Hiện nay lãi suất ngân hàng đang liên tục giảm, có khá nhiều người gửi tiết kiệm ngân hàng tuy nhiên vẫn chưa hiểu rõ công thức tính lãi suất ngân hàng để tiết kiệm hiện nay như thế nào?

Nếu biết số tiền của khoản vay và số tiền lãi đang phải trả thì bạn có thể tính lãi suất ngân hàng lớn nhất mà mình có thể phù phù hợp và chấp nhận. Bạn cũng có thể nhìn vào các khoản tiền lãi trong một năm để xem lãi suất phần trăm hằng năm sẽ là bao nhiêu. Công thức tính lãi suất ngân hàng là công việc dễ dàng, và còn giúp cho bạn tiết kiệm khoản tiền khi đưa ra quyết định để đầu tư.

I. Cách tính lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn

Cách tính lãi suất ngân hàng là khoản tiền của tổ chức và cá nhân gửi tại ngân hàng. Người gửi tiền cũng có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định mà theo thỏa thuận với tổ chức được nhận tiền gửi. Khi gửi tiền thì khách hàng sẽ có tài khoản tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng và được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định theo pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

Cách tính lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn

Cách tính lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn

Tùy theo nhu cầu của từng cá nhân thì nếu gửi theo công tính lãi suất ngân hàng để tiết kiệm có kỳ hạn, như là: theo tuần, theo tháng, theo quý hoặc theo năm thì khách hàng gửi sau một khoảng thời gian nhất định mới có thể rút được khoảng tiền gửi đó.

Thông thường công thức tính lãi suất ngân hàng như sau: 
Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%năm) x Số ngày gửi/365
hay là
Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%năm)/12 x Số tháng gửi

Ví dụ như trong trường hợp của chị Nguyễn Hương thì nếu chị Hương gửi 200 triệu đồng cùng với kỳ hạn 1 năm thì mức lãi suất là 6,00% lĩnh cuối kỳ và áp dụng theo công thức tính lãi suất ngân hàng có kỳ hạn trên thì số tiền lãi chị Hương sẽ nhận được là: 200.000.000 x 6,00%/12 x 12= 12.000.000 đồng.

Nếu chị Hương gửi 200 triệu đồng với kỳ hạn 9 tháng, mức lãi suất là 4,50% lãnh cuối kỳ thì tiền lãi chị Hương nhận được sẽ là: 200.000.000 x (4,50/100/12) x 9 = 6.750.000 đồng. Tương tự, nếu gửi 200 triệu đồng với kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất 4,40% lĩnh cuối kỳ thì số tiền lãi nhận được sẽ là: 200.000.000 x (4,40/100/12) x 6= 4.400.000 đồng.

II. Cách tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn

Cách tính lãi suất ngân hàng tiết kiệm không kỳ hạn đó là hình thức gửi tiết kiệm mà khách hàng gửi không phải cam kết về thời gian rút. Lãi suất được tính theo ngày, tối đa chỉ 3%/năm. Người gửi tiết kiệm không kỳ hạn có thể rút hay có thể gửi thêm tiền bất cứ lúc nào, ở đâu theo nhu cầu cá nhân. Chính vì vậy mà lãi suất của các khoản tiền gửi tiết kiệm sẽ không kỳ hạn thường rất thấp. Tương tự như tính lãi suất ngân hàng tiết kiệm có kỳ hạn, công thức tính lãi suất ngân hàng tiết kiệm không kỳ hạn như sau:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/365

Ví dụ trong trường hợp của chị Hương thì nếu gửi 200 triệu đồng không kỳ hạn cùng với mức lãi suất là 2%/năm thì thời điểm rút tiền gửi là sau 6 tháng, thì số tiền lãi nhận được sau 6 tháng sẽ là: 200.000.000 x 2/100 x 180/365 = 1.972.000 đồng. Như vậy đối với số tiền 200 triệu đồng của chị Hương thì tiền gửi ngân hàng với hình thức tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, sau 6 tháng chị Hương sẽ nhận được số tiền lãi là 1.972.000 đồng.

Cũng chú ý rằng với cách tính lãi suất ngân hàng chúng ta nhận được phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó bao gồm: Số tiền gốc ban đầu, kỳ hạn gửi và lãi suất tiền gửi. Chính vì vậy, nếu số tiền gốc ban đầu gửi càng lớn và kỳ hạn gửi càng dài cộng với tính lãi suất ngân hàng cao thì tiền lãi khách hàng nhận được sẽ là rất lớn.

