Nếu bạn đang tò mò không biết bảo hiểm xã hội là gì, có những loại nào hay cách tra cứu và sử dụng bảo hiểm xã hội như thế nào thì hãy tham khảo ngay bài viết mà chúng tôi cung cấp dưới đây nhé!

Theo như phần 1 của bài viết "Bảo hiểm xã hội là gì? Tổng hợp thông tin cần nắm về bảo hiểm xã hội"  chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm chung về BHXH. Để hiểu và phân biệt được bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì, có các chế độ bảo hiểm xã hội nào? Có những quy định nào về sổ BHXH trong luật bảo hiểm xã hội? Cách tra cứu mã số bhxh, cách tính bảo hiểm xã hội như thế nào? Để tìm hiểu các thông tin trên cũng như cách tra cứu bảo hiểm xã hội, quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia BHXH thì hãy đọc hết bài viết dưới đây nhé!

VI. Quyền và trách nhiệm của người lao động khi đóng bảo hiểm xã hội là gì?

Đóng bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Quyền của người lao động

  • Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;
  • Khi không còn làm việc sẽ được trả sổ bảo hiểm xã hội;
  • Nhận đầy đủ, đúng thời gian quy định các khoản lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội;
  • Điều kiện để người lao động hưởng bảo hiểm y tế là:
    • Đang hưởng lương hưu;
    • Nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và vẫn được hưởng trợ cấp hằng tháng;
    • Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;
  • Nếu không thể đi nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội có thể uỷ quyền cho người khác;
  • Có quyền yêu cầu cung cấp thông tin quy định về đăng ký BHXH từ người sử dụng lao động
  • Khiếu nại, tố cáo sai phạm về bảo hiểm xã hội;
  • Thực hiện các quyền và các chế độ bảo hiểm xã hội khác của người lao động theo quy định của pháp luật. 

2. Trách nhiệm của người lao động

* Người lao động có các trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm xã hội như sau:

  • Thực hiện đúng mức đóng bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật;
  • Lập hồ sơ bảo hiểm xã hội đúng quy định;
  • Cam kết bảo quản sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định;
  • Thực hiện các trách nhiệm và các chế độ bảo hiểm xã hội khác của người lao động theo quy định của pháp luật.

* Bên cạnh những trách nhiệm được quy định tại khoản 1 nêu trên, người lao động khi tham gia Bảo hiểm thất nghiệp còn phải thực hiện các công việc sau đây:

  • Đăng ký thất nghiệp đúng thời điểm với tổ chức BHXH;
  • Báo cáo hằng tháng với tổ chức bảo hiểm xã hội về tình hình tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp;
  • Nhiệt tình tiếp nhận việc làm hoặc tham gia khóa học nghề tương ứng, phù hợp với khả năng khi tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu.

Tra cứu mã số bhxh

Tra cứu mã số bhxh

VII. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội là gì?

1. Quyền của người sử dụng lao động

  • Không thực hiện những yêu cầu khác quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
  • Khiếu nại, tố cáo các sai phạm về bảo hiểm xã hội;
  • Thực hiện các quyền và các chế độ bảo hiểm xã hội khác của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội

  • Trích khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội từ tiền lương, tiền công của người lao động hàng tháng để mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
  • Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động khi họ đang làm việc tại công ty, doanh nghiệp;
  • Khi lao động không còn làm việc và chịu sự quản lý của công ty thì hoàn trả sổ bảo hiểm xã hội cho họ;
  • Lập danh sách, hồ sơ để cấp sổ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
  • Chịu trách nhiệm trả trợ cấp BHXH cho người lao động;
  • Hướng dẫn người lao động đi kiểm tra mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định;
  • Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến bảo hiểm xã hội cho người lao động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Cung cấp thông tin cho người lao động về việc đóng BHXH cho tổ chức công đoàn theo yêu cầu;
  • Thực hiện các trách nhiệm và các chế độ bảo hiểm xã hội khác của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

VIII. Các lợi ích của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội là gì?

1. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc

  • Hưởng trợ cấp khi ốm đau, bệnh tật
  • Đảm bảo cuộc sống vật chất khi về hưu
  • Hưởng chế độ thai sản với trợ cấp, quyền lợi cho nhiều trường hợp
  • Hưởng chế độ trợ cấp khi không may bị tai nạn lao động
  • Hưởng trợ cấp tử tuất

2. Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một là, khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nếu nam đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên (đã tham gia đóng trên 20 năm BHXH) sẽ được hưởng lương hưu hằng tháng.

Hai là, đối với người đã về hưu có chế độ hưu trí, họ sẽ được cấp bảo hiểm y tế miễn phí.

Ba là, người thân của người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên 5 năm mà qua đời sẽ được nhận tiền mai táng và tử tuất 1 lần. 

