Trong các công ty, doanh nghiệp hoạt động thương mại đều quan tâm đến lợi nhuận thuần vì từ đó các nhà quản trị có thể dựa vào để đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp trong tương lai.

Một trong những số liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phân tích tỷ lệ và phân tích báo cáo tài chính đó chính là lợi nhuận thuần. Vậy lợi nhuận thuần là gì? công thức tính lợi nhuận thuần và cách tính lợi nhuận thuần doanh nghiệp như thế nào, hãy cùng 123job tìm hiểu ngay sau đây.

I. Lợi nhuận thuần là gì?

Lợi nhuận thuần là gì? Lợi nhuận thuần tiếng anhNet Profit. Là thuật ngữ chỉ tổng số tiền bán hàng còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí hoạt động sản xuất, lãi suất, thuế và cổ tức ưu đãi đã được khấu trừ trong tổng doanh thu của mỗi công ty, doanh nghiệp. Chúng ta có thể bắt gặp từ Lợi nhuận thuần tiếng anh - Net Profit dưới cùng của mỗi báo cáo thu nhập.

II. Tầm quan trọng của lợi nhuận thuần

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là một trong những số liệu được theo dõi chặt chẽ nhất. Lý do nó được theo dõi chặt chẽ vì đây là nguồn đền bù cho các cổ đông của công ty trong trường hợp công ty không thể tạo ra nhiều giá trị lợi nhuận để bù đắp cho cổ đông, lúc đó giá trị cổ phiếu chứng khoán cũng giảm mạnh.

Mặt khác, nếu công ty tạo ra được nhiều giá trị lợi nhuận, công ty phát triển mạnh mẽ theo chiến lược kinh doanh đã đề ra thì giá cổ phiếu cũng tăng lên, đồng nghĩa với việc lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh thu về của các cổ đông cũng được gia tăng đáng kể.

Rất nhiều người hiểu rằng tỷ suất lợi nhuận thuần là số tiền một công ty tạo ra được trong một khoảng thời gian nhất định, nhận định trên là chưa đúng, vì một báo cáo thu nhập gồm rất nhiều chi phí không dùng đến tiền mặt như khấu hao.

Để biết được một công ty, doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu tiền mặt thì người ta dựa vào kiểm tra báo cáo lưu chuyển tiền mặt của mỗi công ty, doanh nghiệp đó chứ không phải tỷ suất lợi nhuận thuần.

Những số liệu báo cáo về lợi nhuận thuầnlợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh luôn luôn thay đổi, những thay đổi đó luôn được xem xét, kiểm tra kỹ lưỡng. Khi lợi nhuận ròng của một công ty, doanh nghiệp bị thấp đi hoặc tiêu cực sẽ có vô số vấn đề nêu ra ví dụ như giảm doanh thu, trải nghiệm khách hàng kém, không chăm sóc khách hàng kỹ lưỡng, các vấn đề liên quan đến quản lý…

Mỗi công ty, doanh nghiệp, mỗi ngành nghề, mỗi ngành công nghiệp lại có lợi nhuận thuần khác nhau. Lý do chúng khác nhau là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh được tính bằng đô la mà mỗi công ty, doanh nghiệp, mỗi ngành nghề lại có quy mô hoạt động và tổ chức khác nhau. 

Lợi nhuận thuần là một trong những số liệu được theo dõi chặt chẽ nhất

Lợi nhuận thuần là một trong những số liệu được theo dõi chặt chẽ nhất

Trong trường hợp như vậy “lợi nhuận” được sử dụng nhiều hơn, đó chính là lợi nhuận thuần hiển thị dưới dạng phần trăm doanh thu. Các nhà đầu tư còn quan tâm đến tỷ lệ giá trên thu nhập (P/ E) để biết mình được hưởng lợi nhuận bao nhiêu cho mỗi đô la lợi nhuận ròng.