III. 5 bước để tính lãi suất chuẩn nhất

1. Thay các con số vào công thức tính lãi suất

Khi bạn biết các đại lượng của phương trình này, việc tính toán cũng trở nên dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần thay các con số của khoản vay hay tài khoản tiết kiệm sau khi đã thanh toán hoặc nhận tiền lãi. Phương trình tính lãi suất ngân hàng đơn giản này có thể được dùng để tìm lãi suất cơ bản.

  • I là số tiền lãi cần phải trả trong tháng/năm/... đó.
  • P là số tiền gốc ( hay còn là số tiền trước khi tính lãi).
  • T là chu kỳ thời gian (tuần, tháng, năm, v.v...) liên quan.
  • R là lãi suất (số thập phân).

2. Chuyển đổi lãi suất sang tỷ lệ phần trăm với cách nhân cho 100.

Một số thập phân như là 0,34 không có nhiều ý nghĩa trong khi muốn tính tiền lãi suất ngân hàng. Nhân giá trị này với 100 để tính phần trăm. Đây chính là tỷ lệ phần trăm so với số tiền gốc sẽ được thể hiện bằng số tiền lãi. Vậy nếu bạn có lãi suất là 0,34 thì bạn sẽ trả với lãi suất là 34% ( 0,34*100=34%)

3. Tham khảo bảng sao kê mới nhất để có thể điền giá trị vào phương trình tính lãi suất.

Bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm được số tiền lãi phải trả trong chu kỳ thời gian (bảng sao kê được lập từ khi nào) và số tiền gốc. Chẳng hạn, giả sử trong năm ngoái bạn đã trả 55 triệu đồng tiền lãi cho khoản vay 280 triệu đồng. Bạn muốn biết tính lãi suất ngân hàng hằng tháng là bao nhiêu? Để tính lãi suất ngân hàng, bạn làm như sau:
Phương trình tính lãi suất: 

  • Rút gọn phương trình: 0,01637 = Lãi suất
  • Nhân giá trị này cho 100 để có phần trăm: 0,01637*100 = 1,6% lãi suất hằng tháng.

4. Đảm bảo thời gian và lãi suất được tính trên cùng một tháng đó.

Giả sử bạn đang muốn tính lãi suất ngân hàng hằng tháng cho một khoản vay sau một năm. Nếu bạn thay "1" vào T thì tức là trong "một năm," lãi suất cuối cùng sẽ là lãi suất hằng năm. Nếu bạn muốn tính lãi suất ngân hàng hằng tháng thì phải dùng đúng khoảng thời gian. Trong trường hợp này, bạn sẽ dùng trong 12 tháng.

Thời gian sẽ là chu kỳ của thời gian mà bạn phải thanh toán tiền lãi suất. Ví dụ, nếu bạn đang tính các khoản tiền lãi suất hằng tháng để thanh toán trong một năm thì bạn đã thực hiện 12 lần thanh toán. Bạn nên nhớ kiểm tra với ngân hàng khi tiền lãi được tính theo tháng, năm hay tuần...

5. Sử dụng máy tính trực tuyến để tìm lãi suất cho các khoản vay phức tạp như vay thế chấp.

Lãi suất ngân hàng của các khoản vay phải có sẵn trong khi bạn đăng ký xin khoản vay hoặc thẻ tín dụng. Tuy nhiên những thuật ngữ khó hiểu như là APR (“annual percentage rate”) và cách tính lãi suất ngân hàng dao động khiến bạn khó có thể hiểu những lãi suất đó được tính như thế nào? Lãi suất ngân hàng dao động hầu như không thể tính được bằng tay, tuy nhiên công cụ máy tính online có thể giúp bạn tìm được các giá trị cụ thể của một khoản vay phức tạp. Bankrate.com và CalculatorSoup chính là những trang mạng độc lập và đáng tin cậy.

Tìm kiếm trực tuyến với cụm từ “Máy tính + Lãi suất + Loại khoản vay”. Chẳng hạn, bạn hãy tìm kiếm “máy tính lãi suất khoản vay thế chấp”, “máy tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm” hay “máy tính lãi suất phần trăm hằng năm”.

