Bạn đã hiểu rõ về khủng hoảng truyền thông chưa? Các bước để xử lý khủng hoảng truyền thông đúng chuẩn. Sử dụng truyền thông như thế nào cho đúng cách. Có nên sử dụng truyền thông để PR hay không?

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh đến chóng mặt như hiện nay, chắc chắn không ai là không biết tới tầm ảnh hưởng to lớn của truyền thông. Tuy nhiên liệu bạn đã thực sự hiểu truyền thông là gì hay chưa? Truyền thông là sự chia sẻ thông tin, tương tác qua lại giữa các đối tượng giao tiếp trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện truyền thông như: những bài báo, những tin tức nóng , những phóng sự trên truyền hình,...
 
Không thể phủ nhận về những điều tích cực mà ngành truyền thông đem đến cho cuộc sống của chúng ta. Nó khiến chúng ta được tiếp cận và nắm bắt các thông tin nhanh nhất và tối ưu nhất. Đôi khi chỉ cần ngồi ở nhà là chúng ta đã có thể biết được tình hình thế giới. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể biết được nước nào đang có chiến tranh, nước nào đang sản xuất chế tạo tên lửa, hay thu hẹp hơn là công ty nào đang phát triển, ca sĩ nào đang hot nhất hiện nay,...
 
Tuy nhiên, hiện nay ngành truyền thông cũng đang đối mặt với một trong những vấn đề vô cùng nghiêm trọng có tên là “Khủng hoảng truyền thông”. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ về vấn đề này nhé.

I. Định nghĩa đúng về khủng hoảng truyền thông  

1. Khủng hoảng truyền thông là gì?

Khái niệm truyền thông thì chắc không có gì quá xa lạ nhưng khủng hoảng truyền thông thì khác. Nói đến” khủng hoảng” chắc hẳn ai cũng nghĩ đến 1 điều to lớn và nguy hiểm. Từ khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính trị và bây giờ là khủng hoảng truyền thông, đề đem đến nỗi lo sợ và những hậu quả không ai lường trước được.

khủng hoảng truyền thông

Khủng hoảng truyền thông là gì?

Tuy nghe có vẻ đáng sợ như thế nhưng lại hoàn toàn không có một câu trả lời chuẩn xác nào để giải thích “khủng hoảng truyền thông là gì” cả. Chính vì thế chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn một ví dụ như thế này: Một ca sĩ đang trên đà nổi tiếng, được nhiều người biết tới và ngưỡng mộ, truyền thông săn đón, hình ảnh cô phủ khắp các mạng xã hội với các lời khen có cánh. Bỗng một ngày cô vướng vào một scandal, người ta nói cô làm những việc bất chính. Vậy là trong một khoảng thời gian dài sau đó, cô bị chỉ trích, bị ném đá, bị hủy các hợp đồng quảng cáo. Sự nghiệp tiêu tan.

Đấy chính là sự khủng hoảng của truyền thông đa phương tiện. Một cuộc bùng nổ truyền thông diễn ra, nằm ngoài sự kiểm soát của cá nhân, doanh nghiệp, đem đến những tổn thất to lớn về hình ảnh, niềm tin và lợi nhuận. Khủng hoảng truyền thông đa phương tiện có thể đẩy một người vào bước đường cùng, đẩy một công ty vào bờ vực phá sản,... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng ngành truyền thông. Nhưng cho dù có là lý do gì thì những tác động tiêu cực mà nó đem lại cho người bị ảnh hưởng là vô cùng to lớn.Vậy bạn đã hiểu khủng hoảng truyền thông là gì rồi chứ?

2. Nhận biết những khủng hoảng truyền thông nhanh chóng 

Sự tiếp cận nhiều đối tượng của các phương tiện truyền thông là lợi ích đồng thời cũng là mối hiểm họa cho các cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng phương tiện truyền thông, các ngành truyền thông để tiếp cận và đến gần hơn với khách hàng
 
Đầu tiên là cơ hội mà truyền thông đa phương tiện đem đến cho chúng ta. Một chiến lược truyền thông tốt, nhận được đánh giá tích cực của các khách hàng, các feedback tốt sẽ là chiếc bàn đạp, là đôi cánh làm cho doanh nghiệp của bạn ngày càng lớn mạnh.
 
