Công việc nào đi chăng nữa, người lao động luôn luôn chú ý tới hệ số lương để tính toán được mức tiền lương nhận được mỗi tháng. Vậy hệ số lương là gì? Đối với lĩnh vực nhà hàng khách sạn có cách tính lương theo hệ số như thế nào?

Hệ số lương là yếu tố quan trọng đối với mỗi người lao động. Hệ số lương cũng là yếu tố có sức ảnh hưởng lớn đến quyết định con người chọn nghề nghiệp hay công việc. Hiểu rõ được sự quan tâm ấy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu những kiến thức cơ bản về hệ số lương và cách tính lương theo hệ số lương cho các bạn muốn làm việc trong nhà hàng và khách sạn.

Hệ số lương là gì? Cách tính lương theo hệ số trong nhà hàng khách sạn

Hệ số lương là gì? Hệ số lương biểu diễn như thế nào?

I. Hệ số lương là gì?

Hệ số lương được hiểu là con số biểu hiện sự chênh lệch, không tương đồng của tiền lương giữa các mức lương theo ngạch, theo bậc lương (bậc lương cơ bản) và mức lương tối thiểu.

Hệ số lương là điều kiện hình thành nên lương cơ bản của thang lương và bảng lương. Hình thức lương mà doanh nghiệp sẽ trả cho người lao động là lương Net, lương Gross và có công thức quy đổi lương Gross sang Net hoặc ngược lại để người lao động dễ dàng nắm bắt được mức lương của mình.

Hệ số lương là cơ sở để các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan trả lương và tính toán những chế độ bảo hiểm xã hội, lương làm thêm giờ, lương tăng ca, chế độ nghỉ phép,... để đảm bảo quyền lời với người lao động.

Đối với cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang,..., họ được hưởng lương theo chế độ và chính sách của nhà nước. Ngân sách nhà nước còn chi một lượng lớn cho những người nghỉ hưu. Đối với người lao động khác, các tổ chức hoặc doanh nghiệp tham chiếu theo hệ số lương nhà nước có thể tùy chỉnh cho phù hợp với đơn vị kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi của người lao động. Những người đi làm ở các nhóm khác nhau thì hưởng lương khác nhau, ở các bậc khác nhau thì lương khác nhau. Hệ số lương càng cao khi bậc càng cao và nhóm được xét có trình độ chuyên môn cao.

II. Cách tính lương theo hệ số trong nhà hàng khách sạn mà bạn cần nắm rõ:

Hệ số lương là gì? Cách tính lương theo hệ số trong nhà hàng khách sạn

Cách tính hệ số lương trong nhà hàng khách sạn

Ngày nay, có khá nhiều doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn áp dụng cách tính lương cơ bản cho nhân viên theo hệ số lương, trong đó có ngành nhà hàng khách sạn. Hệ thống số lương của nhà hàng khách sạn dựa vào hệ số lương theo quy định của nhà nước. Các đơn vị có thể xây dựng và điều chỉnh hệ số lương cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và sự thỏa thuận giữa người lao động với đơn vị đó. Điều đó hình thành những hệ thống lương riêng tùy thuộc vào mỗi nhà hàng khách sạn.

Cách tính lương cơ bản theo hệ số lương  vẫn được áp dụng nhiều trong cách xây dựng mức thu nhập cho nhân viên trong doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Công thức tính được thể hiện như sau:

Mức lương cơ bản = Mức lương cơ sở x Hệ số lương

Trong đó:

Mức lương cơ sở năm 2020:

  • Mức lương cơ sở được quy định trước đây là 1.300.000 đồng/ tháng
  • Từ ngày 01/7/2018: Mức lương cơ sở tăng lên 1.390.000 đồng/ tháng.
  • Từ 01/07/2019: Mức lương cơ sở tăng 1.490.000 đồng/ tháng (theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ).
  • Từ 01/07/2020 – 31/12/2020: Mức lương cơ sở tăng 1.600.000 đồng/ tháng (theo Nghị quyết số 86/2019/QH14 ngày 12/11/2019 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 ).

