Mỗi hợp đồng sau khi hoàn thành những điều khoản ký kết sẽ đi đến giai đoạn thanh lý hợp đồng. Vậy nội dung và mục đích của thanh lý hợp đồng là gì? Những lưu ý và các mẫu biên bản thanh lý hợp đồng chuẩn nhất là gì? Bài viết sau sẽ hé mở những điều đó.

Thanh lý hợp đồng là việc các bên ghi nhận những nội dung của hợp đồng đã được hoàn tất và những nội dung chưa được hoàn tất, đồng thời xác nhận lại khối lượng, chất lượng công việc cũng như các nghĩa vụ phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc theo hợp đồng mà hai bên đã ký kết.

Thanh lý hợp đồng thường xuyên được dùng đến và sử dụng rất nhiều trong doanh nghiệp với những mức độ và tính chất quan trọng, vì vậy chúng ta sẽ tìm hiểu xem những thông tin trong biên bản thanh lý hợp đồng này một cách chuẩn xác nhất và chính xác nhất qua bài viết dưới đây của 123job.vn nhé!

I. Biên bản thanh lý hợp đồng là gì? 

Biên bản thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi cả hai bên đã hoàn tất những công việc đã được ký kết trong hợp đồng và được cả hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng cùng các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.

Kể từ khi Bộ luật Dân sự 2005 ra đời thì thuật ngữ “thanh lý hợp đồng kinh tế” được đề cập trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 không còn được đề cập hay quy định nữa. Tuy nhiên, cụm từ “thanh lý hợp đồng” vẫn được các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thường xuyên sử dụng trong các giao dịch dân sự và khi chấm dứt và giải phóng các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng được giao kết. Một số trường hợp lập biên bản thanh lý hợp đồng thường gặp như:

Việc ký kết thanh lý hợp đồng là việc làm cần thiết giúp cho các bên nắm rõ được tiến độ thực hiện công việc và quan trọng là tránh được các tranh chấp, khiếu kiện về sau đối với các vấn đề mà các bên đã thanh lý. Thông qua thanh lý hợp đồng, các bên sẽ:

  • Xác nhận mức độ thực hiện nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên
  • Xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng
  • Xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế hết hiệu lực
  • Cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác nhận trong biên bản thanh lý vẫn có hiệu lực pháp luật

II. Nội dung và mục đích của thanh lý hợp đồng

1. Nội dung của thanh lý hợp đồng 

Theo pháp lệnh 1989 quy định biên bản thanh lý hợp đồng được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Khi hợp đồng kinh tế được thực hiện xong;
  • Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn đó;
  • Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ;
  • Khi hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện khi một bên ký kết hợp đồng kinh tế là pháp nhân phải giải thể hoặc;
  • Khi người nhận chuyển giao thực hiện hợp đồng kinh tế không có đủ điều kiện để thực hiện hợp đồng kinh tế.

Còn theo quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015, Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  • Hợp đồng đã được hoàn thành
  • Theo thoả thuận của các bên
  • Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện
  • Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện
  • Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn
  • Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản mà các bên không thể thỏa thuận được việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý

2. Mục đích của thanh lý hợp đồng

Thanh lý hợp đồng luôn đi kèm và gắn liền với hợp đồng nên về bản chất, mục đích của biên bản thanh lý hợp đồng là

  • Giúp cho các bên xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu, trách nhiệm nào còn tồn đọng, hậu quả của việc đó là gì
  • Khi xác định xong, những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện và có thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt, chỉ riêng đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực
  • Giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với bên kia, tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện là mục đích sâu xa của việc thanh lý hợp đồng
  • Các bên cũng sẽ xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế hết hiệu lực.

III. Có bắt buộc lập Biên bản thanh lý hợp đồng?

Hiện nay, không có quy định nào bắt buộc 02 bên phải lập Biên bản thanh lý hợp đồng. Nội dung biên bản này 02 bên cũng thoải mái thỏa thuận, miễn không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Ngoài ra, nếu các bên không muốn ký Biên bản thanh lý thì có thể chèn thêm nội dung trong hợp đồng chính. Vì dụ:

- Khi hai bên hoàn thành xong các nghĩa vụ của mình và không có khúc mắc gì xảy ra thì hợp đồng tự thanh lý;

- Sau 15 ngày kể từ ngày các bên hoàn thành hết nghĩa vụ với nhau thì hợp đồng này tự đồng thanh lý;...

Nhìn chung, pháp luật không có quy định điều chỉnh vì thế 02 bên có thể "tùy cơ ứng biến" nội dung thanh lý hợp đồng.

IV. Các mẫu biên bản thanh lý hợp đồng phổ biến

1. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng

 Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng

Download mẫu biên bản thanh lý hợp đồng tại đây.

2. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà 

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà

Download Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà

3. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán 

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán

Download mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán

4. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế 

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế

Download Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế

5. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động 

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động

Download Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động

6. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ 

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ

Download Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ

7. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng tiếng anh 

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng tiếng anh

Download Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng tiếng anh

8. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dân sự

Download mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dân sự

9. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Download Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

10. Mẫu hợp đồng môi giới thương mại

Download Mẫu hợp đồng môi giới thương mại

V. Kết luận

Trên đây là một số mẫu biên bản thanh lý hợp đồng bạn có thể tham khảo như mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà, mẫu biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế, mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán… Bên cạnh đó bài viết còn cung cấp cho bạn một số thông tin về nội dung và mục đích của biên bản thanh lý hợp đồng. Cuối cùng bạn có thấy bài viết hữu ích cho những thông tin mình đang tìm kiếm không? Cảm ơn và hẹn gặp lại trong bài viết tới!