Tuy nhiên, nếu như doanh nghiệp, sản phẩm, hình ảnh của bạn bị đánh giá xấu. Hoặc nếu công cụ này bị đem ra sử dụng với các mục đích xấu, phục vụ lợi ích của một cá nhân hay một tổ chức không đứng đắn thì sẽ đem đến những ánh nhìn những ảnh hưởng tiêu cực vô cùng lớn đối với doanh nghiệp của bạn. Khi một cuộc khủng hoảng truyền thông thực sự nổ ra, thì rất khó có thể kiểm soát được tình hình.
 
Chính vì thế, bất kì doanh nghiệp, cá nhân tổ chức nào đều cần có một bộ phận quản lý, Digital marketing để kịp thời nhận biết và đưa các phương hướng giải quyết các rủi ro mà những phương tiện truyền thông có thể đem lại.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, khi một ngọn lửa chỉ vừa mới nhen nhóm thì sẽ dễ dập hơn là để nó lan lên các thanh củi khô xung quanh. Vì thế nhận biết được dấu hiệu của khủng hoảng truyền thông là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất để ngăn cản nó diễn ra.

II. Nguyên tắc xử lý khủng hoảng truyền thông

Khi đã nhận biết được các dấu hiệu của một khủng hoảng truyền thông đến, nếu không thể ngay lập tức giải quyết với nó thì hãy học cách để đối mặt. Đây không đơn giản chỉ là cách thức mà là cả một nghệ thuật xử lý khủng hoảng truyền thông. Chỉ những người quản lý truyền thông, nắm rõ được các quy tắc này mới có thể dễ dàng hơn trong việc vượt qua thời kỳ khủng hoảng này để tiếp tục tiến về phía trước.

khủng hoảng truyền thông

Nguyên tắc xử lý khủng hoảng truyền thông.

1. Chuẩn bị tâm lý

Trong bất kì hoàn cảnh, sự việc nào xảy ra, người vững vàng tâm lý mới là kẻ chiến thắng sau cùng. Hãy hít thở thật sâu, sau đó lập một danh sách đầy đủ nhất có thể về các chiều hướng mà sự việc có thể diễn ra. Sau đó lập tức nhìn nhận nhân lực và đưa các phương hướng giải quyết tối ưu phù hợp

2. Thu thập dữ kiện

Tập trung lực lượng, thu thập mọi dữ kiện có thể. Sau đó lập tức hình thành một đội ngũ khủng hoảng chuyên nghiệp, cân nhắc xem các yếu tố, các dữ kiện nào có thể cung cấp cho báo chí đồng thời các dữ liệu nào cần phải giấu kín. Sự phong phú trong việc cung cấp các dữ liệu sẽ phần nào lấy được lòng tin của một bộ phận khách hàng, tạm thời thỏa mãn một phần thắc mắc để tránh những nghi ngờ
 
Hãy nhớ cân nhắc về các phương tiện truyền thông dự phòng của chính doanh nghiệp mình để tránh những thiếu sót không đáng có và để có thể nhanh chóng chủ động trong các công tác phía sau

3. Chủ động hành động

Người nắm quyền chủ động là người có khả năng chiến thắng cao hơn, trong trường hợp này cũng vậy. Luôn chủ động trong công tác truyền thông đồng thời tìm hiểu về các nguồn tin đồn thất thiệt để kịp thời dập tắt tránh đến sự bùng nổ của sự khủng hoảng các phương tiện truyền thông. Tuyệt đối tránh bị động, để dồn vào một lần giải quyết thì sẽ vô cùng khó khăn, trở tay không kịp

4. Trung tập họp báo

Thu hút sự chú ý của đông đảo quần chúng và truyền thông đồng thời có thể thể hiện được quan điểm thái độ một cách trực tiếp, nhanh chóng. Tuy nhiên cần tránh tiết lộ hình ảnh của những người dân khi chưa được sự cho phép. Sự tinh ý trong hành động là một điểm cộng vô cùng sáng giá đấy.

5. Liên lạc với truyền thông

Phát huy sức mạnh của ngành truyền thông để đảo ngược tình thế. Truyền thông là gì? Là tác động qua lại, là con dao 2 lưỡi, vì thế đừng vì sự tấn công của khủng hoảng mà bỏ qua công cụ hữu hiệu này. Hãy luôn ghi lại lưu thông tin liên lạc của các phóng viên, nhà báo phòng khi cần thiết nhé.

