Biên bản bàn giao mặt bằng là gì? Biến bản được sử dụng với mục đích gì và bao gồm những nội dung chính nào? Cách lập mẫu biên bản bàn giao mặt bằng như thế nào? Hãy cùng 123job.vn đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mỗi lĩnh vực như ngành kiến trúc, ngành kỹ thuật điện,... luôn có rất nhiều mẫu văn bản được sử dụng trong quá trình làm việc và ngành xây dựng cũng không phải ngoại lệ. Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng được sử dụng rất thường xuyên và không thể thiếu trong quá trình giao mặt bằng thi công cho bên đối tác. Vậy mẫu biên bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng là gì? Nội dung của mẫu biên bản này bao gồm những gì? Cách lập mẫu biên bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng như thế nào? Hãy cùng 123job.vn đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
I. Tìm hiểu về mẫu biên bản bàn giao mặt bằng
Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng là văn bản biểu mẫu có giá trị pháp lý và được sử dụng thường xuyên trong ngành xây dựng. Nhưng chi tiết của mẫu văn bản này như thế nào, gồm những nội dung gì? Cùng tìm hiểu dưới đây nhé.
1. Biên bản bàn giao mặt bằng là gì?
Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng là gì?
Biên bản bàn giao mặt bằng là mẫu văn bản ghi chép chi tiết nhất và tổng hợp nhất về nội dung liên quan đến hoạt động trao trả mặt bằng thi công, xây dựng của một công trình nhất định. Trong ngành xây dựng, khi thực hiện bàn giao mặt bằng của công trình thì nhất định phải có mặt đại diện bên nhà thầu và bên nhận thầu.
Do đó, mẫu biên bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng là vô cùng quan trọng và nó mang giá trị pháp lý khi có tranh chấp xảy ra. Vì bên trong biên bản có xác nhận nội dung, cam kết cũng như chữ ký xác nhận của hai bên. Đây chính là lý do mà mẫu văn bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng cần được đảm bảo chính xác về nội dung cũng như hình thức, nhất là tính công khai và minh bạch. Trong mẫu biên bản bàn giao mặt bằng sẽ gồm các thỏa thuận liên quan đến những nội dung sau đây: địa điểm, thời gian, diện tích công trình thi công,...
2. Biên bản bàn giao mặt bằng sử dụng với mục đích gì?
Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng được sử dụng với mục đích gì?
Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng được sử dụng với mục đích ghi chép lại những nội dung liên quan đến thỏa thuận quan trọng giữa bên bàn giao và bên nhận thầu về việc trả lại mặt bằng công trình xây dựng.
Dựa vào mục đích sử dụng thì chúng ta có thể thấy mẫu biên bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng là một văn bản, biểu mẫu quan trọng trong lĩnh vực xây dựng nói chung. Nó đóng vai trò như một cơ sở, căn cứ mang tính pháp lý, có cam kết và chữ ký xác nhận của bên giao và bên nhận. Do đó, nếu không may xảy ra bất kỳ tranh chấp nào thì mẫu văn bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng chính là bằng chứng để bảo vệ lợi ích của hai bên.
3. Nội dung của mẫu biên bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng
Nội dung của mẫu biên bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng là gì?
Một mẫu biên bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng chuẩn về nội dung và hình thức thì sẽ bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Tên gọi đầy đủ của công trình thi công xây dựng
- Chi tiết hạng mục công trình thi công xây dựng
- Thông tin chính xác về địa điểm công trình xây dựng
- Thông tin về các bên tham gia vào quá trình bàn giao: đại diện nhà thầu, ban quản lý dự án, đại diện chủ hộ, chính quyền địa phương.
- Thông số chính xác về diện tích mặt bằng công trình xây dựng
- Nội dung chi tiết trong mẫu biên bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng sẽ được lập dựa trên căn cứ và cơ sở bởi các quyết định liên quan.
Xem thêm: Biên bản thỏa thuận và những lưu ý khi viết
II. Hướng dẫn cách lập biên bản bàn giao mặt bằng và một số lưu ý
Hướng dẫn cách lập mẫu biên bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng
Cách lập mẫu biên bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng trên thực tế không quá phức tạp nhưng người lập vẫn nên chú ý đến hình thức và những nội dung có trong mẫu biên bản. Một mẫu biên bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng chuẩn là bao gồm những nội dung chính xác, cam kết giữa hai bên để đảm bảo tính công khai, minh bạch, tránh những mâu thuẫn không đáng có xảy ra.