Bốn là, khi chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế có sự điều chỉnh thì lương hưu cũng sẽ được điều chỉnh phù hợp với quỹ bảo hiểm xã hội. 

Năm là, Nhà nước sẽ hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện khi họ tham gia với thời gian đã tham gia tối đa 10 năm.

IX. Cách tính bảo hiểm xã hội đơn giản nhất

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nhằm đảo bảo cuộc sống khi về hưu, người lao động được bảo lưu thời gian đóng BHXH để đáp ứng điều kiện hưởng lương hưu. Một số trường hợp được nhận BHXH 1 lần là người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau 1 năm nghỉ việc, hoặc người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau 1 năm không đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm,...

* Cách tính bảo hiểm xã hội một lần của người lao động

Theo hướng dẫn, quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng BHXH một lần dựa trên số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, hằng năm được tính như sau

  • Người lao động đóng BHXH trước năm 2014 sẽ tính 1,5 tháng mức lương bình quân.
  • Người lao động đóng BHXH từ năm 2014 trở đi sẽ tính 02 tháng mức lương bình quân 

Khi tham gia mức đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì tính từ 1-6 tháng là nửa năm, từ 7-11 tháng là 1 năm, như vậy cách tính bảo hiểm xã hội và mức hưởng sẽ khác nhau. Nếu người lao động đóng BHXH trước ngày 1/1/2014 mà lẻ tháng thì sẽ được chuyển sang giai đoạn đóng từ sau năm 2014 trở đi để tính hưởng BHXH 1 lần. Còn trường hợp chưa đủ 1 năm đóng BHXH thì mức hưởng sẽ bằng số tiền đã đóng, với tối đa bằng 2 tháng mức tiền lương bình quân đóng BHXH.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội mức hưởng BHXH 1 lần của người lao động chưa đủ 1 năm đóng BHXH được tính bằng 22% mức lương tháng đã đóng, tối đa bằng 2 tháng lương đóng BHXH.

Đối với người lao động mức đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì cách tính bảo hiểm xã hội theo mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH sẽ theo công thức sau:

Mức BQTL = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH / Tổng số tháng đóng BHXH

Theo đó tiền lương đóng BHXH của các tháng được điều chỉnh theo hệ số tại thời điểm ghi quyết đinh bảo hiểm của cơ quan BHXH. Hiện nay thì hệ số đó được điều chỉnh theo các năm như sau:

NămTrước 199519951996199719981999200020012002
Mức điều chỉnh4,854,123,893,773,53,353,413,423,29
Năm200320042005200620072008200920102011
Mức điều chỉnh3,192,962,732,542,351,911,791,641,38
Năm201220132014201520162017201820192020
Mức điều chỉnh1,261,181,141,131,11,061,0311

 

Như vậy để tính được chính xác số tiền BHXH 1 lần bạn cần xác định rõ thời điểm đóng, số tháng được hưởng, mức bình quân tiền lương cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Lưu ý mức bình quân tiền lương là tiền lương do người sử dụng lao động chi trả nhân với hệ số điều chỉnh tiền lương của Luật BHXH. Chính vì vậy mà mức hưởng tiền bảo hiểm luôn cao hơn so với bạn tính toán thông thường.

X. Cách tra cứu bảo hiểm xã hội

Để tra cứu mã số bhxh của bạn hay người khác, hãy truy cập TẠI ĐÂY

Sau khi nhìn thấy giao diện này, bạn hãy cập nhật đầy đủ thông tin của người muốn tra cứu mã số bhxh gồm tên, địa chỉ, ngày sinh, mã số CMND rồi nhấn Tra cứu.

Tra cứu mã số bhxh

Tra cứu mã số bhxh

Sau đó màn hình hiển thị mã số BHXH cần tra cứu và mã hộ gia đình.

tra cứu bảo hiểm xã hội

Tra cứu bảo hiểm xã hội

XI. Sổ bảo hiểm xã hội

Sổ bảo hiểm xã hội được phát hành khi người lao động ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Cuốn sổ này dùng để ghi chép quá trình làm việc, dữ liệu mức đóng bảo hiểm xã hội và hưởng BHXH từ đó trở thành căn cứ để giải quyết các chế độ cho người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật.

Bên ngoài bìa sổ có thông tin cơ bản của người tham gia, số sổ hoặc mã số sổ BHXH, bên trong là những trang thông tin để ghi lại quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia.

Về bản chất thì số sổ BHXH và mã số BHXH là giống nhau nhưng theo Luật Bảo hiểm xã hội mới ban hành để đồng bộ hóa sổ BHXH và thẻ bảo hiểm y tế nên chúng ta sẽ sử dụng mã số BHXH do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành để tra cứu bảo hiểm xã hội.

XII. Hỏi đáp về bảo hiểm xã hội

1. Mức lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT là gì?

Trả lời: Tổng mức tiền lương bao gồm lương cứng và trợ cấp được ghi trên hợp đồng lao động là mức lương làm cơ sở đóng BHXH. Dựa vào thang bảng lương mà doanh nghiệp đã xây dựng và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để quyết định số tiền lương và phụ cấp nói trên.

