Hợp đồng nguyên tắc được ký kết trong quá trình giao dịch lâu dài khi cả hai bên chưa xác định được thông tin cụ thể của hàng hóa. Vậy hợp đồng nguyên tắc là gì và việc ký kết hợp đồng nguyên tắc như thế nào? Cùng 123job tìm hiểu ngay sau đây.

Hợp đồng nguyên tắc là loại hợp đồng mang tính chất định hướng, không quy định chi tiết. Vì thế, trong nhiều giao dịch, các bên sẽ sử dụng mẫu Hợp đồng nguyên tắc thay cho Hợp đồng kinh tế thông thường. Nếu trong quá trình giao dịch với nhau, mọi thay đổi đều được điều chỉnh bằng hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng nguyên tắc chính là cơ sở để các bên tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế chính thức.

I. Hợp đồng nguyên tắc là gì? 

hợp đồng nguyên tắc 

Hợp đồng nguyên tắc là gì?

Hợp đồng nguyên tắc là gì? Thông thường khi tiến hành các giao dịch mua bán và trao đổi hàng hóa đã được xác định rõ về số lượng, mẫu mã, kiểu dáng, giá cả… trong một khoảng thời gian nhất định thì cả hai bên sẽ sử dụng biên bản giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên, nếu loại hàng hóa, dịch vụ có tính chất thay đổi thường xuyên hoặc bản thân người mua không hoàn toàn chắc chắn về đơn hàng của mình thì việc sử dụng hợp đồng nguyên tắc là một điều cần thiết, đặc biệt là với các giao dịch quốc tế. 

Với vai trò quan trọng như vậy nhưng hiện nay hợp đồng nguyên tắc không được sử dụng quá rộng rãi so với các loại hợp đồng kinh tế. Đó cũng là lý do giải thích tại sao khi được hỏi hợp đồng nguyên tắc tiếng Anh là gì thì có không ít người không thể đưa ra câu trả lời. Thực ra, hợp đồng nguyên tắc (Principle Contract) là một loại hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 và 2015 liên quan tới thỏa thuận, định hướng và một số nguyên tắc về quyền và nghĩa vụ giữa người bán với người mua trong suốt quá trình diễn ra giao dịch.

Mặc dù không phải là một loại hợp đồng kinh tế nhưng nội dung của hợp đồng nguyên tắc mẫu cũng bao gồm tất cả các khoản mục như một bản hợp đồng chính thức theo quy định của Bộ luật dân sự, trong đó các thông tin về việc trao đổi, mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ sẽ được quy định cụ thể trong phụ lục hợp đồng. Dựa theo những thỏa thuận trên hợp đồng nguyên tắc mua bán, hai bên hoàn toàn có thể thay đổi nội dung giao dịch như số lượng, mẫu mã, kiểu dáng và thỏa thuận lại giá cả nhưng phải đảm bảo các quy tắc đã đề ra. 

II. Khi nào thì ký kết hợp đồng nguyên tắc? 

Hợp đồng nguyên tắc được ký kết trước khi tiến hành giao dịch, khi các loại hàng hóa và dịch vụ do người bán cung cấp có số lượng lớn mà người mua chưa hoàn toàn chắc chắn hoặc có tính chất thay đổi thường xuyên trong một khoảng thời gian nhất định. Có những trường hợp hai bên có nhu cầu trao đổi và mua bán hàng hóa lâu dài với số lượng lớn và thường xuyên nhưng không muốn phải làm lại hợp đồng kinh tế sau mỗi lần phát sinh giao dịch thì họ có thể sử dụng các mẫu hợp đồng nguyên tắc hợp tác kinh doanh để rút ngắn các thủ tục.

Các loại hợp đồng nguyên tắc được sử dụng nhiều nhất hiện nay có thể kể đến như hợp đồng nguyên tắc bằng tiếng Anh khi tiến hành các giao dịch quốc tế với doanh nghiệp nước ngoài, hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa đối với các doanh nghiệp trong nước và hợp đồng nguyên tắc cung cấp dịch vụ đối với cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp thương mại và các tổ chức khác...

