Gross - Lựa chọn nào tốt cho người lao động và doanh nghiệp

II. Vai trò của định mức lao động

1. Đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh

  • Định mức lao động là chỉ tiêu tổng hợp và phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý sản xuất, quản lý nhân sự của doanh nghiệp
  • Định mức lao động góp phần quản lý sản xuất và tăng năng suất lao động định mức lao động là cơ sở để có thể giảm thiểu các chi phí về nhân công 
  • Định mức lao động là điều kiện để đảm bảo được các nguyên tắc và tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn là tốc độ tăng trưởng

2. Đối với công tác Quản trị năng suất

  • Định mức lao động góp phần trong việc đảm bảo năng suất lao động trung bình hiện nay. Định mức lao động được áp dụng cho các cá nhân hoặc các nhóm lao động nó làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành công việc và quyền lợi người lao động.
  • Định mức lao động được áp dụng để luôn thay đổi phù hợp với trang thiết bị quy trình và điều kiện làm việc 
  • Định mức lao động cũng được dùng để xác định biên lao động

3. Đối với công tác quản trị tiền lương

  • Định mức lao động cũng là cơ sở để có thể xác định được các loại đơn giá, tiền lương theo đúng người pháp luật Việt Nam 
  • Định mức lao động là căn cứ để trả lương cho người lao động
  • Định mức lao động là cơ sở yêu cầu để cải thiện năng suất lao động và tăng thu nhập khi được so sánh với năng suất chung trong ngành hoặc là lĩnh vực lao động.

Xem thêm: Những hình thức thưởng ngoài lương cho người lao động mới nhất

III. Những nguyên tắc, quy luật khi thiết lập định mức lao động

Trong quá trình xây dựng định mức lao động thì người sử dụng lao động, quản lý sản xuất cần phải có trách nhiệm tuyệt đối trong việc xem xét và cân nhắc để đưa ra định mức lao động phù hợp. Trong khi xây dựng thì sẽ có những nguyên tắc chung nhất định đã được quy định ở điều 8, Nghị định 49, năm 2013. Vậy thì về định mức lao động trong xây dựng được quy định như thế nào? Trong pháp luật Việt Nam các bạn hãy tham khảo 5 nguyên tắc sau đây:

  • Định mức lao động sẽ được thực hiện theo từng công đoạn và quy trình được bắt đầu từ từng bước nhỏ cho tới toàn bộ quá trình trong công việc sáng tạo ra sản phẩm hoặc là dịch vụ, trên cơ sở tổ chức hoạt động lao động khoa học phù hợp trong việc phân công lao động, khối lượng lao động, sản xuất được hiệu quả và đảm bảo quá trình sản xuất 
  • Định mức lao động sẽ được dựa trên quy trình chuyên môn trình độ đào tạo của người lao động được dựa trên cơ sở cấp bậc của từng tính chất công việc theo chuẩn của máy móc quy trình công nghệ và các thiết bị kỹ thuật đã được đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về an toàn lao động.
  • Định mức lao động được đưa ra thì phải là mức trung bình so với mặt bằng chung hiện nay đảm bảo quyền lợi người lao động

Định mức lao động là gì? Sự cần thiết của việc xây dựng định mức lao động

Những nguyên tắc, quy luật khi thiết lập định mức lao động

  • Trước khi thực hiện định mức lao động thì người sử dụng lao động cần phải cho thử trước khi trực tiếp ban hành thực hiện nghiêm túc. Khi người sử dụng lao động, người làm chủ doanh nghiệp cần phải có nhiệm vụ thông báo trước cho phía người lao động ít nhất là 15 ngày áp dụng định luật định mức lao động vào môi trường thực tế. Ngoài ra thời gian áp dụng định mức lao động thì sẽ không phụ thuộc vì theo tính chất Công việc tuy nhiên nhiều nhất tối đa sẽ là 3 tháng và sau quá trình áp áp dụng thì cần phải đánh giá mức lao động.
  • Định mức lao động thường sẽ không cố định bất biến mà sẽ có thể được xem xét và già soát điều chỉnh để phù hợp hơn. Nó sẽ luôn được đem ra đánh giá và bổ sung sao cho hợp lý và chỉnh sửa bổ sung. Những người lao động cần phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện và tập thể người lao động tại doanh nghiệp trước khi thông báo một cách rộng rãi và công khai ở nơi làm việc của những người lao động. Song song với việc đó thì người sử dụng lao động cũng cần phải gửi tới cơ quan quản lý hành chính nhà nước về nội dung lao động cấp huyện nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.

