Là một sinh viên ngành Marketing nói riêng hay các ngành khác nói chung, có lẽ bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một công việc thực tập tốt. Vậy chìa khóa để có một công việc thực tập mơ ước là gì? Một CV thực tập Marketing là vũ khí đắc lực!
Khác với những CV xin việc khác, CV xin việc của một thực tập sinh sẽ có nhiều điểm khác biệt. Theo đó thì một CV thực tập sinh sẽ tập trung vào kỹ năng, trình độ học vấn của bạn chứ không phải là kinh nghiệm làm việc. Nó có thể khó viết tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng vì dưới đây 123job sẽ bật mí tới bạn cách viết mẫu CV thực tập Marketing cùng những lưu ý khi viết CV. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!
I. Hướng dẫn cách viết mẫu CV thực tập Marketing
1. Thông tin cá nhân, giới thiệu bản thân
a. Phần thông tin cá nhân
Tại phần thông tin cá nhân, bạn cần liệt kê các thông tin cá nhân cơ bản như: Tên, năm sinh, địa chỉ hiện tại, số điện thoại liên lạc, email, có thể thêm một ảnh chân dung rõ mặt… Tuy đây là phần đơn giản nhất nhưng cũng rất quan trọng vì nhà tuyển dụng sẽ liên hệ tới bạn, vì vậy hãy chú trọng những thông tin đưa ra cần chính xác, đừng để những sai sót nhỏ đánh mất cơ hội của bạn. Theo đó khi viết phần thông tin cá nhân trong mẫu CV xin việc cần lưu ý một số điểm như:
- Họ tên nên viết chữ in hoa và nên dùng cỡ chữ to hơn để làm nổi bật thông tin này.
- Tên email nên tránh đặt những tên quá trẻ con, không có tính chuyên nghiệp. Và nếu bạn đang cảm thấy email của mình chưa thực sự phù hợp thì trước khi viết CV thực tập sinh Marketing, bạn nên lập cho mình một địa chỉ email mới, có thể là tên bạn để nhà tuyển dụng dễ đọc và dễ liên hệ. Và bên cạnh đó cũng thể hiện được tính nghiêm túc, chuyên nghiệp của bạn.
- Các thông tin về tên, số điện thoại, địa chỉ nên trình bày ngắn gọn, dễ đọc và phải đảm bảo độ chính xác.
- Phần giới thiệu bản thân chỉ nên dành ra khoảng 2-3 dòng để khái quát ngắn gọn, súc tích nhất về bản thân.
Hướng dẫn cách viết mẫu CV thực tập sinh Marketing
b. Điểm mạnh, điểm yếu
Mục điểm mạnh, điểm yếu sẽ cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai, đang “có” những gì và bạn có thực sự phù hợp với công việc ứng tuyển hay không. Đối với vị trí thực tập sinh Marketing thì một số điểm mạnh bạn có thể nêu trong CV xin việc như: Bắt trend nhanh với các xu hướng mới, kỹ năng sáng tạo, khả năng phân tích… Còn đối với điểm yếu thì hãy đưa chúng vào trong mẫu CV thực tập Marketing một cách thật tinh tế, khéo léo.
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Phần mục tiêu nghề nghiệp nên được trình bày ngắn gọn, súc tích trong khoảng từ 2-3 câu. Trong phần này, hãy chia sẻ những điều bạn hy vọng sẽ đạt được trong vai trò mà bạn đang ứng tuyển. Đối với một kỳ thực tập, điều quan trọng là phải cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người sẵn sàng học hỏi và mong muốn áp dụng kiến thức bạn đã thu thập được trong suốt quá trình học tập của mình. Và dưới đây là gợi ý về phần mục tiêu nghề nghiệp bạn có thể nêu trong mẫu CV thực tập Marketing mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:
- Mục tiêu ngắn hạn: Được làm việc trong một môi trường năng động, chuyên nghiệp để được phát huy được những năng lực thế mạnh của bản thân. Bên cạnh đó trau dồi thêm những kiến thức còn thiếu và đóng góp công sức vào sự phát triển trong các dự án của công ty.
- Mục tiêu dài hạn: Có cơ hội trở thành nhân viên chính thức của công ty, được cống hiến hết sức mình cho sự phát triển của công ty. Trở thành một nhân viên Marketing xuất sắc, hoàn thành tốt những công việc được giao. Trong vòng 2-4 năm tới có cơ hội thăng tiến để trở thành một trưởng phòng Marketing.
3. Quá trình học vấn
Trong mục quá trình học vấn của mẫu CV thực tập Marketing, bạn cần nêu ra được một số thông tin như:
- Điểm trung bình
- Nội dung học có liên quan: Việc liệt kê những nội dung học có liên quan giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về kiến thức và kỹ năng hiện có của bạn. Hãy nhớ chỉ liệt kê các lớp học có liên quan đến công việc thực tập mà bạn đang ứng tuyển.
