IFRS là gì trong ngành kế toán hay tài chính? Việc hiểu và áp dụng IFRS vào hoạt động của doanh nghiệp mang đến những lợi ích gì? Tìm hiểu thêm thông tin về IFRS để hỗ trợ hoạt động báo cáo tài chính của công ty.
Nghe đến hai chữ “tài chính” chắc hẳn trong đầu mọi người đều hiện lên hàng loạt dãy số với ý nghĩa khác nhau. Tài chính doanh nghiệp chưa bao giờ là lĩnh vực “dễ nuốt” với bất cứ ai dù là người mới hay những chuyên gia hàng đầu. Là một nhân viên tài chính hay kế toán thì bạn phải hiểu hơn ai hết ý nghĩa của khái niệm IFRS là gì. Tuy nhiên, việc hiểu được IFRS là gì thì dễ nhưng cách thực hiện những báo cáo tài chính tương tự IFRS thì không dễ.
I. Khái niệm IFRS là gì?
IFRS là gì? IFRS là cụm từ viết tắt của International Financial Reporting Standards hay còn được gọi là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Đây được xem là một chuẩn mực kế toán được lập nên do Qũy IFRS và Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Mục đích chính khi ban hành IFRS nhằm cung cấp nhằm mục đích đưa ra những chuẩn mực chung cho các vấn đề về kinh doanh. IFRS đặc biệt phù hợp với những công ty có cổ phiếu hoặc chứng khoán trên được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
IFRS là gì?
Thông qua những thông tin trên IFRS xác định được giá trị doanh nghiệp, so với chuẩn mực kế toán cũ thì IFRS là công cụ phản ánh chính xác hơn. Mỗi quốc gia vẫn duy trì những chuẩn mực kế toán riêng như VAS - chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tuy nhiên, IFRS có thể là ngôn ngữ chung thay thế cho những chuẩn mực kế toán từ nhiều quốc gia khác nhau.
IFRS được xem là ngôn ngữ chung vì vậy việc chuyển đổi báo cáo tài chính cũng trở nên dễ dàng và đơn giản hơn mà lại tiết kiệm chi phí. Vì vậy có thể thấy tầm quan trọng của IFRS là gì đối với bất cứ mô hình doanh nghiệp nào từ trong và ngoài nước.
Hơn thế nữa, IFRS còn đóng góp vào quá trình hội nhập kinh tế với thế giới của Việt Nam thông qua những hoạt động như xóa bộ hàng rào trong việc lập bảng báo cáo tài chính. Mọi thông tin trong báo cáo tài chính được chứng thực và trở nên minh bạch hơn với những nhà đầu tư tài chính quốc tế.
II. Tầm quan trọng của IFRS là gì
Trong lĩnh vực kế toán tài chính thì khái niệm IFRS là gì không còn quá xa lạ. Để hiểu được lý do vì sao khái niệm IFRS là gì xuất hiện thì chúng ta cần hiểu được tầm quan trọng của IFRS trong lĩnh vực tài chính.
Tầm quan trọng của IFRS là gì?
IFRS được xem là một loại ngôn ngữ chung cho hầu hết các loại báo cáo tài chính tạo sự tin cậy và thống nhất giữa các quốc gia. Tầm quan trọng của IFRS phát huy tác dụng ở những doanh nghiệp đa quốc gia, khi mỗi quốc gia có những loại báo cáo tài chính khác nhau. Việc lập báo cáo tài chính là bắt buộc, tuy nhiên mỗi quốc gia sẽ có những mục riêng và điều này ảnh hưởng đến việc đọc, hiểu và nghiên cứu thông tin. Vì vậy hiểu được IFRS là gì cũng đủ thấy đây là một công cụ cho chủ doanh nghiệp, kiểm toán hiểu được tình hình phân tích tài chính của tổ chức tại những quốc gia khác nhau.
III. Vì sao có sự chuyển đối của IAS và IFRS?
Trước khi mọi người biết đến khái niệm IFRS là gì thì trên thế giới đã tồn tài một chuẩn mực kế toán quốc tế là IAS. Vậy tại sao khái niệm IFRS là gì lại thay thế được vị trí của IAS trong ngành tài chính ngân hàng?