Theo quy định 204/2004 của Chính phủ, hệ số lương khởi điểm được áp dụng để tính lương cơ bản cho người lao động như sau:

  • Hệ số lương bậc Đại học: 2,34
  • Hệ số lương bậc Cao đẳng: 2,10
  • Hệ số lương bậc Trung cấp: 1,86

Ví dụ: Trường hợp người lao động tốt nghiệp Đại học đi xin việc làm sẽ được áp dụng hệ số lương khởi điểm 2,34 thì mức lương cơ bản nhận được là: 1.600.000 x 2,34 = 3.744.000

III. Quy định về cách tính lương cơ bản trong nhà hàng khách sạn mới nhất năm 2020:

Hệ số lương là gì? Cách tính lương theo hệ số trong nhà hàng khách sạn

Quy định về cách tính lương theo hệ số lương trong nhà hàng khách sạn

1. Căn cứ để tính mức lương cơ bản:

Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2018, quy định về mức lương tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 sẽ được tất cả các doanh nghiệp (bao gồm nhà nước và ngoài nhà nước) áp dụng thống nhất của Chính phủ để xây dựng hệ số lương. Như vậy, hệ số lương được tính theo quy định cũ tại Nghị định 205 sẽ chính thức bị thay thế và xóa bỏ. Từ đó, mỗi nhân viên đang hoạt động trong các doanh nghiệp có mức lương bậc 1 – mức lương thấp nhất lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu vùng.

1.1. Mức lương tối thiệu vùng năm 2020:

Hệ số lương cơ bản trong nhà hàng khách sạn dựa trên mức lương tối thiểu vùng năm 2020 theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP có sự điều chỉnh:

  • Vùng I: Mức 4.420.000 đồng/ tháng 

  • Vùng II: Mức 3.920.000 đồng/ tháng

  • Vùng III: Mức 3.430.000 đồng/ tháng 

  • Vùng IV: Mức 3.070.000 đồng/ tháng 

1.2. Địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng:

Hệ số lương có sự thay đổi theo các địa phương và địa bàn khu vực khác nhau, xem chi tiết tại bảng:

DANH SÁCH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 2020
(Kèm theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ)

VùngĐịa bàn

Lương tối thiểu
(Đồng/tháng)