Xem thêm: Một số quy định mới nhất về tiền lương cho người lao động

IV. Một số thuật ngữ liên quan đến định mức lao động

  • Mức sản lượng là tổng đơn vị về sản phẩm hay còn được gọi là số lượng công việc được giao cho mỗi một người lao động hoặc một nhóm người lao động để có thể hoàn thành khối lượng công việc trong khoảng thời gian đã được định hạn trước đó. Đơn vị đo của mức sản lượng sẽ có dạng số đơn vị là sản phẩm trên giây, phút giờ, ca,.. 
  • Mức thời gian là số lượng thời gian bị hao hụt được quy định cho một người lao động thay một nhóm người lao động để có thể hoàn thành xong một sản phẩm hoặc một số lượng công việc nào đó. Mức thời gian sẽ có đơn vị đo là giây, phút, giờ, ca,.. trên một đơn vị sản phẩm.
  • Bước công việc: Đây là một phần một bộ phận trong quá trình làm việc quá trình sản xuất được hoàn thành bởi một nhóm người lao động hoặc một người lao động, thực hiện ở một nơi chốn, không gian làm việc nhất định. Công việc sẽ được thực hiện cho một cá nhân người lao động nhất định và được phân bổ chia làm thành từng giai đoạn và từng thao tác, cử động.
  • Đơn giá sản phẩm sẽ được nghiên cứu sau khi đã có mức sản lượng và mức thời gian cụ thể công thức được áp dụng như sau: Đơn giá sản phẩm = (Lương cấp bậc công nghiệp + Phụ cấp) X Mức thời gian

Xem thêm: Những thay đổi mới nhất về tiền lương cơ bản cho người lao động từ năm 2021

V. Các phương pháp định mức lao động phổ biến

1. Phương pháp thống kê kinh nghiệm

Cơ sở của phương pháp được dựa trên số liệu thống kê về năng suất lao động của những người lao động, kinh nghiệm bản thân của những cán bộ định mức, nhân viên kỹ thuật,.. 

Trình tự xây dựng định mức lao động như sau 

  • Bước 1: Thống kê năng suất lao động của những người lao động đã làm bước công việc cần định mức lao động 
  • Bước 2: Tính năng suất lao động trung bình 
  • Bước 3: Loại bỏ những số liệu năng suất lao động thấp hơn theo năng suất lao động trung bình. Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến
  • Bước 4: Hội ý và thảo luận nhận với các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực định mức lao động để quy định lao động được giao trên cơ sở của mức trung bình khá vừa tính được.

Định mức lao động là gì? Sự cần thiết của việc xây dựng định mức lao động

Các phương pháp định mức lao động phổ biến

2. Phương pháp phân tích tính toán

Cơ sở của phương pháp: phân tích các kết cấu của bước công việc từ đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc hao phí thời gian cần để thực hiện các công việc định mức, các tài liệu liên quan tới kỹ thuật và tiêu chuẩn của các loại thời gian.

  • Bước 1: Tạo ra kết cấu bước công việc hợp lý bằng cách chia nhỏ bớt công việc ra thành các bộ phận hợp thành, Loại bỏ các bộ phận thừa và thay thế những bộ phận lạc hậu bằng những bộ phận tiên tiến hơn
  • Bước 2: Tạo ra quy trình công nghệ chi tiết cho mất công việc ở một mức độ hợp lý nhất làm cơ sở cho việc sản xuất các định mức lao động đúng đắn chính xác và có tính khả thi. Phân tích các nhân tố có thể ảnh hưởng tới hao phí thời gian để hoàn thành từng bộ phận của mỗi công việc. Xác định được độ lành nghề mà người lao động cần có để hoàn thành công việc
  • Bước 3: Xác định mức lao động có thể dựa theo bảng tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động để góp phần xác minh, xác định các thời gian cần phải hao phí để thực hiện. Cụ thể được thời thi nghiệp vụ có liên quan đến các bước công việc tùy vào từng loại thời gian khác nhau để để phân chia áp dụng công thức khác nhau để tính định mức lao động.