1. Nguyên tắc giá gốc của IAS không còn phù hợp
IAS hay còn gọi là nguyên tắc giá gốc sử dụng một số nguyên tắc giá trị hợp lý tuy nhiên lại không thể hiện đúng toàn bộ giá trị công nợ và tài sản. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, hoạt động đầu tư giá trị gia tăng ngày càng phổ biến và biến đổi tưởng ngày. Vì vậy, nguyên tắc giá trị hợp lý lại hỗ trợ hiệu quả hơn so với IAS.
Sự thay thế IAS sang IFRS
IAS bị đánh giá là khó đồng bộ và áp dụng cho nhiều trường hợp. Vì vậy, hiển nhiên khi một phương thức không còn phù hợp thì phương thức khác sẽ được tạo ra để thay thế nhằm khắc phục nhược điểm của phương thức cũ. Và việc thay thế ISA bằng IFRS là điều tất yếu sẽ xảy ra phù hợp với nguyên tắc giá trị hợp lý.
2. Sự bất cập khi chuyển đổi IAS sang chuẩn mực kế toán các quốc gia và ngược lại
Trước đây, với định nghĩa IAS - nó không được xem là một loại ngôn ngữ chung trong ngành tài chính ngân hàng vì mức độ phổ biến không cao, không được nhiều quốc gia sử dụng. Khi chuyển đổi việc lập báo cáo tài chính sang IAS hoặc ngược lại, quy trình phức tạp, tốn kém cho doanh nghiệp có những chi nhánh, công ty con trên nhiều quốc gia khác nhau.
Nhận thấy điều này, việc chuyển đổi IAS sang IFRS là hoạt động thiết thực giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực và công sức.
3. IFRS là xu hướng toàn cầu để chuyển từ hòa hợp sang hội tụ
Khi khái niệm IFRS là gì chưa xuất hiện, vấn đề hòa hợp chuẩn mực kế toán giữa các quốc gia là vấn đề đáng suy nghĩ. Chuẩn mực kế toán của nhiều quốc gia có sự khác biệt nên những người làm trong ngành kế toán tài chính hay tài chính ngân hàng luôn đau đầu trong việc thống nhất và chuyển đổi.
Xu hướng toàn cầu hóa xóa bỏ mọi biến giới lãnh thổ, sự chuyển đổi IAS sang IFRS chính là xu hướng, mang những chuẩn mực kế toán hòa hợp hơn và hội tụ thành một loại ngôn ngữ chung.
IFRS trong kế toán
4. Hiểu đúng về chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS là gì
Hiểu đúng được ý nghĩa của IFRS là gì giúp ích cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. IFRS được ban hành nhằm tạo sự thống nhất trong ngôn ngữ kế toán và báo cáo tài chính làm tiền đề cho hoạt động phân tích tài chính. Với mong muốn mang lại sự minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả cho ngành tài chính ngân hàng, IFRS ra đời đáp ứng mọi nhu cầu này. IFRS cũng được xem là công cụ nhằm tạo niềm tin, sự tăng trưởng cho nền kinh tế toàn cầu trong hoạt động kinh doanh của công ty.
IV. Khung khái niệm về IFRS là gì
Hiểu được khái niệm IFRS là gì vẫn chưa đủ để một kế toán có thể áp dụng cho hoạt động báo cáo tài chính, để thực hiện đúng IFRS, kế toán hay những nhà chuyên viên ngành tài chính ngân hàng sẽ phải hiểu thêm về khung khái niệm của IFRS là gì.
1. Mục tiêu báo cáo tài chính
Khung khái niệm của IFRS ra đời nhằm mục đích cung cấp thông tin tài chính cho nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng. Đối với một doanh nghiệp, để duy trì hoạt động của công ty, họ kêu gọi nhà đầu tư cũng như các hoạt động vay vốn, vậy nhờ vào khung khái niệm mà chủ nợ có thể đưa ra những quyết định về việc góp vốn hay sử dụng nguồn lực kinh tế. Những thông tin về dòng tiền của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lại được đánh giá và ghi nhận để quản lý tài chính hiệu quả.
2. Đặc điểm định tính của thông tin tài chính
Khung khái niệm được xác định nhờ vào các đặc tính cơ bản của thông tin tài chính như: Sự liên quan và thích đáng, đại diện đáng tin cậy.