III. Phân biệt hợp đồng nguyên tắc với hợp đồng kinh tế 

hợp đồng nguyên tắc

Phân biệt hợp đồng nguyên tắc với hợp đồng kinh tế

Mặc dù mục đích chính của hợp đồng nguyên tắc vẫn là nêu ra các quy định được thỏa thuận trước khi tiến hành trao đổi hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên nhưng về cơ bản thì nó không phải là một loại hợp đồng kinh tế. Để phân biệt rõ hơn giữa hai loại hợp đồng này, chúng tôi đã tổng hợp thành một bảng so sánh giúp bạn đọc có thể dễ dàng phân tích và nhận biết được sự khác biệt. 

 

Tiêu chí

Hợp đồng nguyên tắc

Hợp đồng kinh tế

Giống nhau 

Giá trị pháp lý

Soạn thảo theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 và 2015 nên có giá trị pháp lý đối với các giao dịch thương mại, dân sự và kinh doanh.

Nội dung

Thỏa thuận của các bên về quyền và nghĩa vụ trong suốt quá trình giao dịch cũng như các thông tin chi tiết về hàng hóa, loại hình dịch vụ được cung cấp trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng và tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Hình thức

Được soạn thảo dưới dạng văn bản, bắt buộc phải có chữ ký của người đại diện pháp luật và đóng dấu của các bên.

Khác nhau

Mục đích

Chỉ mang tính chất định hướng, có thể phát.

Quy định cụ thể các thông tin chi tiết cho một giao dịch xác định.

Tên gọi

Thỏa thuận nguyên tắc, Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa, hợp đồng nguyên tắc cung cấp dịch vụ...

Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng vay vốn, Hợp đồng ủy quyền, Hợp đồng chuyển nhượng...

Các thỏa thuận trong hợp đồng

Các thỏa thuận về quy định chung khi thực hiện các giao dịch mà hai bên cần phải tuân thủ nếu có thay đổi. Có thể bổ sung phụ lục hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng kinh tế chính thức trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc.

Hai bên bắt buộc phải thực hiện các quy định đã được nêu ra trong hợp đồng, nếu vi phạm sẽ phải bồi thường hợp đồng và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Giải quyết tranh chấp

Do chỉ quy định các nguyên tắc chung mang tính định hướng nên khi xảy ra tranh chấp sẽ rất khó giải quyết mà hai bên cần tự thỏa thuận với nhau trên nguyên tắc bình đẳng, công bằng và tuân thủ pháp luật.

Giải quyết tranh chấp theo các điều khoản và quy định đã được thỏa thuận rõ trên hợp đồng, thậm chí một trong các bên có thể nhờ tới pháp luật can thiệp.

Thời gian ký kết

Thường được ký đầu năm và có thời hạn dài mà không phụ thuộc và số lượng hay các đơn hàng phát sinh. Khi có thay đổi thì hai bên chỉ cần ký vào phụ lục hợp đồng. 

Được lập và ký kết khi có giao dịch phát sinh và chấm dứt ngay sau khi đã hoàn thành việc giao dịch, các nội dung trong hợp đồng cũng phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất riêng của từng đơn hàng.

Đối tượng áp dụng

Các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp trong nước ở vị trí xa, doanh nghiệp hợp tác thường xuyên...

Các doanh nghiệp không thường xuyên giao dịch, giá trị đơn hàng lớn, các đơn hàng mang tính chất đặc thù...

IV. Một vài vấn đề liên quan đến hợp đồng nguyên tắc 

hợp đồng nguyên tắc

Một vài vấn đề liên quan tới hợp đồng nguyên tắc

1. Những nội dung cơ bản có trong hợp đồng nguyên tắc là gì?

Khi tìm hiểu về các mẫu hợp đồng nguyên tắc 2018 thì bạn có thể thấy chúng hầu như không có sự thay đổi về mặt nội dung so với mẫu hợp đồng nguyên tắc 2017, bao gồm các khoản mục như điều khoản định nghĩa, chủ thể các bên tham gia hợp đồng, đối tượng áp dụng, các thông tin liên quan tới hàng hóa như số lượng, đơn giá, kiểu dáng, mẫu mã và phương thức thanh toán. 

Bên cạnh đó thì các mẫu hợp đồng nguyên tắc mới nhất 2018 nói riêng và hợp đồng nguyên tắc nói chung cần phải có thời hạn, địa điểm và phương thức thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình giao dịch, các cam kết đảm bảo và phương án giải quyết tranh chấp cũng như trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng. Đặc biệt, các điều khoản, nội dung được ghi trong hợp đồng nguyên tắc phải tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 và 2015. 