3. Phương pháp phân tích – khảo sát

Cơ sở của phương pháp là dựa theo phân tích kết cấu nút công việc và phân tích các nhân tố có thể ảnh hưởng đến hao phí thời gian để thực hiện các công việc cần định mức lao động,  các tài liệu kỹ thuật và các tiêu chuẩn về các loại thời gian 

Trình tự xây dựng định mức lao động như sau:

  • Bước 1: Tạo ra kết cấu bước công việc hợp lý bằng cách chia nhỏ bớt công việc ra thành các bộ phận hợp thành, Loại bỏ các bộ phận thừa và thay thế những bộ phận lạc hậu bằng những bộ phận tiên tiến hơn. 
  • Bước 2: Tạo ra quy trình công nghệ chi tiết cho mức công việc hợp lý nhất để làm cơ sở cho việc xác định mức lao động đúng đắn chính xác và có tính khả thi. Phân tích các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hao phí thời gian để hoàn thành từng bộ phận của mỗi công việc. Xác định được trình độ lành nghề mà người lao động cần có để có thể hoàn thành các công việc theo từng nguyên tắc bậc công việc. Xác định chế độ làm việc một cách tối ưu
  • Bước 3: Khảo sát và thu thập các số liệu về việc hao phí thời gian trên thực tế và xác định mức lao động.Có thể làm bằng cách chọn người lao động có sức khỏe trung bình và có kỹ thuật sản xuất, có thái độ lao động tốt hoặc là thái độ là động tích cực. Cho người lao động đó làm thử các công việc tới khi quen việc và năng suất lao động ở mức ổn định. Chụp ảnh thời gian làm việc của người lao động từ đó có thể xác định được định mức lao động cần áp dụng.

4.Phương pháp so sánh điển hình

Cơ sở của phương pháp và các nhân tố có thể ảnh hưởng tới việc hao phí thời gian để thực hiện các bước công việc cần bị mốc và bước công việc điển hình sau đó cần phải so sánh để xác định hệ số quy đổi.

Trình tự xây dựng định mức lao động 

  • Bước 1: Xác định các công việc điển hình, chia các bước công việc cần phải xây dựng ở mức ra thành các nhóm bước công việc có từng đặc điểm và kết cấu của quy trình công nghệ tương đối giống nhau, mỗi nhóm thì gồm các bước công việc gần giống như nhau. Mỗi nhóm thì chọn ra một hoặc là một số bước công việc điển hình thường thì nên chọn ra các bước công việc có tần suất xuất hiện lớn và sản xuất nhiều nhất.
  • Bước 2: Xác định định mức lao động cho các bước công việc điển hình bằng cách dùng phương pháp phân tích và tính toán hoặc phân tích khảo sát để xác định 
  • Bước 3: Xác định hệ số quy đổi ra cho từng bước công việc để so sánh với Mức công việc điển hình của mỗi nhóm 
  • Bước 4: Mời các chuyên gia hoặc các cán bộ kỹ thuật, các công nhân lành nghề có hiểu biết sâu về kỹ thuật và quy trình công nghệ để tham gia cùng xác định các hệ số chuyển đổi định mức lao động. Coi hệ số Ki của bước công việc để hình là K1 = 1. Nếu như bước công việc theo nhóm có các nhân tố làm ảnh hưởng giống như bước công việc điển hình thì Ki = 1; Nếu như bước công việc trong nhóm có các nhân tố làm ảnh hưởng thuận lợi hơn cho mức công việc điển hình thì Ki1. Giá trị cụ thể của Ki thì do cán bộ định mức và các chuyên gia dựa vào việc phân tích và đánh giá tình hình thực tế để quyết định.

Xem thêm: Tổng hợp các khoản phí mà người lao động phải trả khi nhận lương Net

VI. Kết luận

Bài viết trên đây 123job.vn đã tới các bạn những nội dung về:pháp luật việt nam, quyền lợi người lao động, người lao động, quản lý sản xuất. Hẹn gặp lại các bạn trên các bài viết tiếp theo của 123job.vn