IV. Hiểu về lãi suất chi tiết nhất

1. Trao đổi với các chuyên viên cho vay tại ngân hàng để có thể thương lượng một lãi suất thấp hơn.

Cách tính lãi suất ngân hàng vay thường là vấn đề chính để có thể thương lượng về khoản vay. Để thành công thì bạn nên chuẩn bị sẵn sàng trước khi thương lượng. Trước khi đến ngân hàng hoặc gọi điện, bạn cần biết số tiền bạn muốn có, số tiền lãi bạn muốn trả, và lãi suất nào là quá cao đối với bạn. 
Những người vững vàng về tài chính với điểm tín nhiệm 650+ có nhiều cơ hội thành công khi thương lượng lãi suất. Gọi điện tới ngân hàng cấp thẻ tín dụng và cho họ biết bạn đã tìm được các ngân hàng khác cấp mức lãi suất ngân hàng tốt hơn. Nếu bạn đang là khách hàng thường xuyên chi trả đúng hạn, có thể họ sẽ cố gắng giữ mối quan hệ làm ăn với bạn. Trao đổi với ngân hàng về lãi suất thấp nhất mà họ có thể cung cấp. Tìm hiểu thông tin về các ngân hàng khác nhau để bạn có nhiều lựa chọn hơn. Thận trọng với loại lãi suất hằng năm biến đổi ban đầu trông có vẻ hấp dẫn tuy nhiên những “thương vụ” này thường phát sinh lãi suất ngân hàng rất cao sau 1-2 năm.

2. Chọn tỷ suất tích lũy dài hơn để trả lãi ít hơn.

Tỷ suất tích lũy cũng quyết định khi nào là tiền lãi được cộng vào số tiền gốc. Nếu tỷ suất tích lũy là quá ngắn (như hằng ngày) thì tiền lãi chưa trả vào cuối ngày sẽ được cộng vào tiền gốc. Có nghĩa là tiền lãi của tháng tới sẽ cao hơn bởi vì số tiền gốc lớn hơn. Chẳng hạn, bạn hãy xem khoản vay 100.000USD cùng với lãi suất 4% được cộng dồn như thế nào theo ba cách khác nhau:

  • Hằng năm: $110.412,17
  • Hằng tháng: $110.512,24
  • Hằng ngày: $110.521,28

3. Thanh toán nhiều hơn số tiền lãi bất kỳ khi nào có thể, bất kể mức lãi suất

Trao đổi với các chuyên viên cho vay tại ngân hàng

Trao đổi với các chuyên viên cho vay tại ngân hàng 

Hãy nhớ rằng tiền lãi sẽ được tính theo phần trăm của số tiền gốc. Nói một cách đơn giản là bạn nợ càng nhiều thì trả lãi càng nhiều. Còn nếu bạn có thể trả bớt số tiền gốc cùng với số tiền lãi mỗi tháng, mặc dù lãi suất ngân hàng không đổi tuy nhiên tiền lãi phải trả sẽ giảm.
Theo dõi các mức lãi suất phổ biến trước khi vay tiền
Tiền lãi có thể được xem là chi phí đi vay. Bất kể bạn là người phải trả lãi, hoặc ngân hàng phải trả cho bạn vì đã “mượn” tiền trong tài khoản tiết kiệm thì bạn cần biết lãi suất trước khi ký bất kỳ loại giấy tờ gì.

  • Mua ô tô: 4-7%
  • Mua nhà: 3-6%
  • Vay cá nhân: 5-9%
  • Thẻ tín dụng: 18-22%
  • Khoản vay ngắn hạn: 350-500%.

4. Biết lãi suất của các khoản đầu tư để sử dụng tiền một cách thông minh

Tài khoản càng an toàn thì số tiền lãi sẽ càng ít, như là tài khoản tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu. Nói là thế tuy nhiên những tài khoản an toàn cùng với tốc độ tăng trưởng chậm có thể hữu ích cho mục đích tiết kiệm hưu trí. Các tài khoản khác cùng với lãi suất ngân hàng cao hơn sẽ mang lại nhiều tiền hơn, nhưng rủi ro sẽ đi kèm với chúng sẽ cao hơn.

  • Tài khoản tiết kiệm: 1-2%
  • Chứng chỉ tiền gửi 1-2%
  • Trái phiếu Hoa Kỳ (trên 30 năm): 3-4%
  • 401k & IRA: 6-10%

V. Kết

Qua bài viết về công thức tính lãi suất ngân hàng nhanh, dễ và chuẩn nhất thì mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ về lãi suất ngân hàng, tiết kiệm và cách tiết kiệm thông minh. Chúc bạn thành công!