2. Đâu là thời điểm thích hợp nhất để sử dụng hợp đồng nguyên tắc?

Khi người mua vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn về các đơn hàng của mình hoặc muốn hợp tác lâu dài với nhà cung cấp và đồng thời rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục khi mua bán hàng hóa thì có thể sử dụng các loại hợp đồng nguyên tắc. Trong các hoạt động thương mại hiện nay thì các loại hợp đồng nên được sử dụng để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên bao gồm các mẫu hợp đồng nguyên tắc trong xây dựng, vận chuyển hàng hóa, mua bán trang thiết bị, vật tư và hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài...

3. Nội dung chính trong hợp đồng nguyên tắc

Bên cạnh các nội dung cơ bản được Bộ luật dân sự 2005 và 2015 quy định thì khi tạo lập và ký kết hợp đồng nguyên tắc, các bên tham gia cần chú ý tới các thông tin về các quy tắc phải tuân thủ, phương thức thanh toán, đối tượng áp dụng, các điều khoản chung và đặc biệt là trách nhiệm của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng. 

4. Giá trị của hợp đồng nguyên tắc là gì?

Hợp đồng nguyên tắc là cơ sở và căn cứ pháp lý để các bên tiếp tục tiến hành ký kết các loại hợp đồng kinh tế khác hoặc bổ sung thêm vào phụ lục hợp đồng. Trong thời gian thực hiện các hợp đồng mua bán khác, nếu xảy ra tranh chấp hoặc có vấn đề phát sinh thì các quy định và thỏa thuận trong hợp đồng nguyên tắc sẽ là căn cứ đầu tiên để xác định trách nhiệm giữa các bên. Ngoài ra, hợp đồng nguyên tắc còn có giá trị đồng thời với tất cả các loại hợp đồng kinh tế được hai bên ký kết trong thời gian còn hiệu lực. 

5. Có được thực hiện giao kết qua email đối với hợp đồng nguyên tắc?

Hợp đồng nguyên tắc không phải là một loại hợp đồng phổ biến trong các giao dịch dân sự mà chỉ được tạo lập theo quy định của Bộ luật dân sự. Chính vì thế khi tiến hành giao kết hợp đồng thì các bên có thể lựa chọn nhiều hình thức thỏa thuận khác nhau, có thể là ở dạng văn bản, hành vi hay lời nói với các mức độ tin cậy khác nhau. Trong đó, việc thực hiện giao kết hợp đồng qua email và được lưu trữ trên các phương tiện điện tử là hoàn toàn hợp lệ và có giá trị pháp lý tương đương với ký kết trực tiếp.

6. Nguyên tắc soạn thảo hợp đồng 

Khi tiến hành soạn thảo hợp đồng nguyên tắc, bạn cần đưa thêm các điều khoản như “Bên thua kiện sẽ chịu toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp” và “ràng buộc trọng tài” đối với các mẫu hợp đồng nguyên tắc hợp tác kinh doanh quan trọng. Khi các bên quyết định truy tố trách nhiệm trước pháp luật thì trước hết hãy kiểm tra xem các nội dung trong tranh chấp có nằm trong danh sách bảo hiểm kinh doanh của công ty hay không và tốt nhất bạn nên mua trước các đơn bảo hiểm trách nhiệm để hạn chế rủi ro và giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra. Với các bản hợp đồng nguyên tắc quan trọng, hãy nêu rõ giới hạn về trách nhiệm và định mức bồi thường thiệt hại của các bên để hạn chế tối đa hậu quả. 

6.1. Cần đảm bảo chính xác tính thực thi trong hợp đồng nguyên tắc

Hợp đồng nguyên tắc là gì? Mục đích chính của việc thiết lập hợp đồng chính là tính hiệu quả và thực thi giữa những bên tham gia. Do đó, giống như các hợp đồng khác, trước khi ký hợp đồng chính, các công ty phải chú ý đến khả năng thực hiện  nội dung mà mình đã thỏa thuận ban đầu. Cụ thể, lúc này các doanh nghiệp sẽ cần phải đảm bảo những khía cạnh gồm:

i) Các hợp đồng nguyên tắc thực chất là hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại thông thường, tuân theo luật dân sự cũng như luật thương mại. Do đó, nội dung của hợp đồng nguyên tắc trước hết phải đảm bảo các yếu tố cơ bản của hợp đồng, như: thông tin của các bên ký kết, đối tượng của hợp đồng, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm các bên, các cam kết chung, thời hạn sử dụng của hợp đồng.  Đồng thời, do " tính nguyên tắc" và bản chất của định hướng, một số yếu tố của hợp đồng chính thường không cụ thể cũng không chi tiết liên quan đến các hợp đồng kinh tế khác. Tuy nhiên, nguyên tắc định giá, phương thức thanh toán, vận chuyển, thời gian thực hiện, v.v. vẫn phải được quy định, tránh các nguyên tắc hợp đồng đã ký mà không đạt được thỏa thuận chi tiết trong các giao dịch tiếp theo về hợp đồng, lịch trình hoặc đơn đặt hàng cụ thể.

(ii) Đối tượng của giao dịch được đề cập trong hợp đồng nguyên tắc hiện nay sẽ được điều chỉnh bởi các thỏa thuận trong hợp đồng. Do đó, mặc dù theo nguyên tắc, mệnh đề đối tượng cũng cần bao gồm phạm vi của công việc dịch vụ hoặc hàng hóa/đặc điểm của hàng hóa tham gia vào quá trình giao dịch. Việc không nêu nguyên tắc xác định đối tượng giao dịch có thể dẫn đến một hợp đồng không phát sinh hiệu lực ở những giao dịch khác sau, hoặc không có cơ sở để giải quyết tất các vấn đề gặp phải.

(iii) Giá trị hợp nguyên tắc hiện tại có thể được ấn định bằng nhiều các phương thức riêng biệt. Trong trường hợp không có giá cụ thể, nguyên tắc xác định giá là cần thiết, chẳng hạn như: một thỏa thuận về giá trị của hợp đồng sẽ được thỏa thuận trong mỗi phụ lục, hợp đồng hoặc đơn đặt hàng.

(iv) Thỏa thuận của hợp đồng nguyên tắc được áp dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh từ các hoạt động cụ thể.  Do đó, hiệu lực của hợp đồng nguyên tắc sẽ có tác động đáng kể đến các giao dịch cụ thể. Các giao dịch cụ thể được coi là hợp đồng phụ, là một phần của hợp đồng chính. Theo luật, việc chấm dứt hợp đồng chính sẽ chấm dứt hợp đồng phù trừ tình huống là hợp đồng từ những bên thỏa thuận sẽ dùng để thay thế cho hợp đồng chính. Do đó, nếu hợp đồng chính bị vô hiệu, các giao dịch cụ thể cũng sẽ tự động chấm dứt nếu các bên không đồng ý tiếp tục thực hiện giao dịch. Để hạn chế thiệt hại đáng tiếc cho các giao dịch cụ thể được thực hiện khi chấm dứt hợp đồng chính, cần phải quy định kế hoạch xử lý hợp đồng trong trường hợp này một cách rõ ràng và chi tiết nhất.

6.2. Nội dung trong hợp đồng nguyên tắc là gì mới đảm bảo được tính nguyên tắc

"Nguyên tắc" cần được tôn trọng khi xây dựng hợp đồng nguyên tắc. Nội dung của hợp đồng nguyên tắc phải dựa trên đối tượng của hợp đồng, đó là thiết lập các hướng dẫn và nguyên tắc để thực hiện các giao dịch cụ thể có tính chất tương tự để giảm thủ tục, tiết kiệm thời gian, chi phí.  Với tâm lý sợ hãi nếu các điều khoản cụ thể không được áp dụng, điều này sẽ dẫn đến một nội dung trong hợp đồng được chi tiết hóa, mức độ tương tự  của các giao dịch hiện tại sẽ bị thu nhỏ. Sau đó, hợp đồng nguyên tắc sẽ trở thành hợp đồng kinh tế bình thường, chỉ có thể áp dụng cho một hoặc nhiều giao dịch, mục đích khi xây dựng hợp đồng nguyên tắc sẽ không thể đạt được cũng như không thể mang lại hiệu quả được cho những bên có liên quan trong hợp đồng.

Ngoài hợp đồng nguyên tắc thì bạn cần biết thêm một số hợp đồng khác như hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động khi download mẫu CV gửi cho nhà tuyển dụng mà bạn mong muốn ứng tuyển. 