Ngoài ram khung khái niệm cũng mô tả những đặc tính định tính như: So sánh, kiểm chứng, kịp thời, hiểu được.
Khung khái niệm IFRS là gì
3. Các yếu tố của báo cáo tài chính
Tài sản: tài sản được xem là một nguồn lực kinh tế tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhờ vào kết quả của những sự kiện trong quá khứ.
Trách nhiệm pháp lý: Đây là kết quả của những sự kiện trong quá khứ nhờ vào nghĩa vụ hiện tại của đơn vị chuyển giao nguồn lực kinh tế.
Vốn chủ sở hữu: Đây là khoản tiền còn lại sau khi trừ đi tất cả những khoản nợ trước đó.
Thu nhập: Khoản tiền dưới dạng dòng vốn hoặc tăng giá trị tài sản, giảm khoản nợ dẫn đến tăng vốn chủ sở hữu.
Chi phí: Chi phí là những khoản giảm tài sản, tăng nợ phải trả dẫn đến kết quả giảm vốn chủ sở hữu.
Những thay đổi khác về nguồn lực và yêu cầu kinh tế: Sự đóng góp từ những cổ đông nắm giữ cổ phần.
4. Khái niệm về vốn và bảo trì vốn
Bảo trì vốn tài chính: Lợi nhuận là khoản tiền còn lại nếu số tiền tài chính của tài sản ròng cuối kỳ vượt qua số tài chính của tài sản ròng đầu kỳ, sau khi trừ đi những đóng góp từ chủ sở hữu.
Bảo trì vốn vật chất: Lợi nhuận là khoản tiền kiếm được từ năng lượng sản xuất hàng hóa của công ty vào cuối kỳ vượt quá năng lực sản xuất vật chất đầu kỳ sau khi trừ đi phần đóng góp của chủ sở hữu.
V. Yêu cầu tiêu chuẩn của IFRS là gì?
1. Yêu cầu của IFRS là gì?
IFRS là những hoạt động kế toán phải tuân theo những quy tắc bắt buộc trong kinh doanh.
Báo cáo tình hình tài chính hay còn gọi là bảng cân đối kế toán. IFRS là yếu tố tiền đề ảnh hưởng đến cách thức báo cáo những thành phần khi lập báo cáo tài chính.
Báo cáo thu nhập toàn diện được hình thành dưới dạng một thông báo hoặc được tách riêng thành một báo cáo lãi lỗ và báo cáo thu nhập khác bao gồm tài sản và thiết bị.
Yêu cầu tiêu chuẩn của IFRS là gì
Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu hay còn được nhắc đến là báo cáo thu nhập giữ lại báo cáo phần thu nhập được thay đổi hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp trong giai đoạn tài chính ổn định.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một tóm tắt về các giao dịch phát sinh của doanh nghiệp theo từng giai đoạn theo từng khoản riêng như hoạt động, đầu tư và tài chính.
Không chỉ những loại báo cáo này mà một doanh nghiệp phải cung cấp những bản tóm tắt chính sách của mình. Những bảng báo cáo theo từng giai đoạn được so sánh với nhau để xác định kết quả kinh doanh.
2. IFRS so với tiêu chuẩn kế toán Hoa Kỳ
Nguyên tắc kế toán được chấp nhận của Hoa Kỳ - GAAP. Sự khác biệt giữa GAAP và IFRS là cách điều chỉnh tỷ lệ tài chính. IFRS cho phép các công ty báo cáo doanh thu trong thời gian sớm hơn nên kết quả có thể khác với doanh thu trong GAAP.
IFRS đưa ra những yêu cầu về chi phí khác biệt. Sự đầu tư cho việc phát triển trong tương lai không được xem là chi phí vì nó có thể được vốn hóa.
Cách tính hàng tồn kho cũng là một điểm khác biệt giữa hai chuẩn mực kế toán này. Trong khi IFRS sử dụng LIFO (hàng tồn kho gần nhất được xuất bán đầu tiên) thì GAAP cho người tham gia được tự do sử dụng mà không có sự ràng buộc nào.
