Đôi khi với những giao dịch đã không còn quan trọng, chúng ta cần thanh lý nó một cách gọn gàng và thuận tiện. Lúc này, việc hiểu biết về biên bản thanh lý hợp đồng là kỹ năng cực kỳ hữu ích. Cùng xem xét loại biểu mẫu này trong bài viết dưới đây nhé!
Trong quan hệ hợp tác làm ăn, ngoài các khái niệm liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng, phụ lục hợp đồng thì khái niệm cơ sở liên quan đến thanh lý hợp đồng cũng là vấn đề khá quan trọng được cả người lao động lẫn các chủ thể khác nhau trong hợp đồng quan tâm. Thực chất thì biên bản thanh lý hợp đồng được phát sinh chính là trường hợp chấm dứt hợp đồng giữa hai bên chủ thể.
Vấn đề thanh lý hợp đồng là vấn đề rất quan trọng và mang nặng tính pháp lý bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của cả đôi bên sau khi chấm dứt hợp đồng và thực hiện biên bản thanh lý hợp đồng. Đặc biệt điều này còn liên quan đến những chế độ phát sinh sau khi đôi bên chấm dứt quan hệ được nêu trong hợp đồng.
I. Biên bản thanh lý hợp đồng được hiểu là gì?
Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà
1. Khái niệm
Về bản chất, Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà hay bất cứ biên bản thanh lý hợp đồng nào, thì đều là văn bản chấm dứt việc thực hiện thỏa thuận của hai bên đương sự đã được thể hiện trong hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015, Hợp đồng sẽ được chấm dứt trong trường hợp sau đây
- Hợp đồng đã được hoàn thành
- Theo thỏa thuận đã được ký kết của các bên
- Cá nhân thực hiện giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt sự tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện thì phải làm biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.
- Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện
- Hợp đồng không thể thực hiện chính xác được do đối tượng của hợp đồng không còn tồn tại nữa
- Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản mà các bên trong hợp đồng không thể thỏa thuận được việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý thì phải tiến tới thành lập biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.
Khi đó, hai bên phải đồng loạt xác định quyền, nghĩa vụ đã thực hiện, quyền và tất cả các nghĩa vụ còn tồn tại...
2. Ý nghĩa
Trên thực tế, hiện nay việc thực hiện biên bản thanh lý hợp đồng vẫn được các bên đương sự sử dụng phổ biến như một sự xác nhận lại hoặc cam kết lại việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Theo đó, về bản chất, thì biên bản thanh lý hợp đồng được hiểu là được thành lập sau khi hai bên đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ cũng như được hưởng đầy đủ tất cả các quyền tương ứng thì sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng.
Với mục đích xác nhận lại một lần nữa công việc hai bên đã thực hiện đầy đủ cùng với các nghĩa vụ của mỗi bên theo nội dung hợp đồng đã giao kết, và khi đó hai bên đã thực sự không còn ràng buộc với nhau nữa để tránh xảy ra tranh chấp sau này đối với biên bản thanh lý hợp đồng.
Tuy nhiên có thể thấy trong một số trường hợp đặc thù khác nhau, mà mặc dù các nghĩa vụ trong hợp đồng chưa được thực hiện hết như nội dung quy định rõ ràng nhưng hai bên vẫn có thể thực hiện biên bản thanh lý hợp đồng. Đây chính là sự thể nguyên tắc cơ bản được nêu ra trong pháp luật dân sự được ghi nhận tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự, chính là sự tự thỏa thuận và giao kết của các bên.
Như vậy hai bên đương sự trong hợp đồng dân sự hoàn toàn có thể thỏa thuận về thời điểm khởi phát biên bản thanh lý hợp đồng. Chính vì vậy mà công việc thanh lý hợp đồng có thể xảy ra thậm chí ngay cả khi nghĩa vụ chưa hoàn thành. Khi đó, về bản chất của việc thanh lý hợp đồng có thể được hiểu là sự ghi nhận lại tiến độ quá trình thực hiện hợp đồng của các bên.
Thông thường thì công việc khởi phát biên bản thanh lý hợp đồng được thể hiện bằng Biên bản thanh lý hợp đồng, trong đó sẽ ghi nhận quá trình thực hiện hợp đồng của các bên, cụ thể là thông tin về mỗi bên đã thực hiện được những nghĩa vụ gì với bên có quyền. Đồng thời thì các bên đã được hưởng những quyền gì từ bên có nghĩa vụ, thậm chí là còn có nghĩa vụ nào chưa được thực hiện… biên bản thanh lý hợp đồng sẽ là văn bản pháp lý thể hiện những nội dung đó.
Mục đích của việc thanh lý hợp đồng về cơ bản thì nhằm mục đích hạn chế tranh chấp đối với những phần nghĩa vụ đã hoàn thành. Do đó, thông thường quá trình thực hiện việc thanh lý hợp đồng chỉ thực hiện khi các bên đã hoàn thành mọi nghĩa vụ với bên còn lại. Thế nhưng trong một số trường hợp đặc thù thì để đảm bảo cho những nghĩa vụ đã thực hiện trong khi còn một số nghĩa vụ khác trong hợp đồng chưa được thực hiện, thì hai bên vẫn có thể tiến hành biên bản thanh lý hợp đồng và ghi rõ nội dung cụ thể của những nghĩa vụ chưa thực hiện để tiếp tục lên kế hoạch thực hiện những nghĩa vụ đó.
3. Ví dụ mẫu biên bản thanh lý hợp đồng
Dưới đây là mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mà bạn có thể tham khảo
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng
II. Download các mẫu biên bản thanh lý hợp đồng
1. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế
Download Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế
2. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán
Download Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán
3. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ
Download Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ
4. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà
Download Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà
5. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Download Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
6. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp
Download Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp
7. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng cho vay tiền
Download Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng cho vay tiền
8. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng môi giới
Download Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng môi giới
III. Lưu ý khi viết biên bản thanh lý hợp đồng
Lưu ý khi viết biên bản thanh lý hợp đồng
Biên bản thanh lý hợp đồng cho dù là theo biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà hay cho vay tiền… thì đều là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc nào đó được hai bên chủ thể tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, và tất cả các phát sinh xảy ra sau quá trình hoàn thành công việc đó được nêu ra và thực hiện và hai bên cùng đồng ý ký tên.
Thanh lý hợp đồng thuê nhà hay thực hiện biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Khi hợp đồng kinh tế được thực hiện xong
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn đó
- Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ
Khi hợp đồng kinh tế không thể tiếp tục lên kế hoạch thực hiện, đó là khi một bên ký kết hợp đồng kinh tế là pháp nhân phải giải thể và thực hiện biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.
Hoặc khi người nhận chuyển giao hợp đồng đã thực hiện hợp đồng kinh tế không có đủ điều kiện để thực hiện hợp đồng kinh tế thì cũng phải thực hiện biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.
IV. Kết luận
Trên đây là những nội dung chi tiết nhất và đầy đủ nhất về các loại biên bản thanh lý hợp đồng. Mong rằng qua đó sẽ giúp bạn giải quyết công việc một cách trơn tru và thuận lợi hơn. Chúc bạn luôn thành công trên con đường sự nghiệp!