6.3. Đẩy mạnh hiệu quả của tính nguyên tắc

Đối với một hợp đồng kinh tế bình thường, các bên phải thống nhất nhiều loại thỏa thuận và thủ tục khác nhau, từ đặt hàng đến giao hàng, thông qua kiểm kê sản phẩm / giao dịch vụ, giao kết quả, chấp nhận thanh toán hợp đồng và giai đoạn thanh lý. Tuy nhiên, khi xác định chính xác được nhu cầu xác lập các mối quan hệ lâu dài, các trình tự và thủ tục này cần được rút ngắn để tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc cho các bên. Do đó, khi xây dựng hợp đồng chính, các công ty phải đảm bảo rằng các quy trình và thủ tục thống nhất để thực hiện hợp đồng được đưa ra, bao gồm các hình thức liên quan tạo điều kiện cho việc thực hiện hợp đồng nguyên tắc thông qua các hợp đồng cụ thể, đơn đặt hàng hay phục lục trong hợp đồng đã ghi rõ. Ở giai đoạn này, các bên có thể chủ động áp dụng thứ tự, thủ tục và các hình thức đã thỏa thuận trong thỏa thuận chính để thực hiện và tiến hành các giao dịch cụ thể.

6.4. Hợp đồng nguyên tắc được xây dựng theo mẫu không phải bao giờ cũng hiệu quả.

Trên thực tế, để ký hợp đồng nguyên tắc, lúc này đa số một bên thường sẽ cung cấp hợp đồng cho bên kia. Thông thường, hợp đồng do một bên cung cấp sẽ có lợi hơn cho bên đó. Tuy nhiên, các công ty nên lưu ý rằng trong một số trường hợp, quyền của nhà cung cấp hợp đồng sẽ có những trường hợp sẽ phải chịu thiệt thòi. Đặc biệt, trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng, bên ký kết hợp đồng dưới hình thức  này chắc chắn sẽ phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản này; hoặc trong trường hợp hợp đồng mẫu mà có một điều khoản là miễn trách nhiệm của bên cấp hợp đồng theo mẫu, hay tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ các quyền hợp pháp của bên kia, điều khoản này sẽ không có hiệu lực trừ khi có thỏa thuận khác. Do đó, khi đưa ra một hợp đồng nguyên tắc mẫu, các công ty phải cân bằng lợi ích của các bên để tránh rủi ro. Trong trường hợp nếu là bên cung cấp hợp đồng thì công ty/ doanh nghiệp lúc này cần kiểm soát thật kỹ các điều khoản để giảm thiểu rủi ro tới mức tối đa nhất.

V. Các mẫu hợp đồng nguyên tắc

Cuối cùng, để giúp bạn đọc có thêm tư liệu tham khảo trong quá trình tạo lập và soạn thảo hợp đồng thì chúng tôi sẽ gửi tới bạn Top 7 mẫu hợp đồng nguyên tắc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

1. Mẫu hợp đồng nguyên tắc mới nhất 

hợp đồng nguyên tắchợp đồng nguyên tắchợp đồng nguyên tắchợp đồng nguyên tắchợp đồng nguyên tắc

2. Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa 

hợp đồng nguyên tắchợp đồng nguyên tắchợp đồng nguyên tắchợp đồng nguyên tắchợp đồng nguyên tắc

Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa

3. Mẫu hợp đồng nguyên tắc cung cấp dịch vụ 

hợp đồng nguyên tắchợp đồng nguyên tắchợp đồng nguyên tắc

4. Mẫu hợp đồng nguyên tắc trong xây dựng

hợp đồng nguyên tắchợp đồng nguyên tắc  

5. Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán vật tư

hợp đồng nguyên tắchợp đồng nguyên tắc

6. Hợp đồng nguyên tắc vận chuyển hàng hóa

hợp đồng nguyên tắc hợp đồng nguyên tắc

7. Mẫu hợp đồng nguyên tắc tiếng anh 

hợp đồng nguyên tắc hợp đồng nguyên tắc hợp đồng nguyên tắc hợp đồng nguyên tắc

VI. Kết luận

Hợp đồng nguyên tắc là căn cứ pháp lý hết sức quan trọng đối với các bên tham gia trong quá trình hợp tác và tiến hành các giao dịch. Hy vọng rằng bạn đã biết thêm các thông tin bổ ích cũng như những nội dung cần chú ý khi ký kết hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa,... thông qua bài viết này. Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian theo dõi và chúc bạn thành công!