I
  • Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
  • Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy thuộc thành phố Hải Phòng;
  • Các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
  • Thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;
  • Thành phố Thủ Dầu Một, các thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương;
  • Thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
4.420.000
II
  • Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
  • Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
  • Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;
  • Thành phố Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào và các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
  • Các thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
  • Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;
  • Các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh;
  • Các thành phố Thái Nguyên, Sông Công và thị xã Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên;
  • Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;
  • Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;
  • Thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;
  • Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;
  • Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
  • Các thành phố Hội An, Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam;
  • Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
  • Các thành phố Nha Trang, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
  • Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
  • Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;
  • Huyện Cần Giờ thuộc Thành phố Hồ Chí Minh;
  • Thành phố Tây Ninh và các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;
  • Các huyện Định Quán, Xuân Lộc, Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai;
  • Thành phố Đồng Xoài và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước;
  • Thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
  • Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;
  • Thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang;
  • Thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;
  • Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;
  • Các thành phố Rạch Giá, Hà Tiên và huyện Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang;
  • Các thành phố Long Xuyên, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang;
  • Thành phố Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh;
  • Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau;
  • Thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình.
3.920.000
III
  • Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II);
  • Các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;
  • Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
  • Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ;
  • Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang;
  • Các thị xã Quảng Yên, Đông Triều và huyện Hoành Bồ thuộc tỉnh Quảng Ninh;
  • Các huyện Bảo Thắng, Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai;
  • Các huyện còn lại thuộc tỉnh Hưng Yên;
  • Các huyện Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên;
  • Huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình;
  • Các huyện còn lại thuộc tỉnh Nam Định;
  • Các huyện Duy Tiên, Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam;
  • Thị xã Cửa Lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An;
  • Các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình;
  • Thị xã Bỉm Sơn và các huyện Tĩnh Gia, Đông Sơn, Quảng Xương thuộc tỉnh Thanh Hóa;
  • Thị xã Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;
  • Các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
  • Thị xã Điện Bàn và các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh thuộc tỉnh Quảng Nam;
  • Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi;
  • Thị xã Sông Cầu và huyện Đông Hòa thuộc tỉnh Phú Yên;
  • Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận;
  • Thị xã Ninh Hòa và các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
  • Huyện Đắk Hà thuộc tỉnh Kon Tum;
  • Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng;
  • Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận;
  • Các thị xã Phước Long, Bình Long và các huyện Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng thuộc tỉnh Bình Phước;
  • Các huyện còn lại thuộc tỉnh Tây Ninh;
  • Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;
  • Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
  • Thị xã Kiến Tường và các huyện Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa thuộc tỉnh Long An;
  • Các thị xã Gò Công, Cai Lậy và các huyện Chợ Gạo, Tân Phước thuộc tỉnh Tiền Giang;
  • Các huyện Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam thuộc tỉnh Bến Tre;
  • Thị xã Bình Minh và huyện Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long;
  • Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;
  • Các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang;
  • Thị xã Tân Châu và các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang;
  • Thị xã Ngã Bảy và các huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang;
  • Thị xã Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh;
  • Thị xã Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu;
  • Các thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng;
  • Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau;
  • Các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn thuộc tỉnh Quảng Bình.
3.430.000
IV
  •  Các địa bàn còn lại
3.070.00

 

Hệ số lương theo vùng của người lao động còn được nhà nước quy định:

  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

  • Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. 

  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh theo mức lương tối thiểu vùng III.

Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các hệ số lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

Hệ số lương còn dựa trên: Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

2. Các quy định tính lương cơ bản theo vùng:

Theo quy định mới, hệ số lương có mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

  • Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
  • Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
  • Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:

  • Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học và bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định Nghị định số 90 - CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo.
  • Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo năm 2005;
  • Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;
  • Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;
  • Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;
  • Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;
  • Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;
  • Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

Khi xây dựng hệ thống hệ số lương để trả công cho người lao động, doanh nghiệp sẽ quan tâm đến việc thiết lập các bậc hệ số lương cũng như khoảng cách giữa các bậc lương sao cho hợp lý để khuyến khích người lao động không ngừng cố gắng, học tập nâng cao trình độ, chuyên môn và nghiệp vụ. Khoảng cách giữa các bậc lương thường ít nhất phải bằng 5%.

Ví dụ: Hệ số lương bậc 1 là 5.000.000 đồng/ tháng thì hệ số lương bậc 2 phải ít nhất là 5.250.000 đồng/ tháng.

3. Ví dụ về cách tính lương cơ bản theo vùng

Công ty VNP Group hoạt động ở quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Năm 2020, Công ty có tuyển một nhân viên lao động và một nhân viên kế toán.

Cách tính lương cơ bản theo vùng như sau:

- Công ty VNP Group ở quận Đống Đa, TP. Hà Nội -> Thuộc vùng I -> Mức lương tối thiểu vùng là: 4.420.000 đồng/tháng -> Mức lương thấp nhất để công ty và người lao động thỏa thuận và trả lương.

  • Nhân viên lao công: người đảm nhận công việc đơn giản nhất (không cần qua đào tạo nghề nghiệp) -> Mức lương cơ bản thấp thất được nhận là: 4.420.000 đồng/ tháng.