Cách lập mẫu biên bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng cụ thể như sau:
- Thứ nhất, biên bản phải có đầy đủ quốc hiệu và tiêu ngữ, có thời gian cụ thể lập biên bản và tên gọi đầy đủ của biên bản.
- Thứ hai, điền chính xác các thông tin về số biên bản, tên công trình, địa điểm công trình, số hợp đồng.
- Thứ ba, thông tin đại diện các bên có mặt trong quá trình bàn giao mặt bằng bao gồm đại diện bên chủ đầu tư, đại diện tư vấn giám sát, đại diện đơn vị thi công, đại diện đơn vị tư vấn thiết kế với những thông tin cụ thể là: họ tên, chức vụ, địa chỉ, số điện thoại.
- Thứ tư là nội dung bàn giao chi tiết với các mục cụ thể như: Kiểm tra sơ bộ, Theo thiết kế, Theo thực tế,...
- Thứ năm là xác nhận chữ ký của các bên tham gia vào quá trình bàn giao mặt bằng.
Xem thêm: MOU và những thông tin cần biết về biên bản ghi nhớ trong kinh doanh
III. Mẫu bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng mới nhất 2021
Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng năm 2021
IV. Những lưu ý khi viết biên bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng
Lưu ý khi viết mẫu biên bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng
Quá trình bàn giao mặt bằng cần được diễn ra cẩn thận và chi tiết, đảm bảo sự công khai và minh bạch. Dưới đây sẽ là một số lưu ý khi viết mẫu biên bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng:
- Khi tiến hành bàn giao mặt bằng công trình ngành xây dựng cần có mặt đầy đủ của đại diện nhà thầu, ban quản lý dự án và bên nhận thầu. Đối với bên nhận thầu thì sẽ bao gồm các đối tượng sau đây: đại diện chủ hộ và chính quyền địa phương.
- Giữa hai bên bàn giao phải có sự thống nhất và các nội dung phải được nắm bắt một cách rõ ràng trước khi đồng ý ký kết vào biên bản để tránh trường hợp xảy ra tranh chấp.
- Nội dung thỏa thuận cần được bàn giao giữa hai bên như thời gian bàn giao, diện tích bàn giao và sẽ căn cứ vào đó để quy kết trách nhiệm nếu xảy ra sai sót.
Xem thêm: Phân biệt biên bản ghi nhớ và hợp đồng kinh doanh
V. Đọc thêm: Quy định về điều kiện, thủ tục khởi công công trình xây dựng
1. Thứ nhất về điều kiện khởi công công trình xây dựng
Điều kiện khởi công xây dựng là gì?
Điều kiện để khởi công xây dựng một công trình xây dựng cần đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Phải có mặt bằng để đáp ứng quá trình xây dựng và đảm bảo quá trình xây dựng được diễn ra theo đúng kế hoạch
- Đối với các công trình xây dựng có yêu cầu phải có giấy phép xây dựng thì phải đáp ứng được yêu cầu này mới có thể tiến hành xây dựng theo đúng quy định của pháp luật
- Phải có bản vẽ, thiết kế công trình cụ thể của từng hạng mục và phải thông qua quá trình kiểm tra, phê duyệt của chủ đầu tư
- Nếu công trình thi công của chủ đầu tư có thực hiện bằng hình thức lựa chọn nhà thầu để tiến hành xây dựng thì bắt buộc phải có hợp đồng ký kết bằng văn bản giữa chủ đầu tư và nhà thầu được chọn.
- Bố trí và đáp ứng đủ vốn theo đúng tiến độ công trình xây dựng
- Luôn đảm bảo an toàn lao động trong suốt quá trình thi công đến khi kết thúc quá trình thi công xây dựng.
2. Thứ hai, về thủ tục khởi công công trình xây dựng
Thủ tục khởi công xây dựng như thế nào?
- Chuẩn bị xây dựng công trình
- Thi công xây dựng công trình
- Giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng
- Bảo hành, bảo trì công trình xây dựng
Xem thêm: Biên bản đối chiếu công nợ và cách lập
VI. Kết luận
Với bài viết trên thì 123job.vn đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin cụ thể nhất về mẫu biên bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng như mẫu biên bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng là gì, những nội dung cần có trong mẫu biên bản, cách thức lập mẫu biên bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng như thế nào,... Mong rằng bài viết có ích đối với những bạn quan tâm đến mẫu biên bản bàn giao mặt bằng ngành xây dựng nói riêng và về lĩnh vực xây dựng nói chung.