- Danh hiệu & Giải thưởng: Việc thêm các giải thưởng có liên quan đến học thuật cho nhà tuyển dụng thấy được sự chăm chỉ và thành tích của bạn trong quá khứ.
- Hoạt động ngoại khóa: Bao gồm các hoạt động ngoại khóa bạn tham gia trong suốt những năm Đại học như câu lạc bộ.
Đối với CV thực tập sinh, thông thường những kinh nghiệm sẽ không có nhiều, chính vì vậy những thành tích học tập cũng như giải thưởng trong suốt những năm học là một điểm cộng rất lớn. Đây là cơ hội quan trọng bởi nó giúp cứu cánh lại phần kinh nghiệm làm việc trong mẫu CV thực tập Marketing.
4. Kinh nghiệm làm việc
Đối với kinh nghiệm làm việc, hầu hết đối với những sinh viên mới ra trường chưa có quá nhiều những kinh nghiệm có liên quan tới công việc ứng tuyển. Vậy “Nên viết gì trong mục kinh nghiệm làm việc ở mẫu CV thực tập Marketing?”. Trong trường hợp này, bạn có thể ghi vào đó bao gồm bất kỳ công việc kỳ quặc nào mà bạn đã từng làm trong quá khứ.
Nếu không có kinh nghiệm liên quan đến công việc ứng tuyển thì bạn cũng có thể thêm bất kỳ kinh nghiệm làm việc nào mình từng có. Ngay cả khi chúng không liên quan đến lĩnh vực hoặc ngành của bạn nhưng sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người có trách nhiệm và biết cách làm việc. Ngoài ra bạn cũng có thể thêm công việc tình nguyện hoặc các công việc phi lợi nhuận mà mình từng đảm nhận.
5. Kỹ năng trong mẫu CV thực tập Marketing
Trong suốt thời gian là sinh viên, bạn có thể đã xây dựng cho mình được một loạt các kỹ năng mềm và cứng phù hợp để khiến bạn trở thành một ứng viên thực tập tốt hơn. Theo đó thì kỹ năng cứng thường được học trong lớp học, trong khi kỹ năng mềm liên quan nhiều hơn đến tính cách của bạn. Dưới đây là một số những kỹ năng quan trọng bạn có thể nêu trong mẫu CV thực tập Marketing của mình:
- Kỹ năng giao tiếp
- Tin học văn phòng
- Sáng tạo, tiếp thị nội dung
- Truyền thông mạng xã hội
- Bắt kịp xu hướng thị trường…
Nếu bạn không có nhiều kỹ năng cứng thì cũng đừng lo lắng. Hãy tập trung vào các kỹ năng mềm trong mẫu CV thực tập Marketing để tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn.
II. Các lưu ý khi viết và trình bày mẫu CV thực tập Marketing
Các lưu ý khi viết và trình bày mẫu CV thực tập sinh Marketing
Như trên 123job cũng đã chia sẻ tới bạn đọc cách viết mẫu CV thực tập Marketing chuẩn nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả để tạo nên được một CV chuyên nghiệp. Vậy cần có những lưu ý gì khi viết và trình bày CV để tránh được những sai sót, gây ấn tượng không tốt tới nhà tuyển dụng. Dưới đây 123job sẽ bật mí tới bạn đọc một số lưu ý khi viết CV xin việc nói chung và mẫu CV thực tập Marketing nói riêng:
- Hoàn thiện mẫu CV thực tập Marketing cả về phần thiết kế và hoàn hảo về nội dung.
- Hãy đảm bảo rằng địa chỉ email của bạn có vẻ chuyên nghiệp.
- Đừng nói dối hoặc phóng đại những thông tin về thành tích cũng như kinh nghiệm trong mẫu CV thực tập Marketing của mình.
- Một CV tốt là một CV không có bất kỳ lỗi chính tả hoặc ngữ pháp nào.
- Trình tự sắp xếp thông tin trong mẫu CV thực tập Marketing cần phù hợp.
- CV xin việc nên ngắn gọn, súc tích, có độ dài từ 1–2 trang là phù hợp nhất.
- Tùy chỉnh mọi CV xin việc để đảm bảo chúng phù hợp với công việc ứng tuyển.
- Hãy làm cho các mục trở nên dễ nhìn cũng như đẹp mắt hơn bằng cách thêm dấu đầu dòng nhỏ.
- Đối với vị trí thực tập sinh chưa có quá nhiều kinh nghiệm thì hãy tô điểm mẫu CV thực tập Marketing của bạn bằng những thành tích học tập và hoạt động ngoại khóa.
III. Kết luận
Một CV xin việc chuyên nghiệp, độc đáo, không mắc các lỗi cơ bản sẽ giúp bạn có lợi thế hơn so với các ứng viên khác. 123job hy vọng qua những chia sẻ về cách viết mẫu CV thực tập Marketing, một số lưu ý khi viết CV xin việc ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!