2. Đối với doanh nghiệp tư nhân Giám đốc hoặc Chủ tịch hội đồng quản trị có bắt buộc phải đóng BHXH, BHYT hay không?

Trả lời: Theo Luật BHXH, chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp tư nhân, hay bất cứ thành viên nào trong doanh nghiệp đều phải bắt buộc đóng BHXH, Bảo hiểm y tế. Dựa theo số tiền lương được quy định trong điều lệ doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan chính quyền thì mức lương bình quân để đóng BHXH sẽ được tính theo đó. 

3. Người lao động trong thời gian thử việc có được đóng BHXH, BHYT không?

Trả lời: Đối với người lao động đang trong thời gian thử việc được ghi rõ trong hợp đồng thử việc, chưa lên chính thức thì không thuộc diện đóng BHXH, BHYT.

4. Trong thời gian nghỉ sinh lao động nữ có phải đóng tiền BHXH, BHYT hay không?

Trả lời: Trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động không cần đóng BHXH mà chỉ đóng BHYT. Bên cạnh đó Nhà nước còn khuyến khích người sử dụng lao động đóng BHXH thay cho người lao động.

5. Nếu người lao động nghỉ việc không lương thì trong thời gian đó công ty có phải đóng BHXH, BHYT không? 

Trả lời: Đây là thời gian không thuộc diện đóng BHXH, BHYT nên công ty phải báo giảm lao động tham gia BHXH và trả lại thẻ BHYT cho người lao động.

6. Quy mô nhân sự doanh nghiệp phải đăng ký đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?

Trả lời: Luật BHXH hiện hành quy định các cơ quan doanh nghiệp có lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên phải đóng BHXH bắt buộc, không quan tâm tới số lượng nhân sự doanh nghiệp là bao nhiêu.

7. Người lao động đã về hưu nhưng tiếp tục đi làm ngoài có ký hợp đồng lao động thì coogn ty đó có phải đóng BHXH, BHYT cho người lao động không?

Trả lời: Công ty sử dụng người lao động đã về hưu, có hưởng lương hưu từ quỹ BHXH thì không cần đóng BHXH, BHYT nữa mà chỉ trả khoản phí tương đương 17% tiền lương vào lương cho người lao động mà thôi.

8. Trường hợp đóng bảo hiểm cho người lao động làm việc nhiều nơi thuộc công ty sẽ đóng BHXH và BHYT như thế nào?

Trả lời: Người lao động làm việc nhiều nơi của công ty thì công ty chỉ chọn 1 đơn vị để tham gia đóng BHXH, các nơi còn lại sẽ trả thêm % vào lương nghĩa vụ BHXH, BHYT cho người lao động.

9. Nếu người lao động có 2 sổ (1 sổ của công ty cũ và 1 sổ mới được công ty cung cấp) thì đơn vị tôi phải làm thủ tục gì?

Trả lời: Theo quy định của Luật BHXH, mỗi người lao động chỉ được cấp và sử dụng 1 sổ BHXH. Để chuyển 2 quyển sổ thành 1 thì công ty cần báo cáo, viết giải trình nộp lên cơ quan BHXH để làm thủ tục xác nhận và chuyển sổ. Các dữ liệu về việc đóng BHXH sẽ được lưu lại. 

10. Cần lập thủ tục gì khi chuyển trụ sở, địa điểm làm việc của công ty?

Trả lời: Khi doanh nghiệp, công ty chuyển địa điểm làm việc sang khu vực địa bàn mới, cơ quan BHXH đang quản lý sẽ giải quyết các công nợ, sổ thu BHXH, BHYT mà đơn vị đăng ký và chốt sổ BHXH đến thời điểm di chuyển. Kiểm tra, điều chỉnh khi chốt sổ để tránh sai soát, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Nếu doanh nghiệp đề nghị chuyển số nợ sang cơ quan BHXH nơi đến thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan BHXH nơi đến. Cơ quan BHXH nơi đi sẽ phải hoàn thiện hồ sơ để chuyển cho cơ quan BHXH nơi đến để quản lý và điều chỉnh bổ sung.

Nếu chuyển sang nơi mới, thẻ BHYT của người lao động hết hạn sẽ được đổi mới còn nếu còn thời hạn sẽ tiếp tục sử dụng. 

XIII. Kết luận    

Vậy là chúng tôi đã cung cấp các thông tin liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì, các chế độ bảo hiểm xã hội nào, bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? Làm thế nào để tra cứu mã số bhxh đúng cách? Chắc rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nhân viên bảo hiểm xã hội và cách tra cứu bảo hiểm xã hội, cũng như quyền và lợi ích của mình khi tham gia. Chúc các bạn thành công!