Để mỗi công ty, doanh nghiệp có lợi nhuận thuần cao cần kết hợp nhiều yếu tố như phát triển đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả, quản lý chặt chẽ về đường lối phát triển sản phẩm, có kế hoạch làm việc cụ thể, ứng dụng xây dựng giá trị cốt lõi vào thực tiễn doanh nghiệp...

III. Cách tính lợi nhuận thuần

Khi đã hiểu được lợi nhuận thuần là gì, chúng ta dễ dàng suy ra được công thức tính lợi nhuận thuần được biểu diễn dưới đây:

Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần –  Giá vốn hàng bán + (Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính) – (Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp)

Hoặc ta có công thức tính lợi nhuận thuần khác:

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được trong kỳ.

Trong đó:

  • Giá vốn hàng bán: toàn bộ chi phí để tạo ra sản phẩm. Các chi phí liên quan đến giá vốn hàng bán bao gồm các loại chi phí để mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công sản xuất, chi phí quản lý nhà xưởng, chi phí vận chuyển...
  • Doanh thu thuần: lợi nhuận thu về từ việc kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi các khoản chi phí như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, lỗi sản phẩm, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, chiết khấu thương mại...
  • Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm lãi cho thuê tài chính, tiền lãi từ việc cho vay vốn, tiền lãi cho thuê lại nhà xưởng, các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chi phí tài chính: là những khoản chi phí chi cho trong hoạt động tài chính

Lợi nhuận thuần là một trong những số liệu các nhà quản lý và các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến

Lợi nhuận thuần là một trong những số liệu các nhà quản lý và các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến

IV. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận thuần như sau:

Tỷ suất lợi nhuận thuần = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần

Các định nghĩa tỷ suất doanh lợi hay tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cùng là định nghĩa về tỷ suất lợi nhuận doanh thu thuần (Net profit margin ratio). Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần thể hiện khả năng sinh lời trên doanh thu của công ty, doanh nghiệp. 

Các công ty, doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có vị thế cạnh tranh trên thị trường, dễ dàng kiểm soát chi phí hoạt động so với những công ty, doanh nghiệp khác. 

Tỷ suất lợi nhuận thuần được coi là một trong những tiêu chí nằm trên báo cáo tài chính mà các nhà đầu tư rất quan tâm đến. Chỉ tiêu này nhằm đánh giá về khả năng sinh lợi trong hoạt động thương mại. Từ đó các chủ đầu tư có thể dựa vào để quyết định đầu tư hay không.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần cũng là một trong những yếu tố giúp nhà cung cấp vay tín dụng đánh giá đúng về hiệu quả sử dụng vốn vay, từ đó tính toán khả năng thanh toán lãi vay của công ty, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những chỉ số này cũng được các nhà quản trị doanh nghiệp dùng để kiểm soát các vấn đề liên quan đến kinh phí, các chi phí của công ty, doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định quản lý phù hợp.

Tỷ suất lợi nhuận cao là một trong những yếu tố có lợi cạnh tranh trên thị trường

Tỷ suất lợi nhuận cao là một yếu tố cạnh tranh có lợi trên thị trường

V. Xác định tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu

Khi người nộp thuế theo dõi, hạch toán riêng những yếu tố doanh thu và chi phí của từng lĩnh vực thì áp dụng công thức tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí, lãi suất vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với các lĩnh vực hoạt động. 

Trường hợp người nộp thuế hạch toán, theo dõi riêng được doanh thu nhưng không hạch toán, theo dõi riêng được chi phí phát sinh của từng lĩnh vực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì tiến hành thực hiện phân bổ chi phí theo tỷ lệ doanh thu của mỗi lĩnh vực, sau đó áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động. 

Đố với trường hợp người nộp thuế không theo dõi, hạch toán riêng phần doanh thu và chi phí của từng lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh thì áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần của lĩnh vực có tỷ suất cao nhất. 