  • Nhân viên kế toán: người đảm nhận công việc chuyên môn (đòi hỏi đã qua đào tạo nghề nghiệp) -> Mức lương cơ bản thấp thất được nhận là: 4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.400 đồng/ tháng (do công việc đã học nghề nên mức lương cơ bản cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng)

IV. Một số cách tính lương khác được áp dụng rộng rãi trong nhà hàng khách sạn:

Hệ số lương là gì? Cách tính lương theo hệ số trong nhà hàng khách sạn

Các cách tính lương ngoài cách tính theo hệ số lương

Hệ số lương ngoài những cách tính theo mức lương đã được quy định của nhà nước còn có một vài cách tính lương khác được phổ biến không kém phần.

1. Cách tính lương theo thời gian

Thời gian làm việc trong nhà hàng khách sạn thường được phân theo ca để xây dựng hệ số lương. Bởi tính đặc thù của ngành dịch vụ là phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng bất kể thời gian (khách sạn mở cửa 24/24, nhà hàng mở cửa theo những giờ cố định, tuy nhiên vẫn có vài nhà hàng phục vụ cả ngày và đêm) nên hệ số lương còn được tính theo số giờ nhân viên làm việc.

Lương tháng = Lương + Phụ cấp (nếu có) / ngày công chuẩn của tháng x Số ngày làm việc thực tế

Lương tuần = (mức lương tháng x 12) / 52.

Lương ngày = Mức lương tháng / số ngày làm việc trong tháng theo quy định (24 hoặc 26).

Lương giờ = Mức lương ngày / Số giờ làm việc theo quy định.

2. Cách tính lương theo thời gian có thưởng

Hệ số lương còn là tiền đề hình thành nên các khoản tiền thưởng nếu nhân viên đó có thành tích tốt trong công việc.

Lương trả theo thời gian có thưởng = Trả lương theo thời gian giản đơn + Các khoản tiền thưởng.

3. Lương cho nhân viên làm thêm giờ

Số lương cho nhân viên làm thêm giờ thường cao hơn so với hệ số lương các giờ làm việc cố định nhằm giải quyết những giờ cao điểm và khi nguồn nhân lực bị hạn chế.

Lương làm thêm giờ = Tiền lương thực trả x 150% (hoặc 200% hoặc 300% tùy chính sách tại nhà hàng, khách sạn) x Số giờ làm thêm.

4. Lương cho ca làm việc vào ban đêm

Ban đêm tiềm ẩn rất nhiều tình huống nguy hiểm, vì vậy số lương nhà hàng khách sạn trả cho nhân viên cũng cao hơn hệ số lương cơ bản.

Tiền lương làm việc vào ban đêm = Tiền lương thực trả x 130% x Số giờ làm việc vào ban đêm.

5. Lương làm thêm vào ban đêm

Tiền lương nhà hàng khách sạn chi cho nhân viên làm ca đêm đã quá ưu đãi rồi nhưng tiền làm thêm vào ban đêm còn được nhận so với hệ số lương nhiều hơn.

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Tiền lương làm việc vào ban đêm x 150% hoặc 200% hoặc 300%

V. Kết luận

Hệ số lương phụ thuộc vào nhiều yếu tố để quy ra thành số lương tương xứng với năng lực và công sức bạn bỏ ra. Bài viết này đã phần nào giúp các bạn giải đáp những vấn đề xoay quanh hệ số lương. Các quy định, cách tính hệ số lương trong bài viết không chỉ áp dụng cho hệ số lương trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn mà còn áp dụng hệ số lương cho đa số các doanh nghiệp. Việc hiểu biết và nắm bắt kiến thức về hệ số lương là công cụ xuất sắc giúp bạn xác địnhmục tiêu nghề nghiệp và định hướng tương lai rõ ràng và không xa rời thực tiễn. Nếu muốn bắt đầu một nhân viên trong nhà hàng khách sạn hay bất cứ một công việc nào khác, đừng tỏ ra khó xử và "gà mờ" khi nói đến hệ số lương.

Xem thêm:

Bảo hiểm thất nghiệp và những thông tin quan trọng nhất bạn cần nắm vững

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất và chuẩn nhất hiện nay