3. Các tính năng chung của IFRS là gì
Tuân thủ IFRS trên nguyên tắc công bằng: Sự công bằng được thể hiện đòi hỏi sự trung thực trong các hoạt động tài chính của công ty đi kèm với những sự kiện và điều kiện khác theo tiêu chí về sự công nhận với nợ phải trả, tài sản cố định thu nhập và chi phí.
Lo ngại: Báo cáo tài chính là một công cụ được áp dụng hoặc sử dụng xuyên suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp trừ khi chủ doanh nghiệp có ý định thanh lý công ty hay dừng hoạt động.
Tính năng của IFRS là gì
Cơ sở kế toán dồn tích: Một công cụ sẽ ghi nhận lại những mục như tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí khi chúng đáp ứng đủ tiêu chí trong khung IFRS.
Tính trọng yếu và tổng hợp: Yêu cầu về sự chi tiết giữa các loại nguyên vật liệu phải được trình bày riêng hay những mục có tính chất không giống nhau cũng được trình bày riêng.
Bù đắp: Trong khái niệm IFRS là gì, việc bù đắp là không được phép, tuy nhiên với một số tiêu chuẩn đạt đủ điều kiện cụ thể sẽ được cân nhắc.
Tần suất báo cáo: IFRS yêu cầu việc lập báo cáo tài chính ít nhất một bộ một mỗi năm. Một số công ty niêm yết thường xuất bản báo cáo tài chính tạm thời phù hợp với IFRS và IAS.
Thông tin so sánh: IFRS yêu cầu sự so sánh giữa các bản báo cáo tài chính hiện tại và trước đây theo những khoản mục được báo cáo. Những thông tin so sánh này sẽ được cung cấp cho thông tin tường thuật nếu có liên quan mật thiết đến việc hiểu báo cáo tài chính hiện tại.
Tính nhất quán khi trình bày: Mọi tiêu chí trong việc trình bày, phân loại các khoản mục báo cáo tài chính phải được giữ lại trừ khi tiêu chuẩn IFRS là gì thay đổi hoặc có sự thay đổi đáng kể về bản chất hoạt động của công ty.
VI. Lịch sử của IFRS
Khái niệm IFRS là gì xuất hiện từ Liên minh Châu Âu với mục đích truy cập đến những tài khoản trên mọi quốc gia. Ý tưởng về một ngôn ngữ chung hỗ trợ giao tiếp ngành tài chính ngân hàng chính là động lực phát triển cho IFRS. Mặc dù hiện nay vẫn có một số quốc gia chưa sử dụng IFRS, tuy nhiên khái niệm IFRS là gì được phổ biến rộng rãi trên nhiều quốc gia và trở thành tiêu chuẩn phổ biến nhất.
Mục tiêu xuất hiện khái niệm IFRS là gì là hỗ trợ cho việc so sánh dễ dàng hơn nhằm đồng bộ hóa chuẩn mực kế toán đang diễn ra trong lĩnh vực kế toán tài chính ngân hàng.
IFRS tại Việt Nam
VII. Việt Nam áp dụng IFRS và những thay đổi
Mặc dù đã tìm hiểu về IFRS là gì nhưng việc sử dụng IFRS chưa thật sự phổ biến ở Việt Nam dù việc áp dụng IFRS đã mang lại những lợi ích không nhỏ cho doanh nghiệp. Việc áp dụng IFRS đã công khai tính minh bạch, trung thực của các báo cáo tài chính. Song song đó, nhờ có IFRS, những doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận với nguồn đầu tư lớn hơn từ nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Tuy nhiên, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi nên việc áp dụng IFRS cũng gặp một số bất cập. Thị trường vốn và tài chính tại Việt Nam chưa có nhiều dấu hiệu khả quan và chưa có sự phát triển đột phá. IFRS khá phù hợp với những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, vì vậy khi Việt Nam chưa có sự phát triển đột phá về kinh tế làm ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS.
VIII. Kết
Hiểu được IFRS là gì và tầm quan trọng của IFRS là gì, ta thấy được sự đóng góp của IFRS trong hoạt động lập báo cáo tài chính và chuyển đổi thông tin. Trong ngành tài chính ngân hàng hay kế toán tài chính, IFRS chính là chuẩn mực kế toán chung cho nhiều quốc gia trên thế giới mang đến một công cụ giao tiếp chung.