VI. Nguyên tắc tối ưu lợi nhuận thuần

1. Luôn giải quyết được bài toán tài chính: Thu – Chi > 0

Để có thể kinh doanh có lãi, tất cả bài toán tài chính đều quy về các dạng cơ bản sau: doanh thu – chi phí, nguồn thu – vốn đầu tư, lợi nhuận = doanh thu – chi phí, thu nhập ròng = thực thu – thực chi… Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần lưu ý những nguyên tắc sau:

- Quản lý nguồn thu, nguồn chi căn cứ trên ước lượng, dự đoán với sự phân tích đầy đủ để có thể thấy hết nguồn thu, cắt giảm được chi phí.

- Kiểm soát và cập nhất công nợ thường xuyên, chặt chẽ, có chính sách xử lý nợ triệt để, phù hợp để tránh dẫn đến mất khả năng thanh toán, tăng chi phí lãi vay

- Kiểm soát chặt chẽ các loại vật tư hàng hóa, xuất nhập tồn kho, trên đường đi, hàng gửi làm ứ đọng vốn, đẩy mạnh khả năng xoay vòng vốn lưu động.

- Lập ra kế hoạch tài chính rõ ràng để có thể kiểm soát được dòng tiền, kế hoạch thu trả nợ.

2. Luôn nắm rõ nguyên tắc thu chi để tối ưu hóa lợi nhuận.

Trong doanh nghiệp, nguyên tắc thu chi cần phải luôn đảm bảo 3 vấn đề sau đây: có kế hoạch (nhất là kế hoạch dòng tiền), cân đối thu chi, thu lại vốn đầu tư (chi đầu tư và ROI).

“Tăng thu, giảm chi” nghe có vẻ rất đơn giản nhưng không có chi (đầu tư) thì làm sao có nguồn thu? Chính vì thế, người đứng đầu doanh nghiệp cần tách bạch giữa đầu tư (thu chi của dự án đầu tư) và các khoản chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên mới có thể đánh giá được hiệu quả đầu tư cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào những hoạt động sinh lời ngay mà cắt hết các khoản đầu tư cho phát triển dài hạn với lý do giảm chi để cắt lỗ mà không đánh giá kỹ kết quả đầu tư sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp không còn sản phẩm sáng tạo, hoặc không có sản phẩm mới có tính cạnh tranh.

3. Luôn xây dựng kế hoạch tài chính để đảm bảo lưu thông dòng tiền.

 Việc lập kế hoạch tài chính cực kì quan trọng đối với 1 doanh nghiệp vì liên quan tới các mục tiêu tài chính đã xác lập cũng như cách thức sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu này. 

Lập kế hoạch tài chính là dùng một số giả định ví dụ như dự báo doanh thu, chi phí… và các báo cáo tài chính (dòng tiền, bảng cân đối, thu nhập…) trong quá khứ để đưa ra các báo cáo tài chính trong tương lai nhằm vào các mục tiêu và ưu tiên của doanh nghiệp.

4. Luôn nắm rõ sức mạnh của công cụ quản trị tài chính

Phần mềm Excel có thể đáp ứng linh hoạt các đơn giản của kế toán nhưng sẽ làm bạn tốn nhiều thời gian, công sức hơn là dùng một phần mềm kế toán hoặc một công cụ chuyên phân tích dữ liệu. 

Trên thực tế, các doanh nghiệp  luôn tìm đến sự hỗ trợ của công cụ quản trị tài chính hay các phần mềm tích hợp quản lý tổng thể thay vì chỉ sử dụng một phần mềm kế toán đơn thuần, rời rạc.

 

VII. Kết luận

Bài viết trên đã đưa ra những kiến thức cơ bản về lợi nhuận thuần mà bất cứ ai hoạt động thương mại đều quan tâm đến, hy vọng rằng những thông tin bổ ích đó sẽ giúp bạn tìm được lời giải đáp cho câu hỏi lợi nhuận thuần là gì, công thức tính lợi nhuận thuần và vai trò của lợi nhuận thuần đối với doanh nghiệp để có những chiến lược phát triển công ty, doanh nghiệp hay các mặt hàng sản phẩm, dịch vụ trong tương lai.