6. Ghi nhận sai lầm

Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại. Một thái độ thành khẩn nhận sai lầm cũng như mong muốn được sửa sai sẽ tốt hơn là cố gắng phủ nhận, giấu diếm sai lầm đấy. Hãy biết ghi nhận sai lầm để có thể nhận được cái nhìn tích cực của mọi người cũng như đúc kết những kinh nghiệm để ngày càng phát triển hơn nhé.

7. Không có gì là không chính thức

Tuyệt đối không được quá tin vào lời những phóng viên, nhà báo hay bất kì ai làm về lĩnh vực truyền thông đa phương tiện này rằng họ sẽ giữ bí mật cho bạn. Một chiếc cúc áo cũng có thể là máy ghi âm, chụp hình đấy. Hãy luôn cẩn thận, đừng để công sức cứu vớt bao lâu nay đổ sông đổ bể chỉ vì sự tin người của bạn.

III. Doanh nghiệp cần làm gì để xử lý khủng hoảng truyền thông

Một câu hỏi rõ ràng và trực tiếp nhất đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa ra câu trả lời chi tiết nhất đối với một trong những loại khủng hoảng đáng quan ngại nhất hiện nay. Hãy cùng với chúng tôi vạch ra một quy trình đối mặt với khủng hoảng truyền thông một cách tối ưu và nhanh chóng, chi tiết nhé 

khủng hoảng truyền thông

Doanh nghiệp cần làm gì để xử lý khủng hoảng tuyền thông?

1. Nhanh chóng đánh giá vấn đề gây khủng hoảng

Bước đầu tiên là bước tối quan trọng. Khi đối mặt với bất kì điều gì từ những vấn đề xã hội như khủng hoảng truyền thông, khủng hoảng kinh tế đến khi đối mặt với đối thủ, con người, điều thứ nhất chúng ta luôn phải làm đó là đánh giá.
 
Một cái nhìn toàn diện và khách quan về những ảnh hưởng của sự khủng hoảng này sẽ ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp. Liệu nó có làm giảm doanh thu tháng, năm? Liệu nó có ảnh hưởng đến lãnh đạo? Nó có thể kiến doanh nghiệp phá sản hay thua lỗ không? Có kiến doanh nghiệp mất uy tín với các đối tác hay không?,... Chỉ khi nhìn nhận đánh giá vấn đề một cách đúng đắn, doanh nghiệp mới có thể đưa ra những phương hướng giải quyết phù hợp và hiệu quả.

2. Phản hồi với các đối tác, khách hàng

Sau khi đã đưa ra đánh giá khách quan nhất về vấn đề khủng hoảng truyền thông này, chúng ta cần ngay lập tức trả lời các phản hồi, phàn nàn, thắc mắc của các đối tác và khách hàng. Đừng thấy việc này là phiền, một câu trả lời thành thật, nhanh chóng sẽ xoa dịu cơn giận dữ hoặc lấy lại một phần uy tín của bạn đối với các đối tác và khách hàng đấy. Ít ra họ sẽ cảm thấy rằng họ nhận được sự quan tâm và tôn trọng của bạn. Đó là một “đòn tâm lý” đánh vào lòng tin.
 
Và nếu doanh nghiệp của bạn chưa thể đưa ra câu trả lời ngay lập tức thì hãy thiết lập thời gian với khách hàng, đối tác để tạo mối liên kết giữa bạn và họ đồng thời có thêm thời gian giải quyết vấn đề.

3. Có thái độ tích cực và trung thực

Ngay cả khi bạn cảm thấy như “điên lên” khi phải giải quyết quá nhiều vấn đề trong cơn khủng hoảng của nền truyền thông đa phương tiện này, thì cũng đừng trở nên tiêu cực và nổi cáu với khách hàng. Điều này sẽ chỉ làm mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
 
Thái độ tích cực, trả lời rõ ràng thẳng thắn, đưa ra các phương hướng giải quyết vấn đề rõ ràng, cam kết chắc chắn với khách hàng chính là một cách đem lại niềm tin và thiện cảm để giữ khách hàng, đối tác ở lại với bạn đấy.

4. Xây dựng quy trình bài bản đề phòng khủng hoảng truyền thông.

Cuộc sống diệu kì luôn đem đến những điều bất ngờ. Doanh nghiệp của bạn có thể chỉ là chưa gặp phải khủng hoảng truyền thông chứ không phải là không thể. Chính vì thế phải dự trù một quy trình bài bản và tối ưu nhất, để khi khủng hoảng truyền thông diễn ra, cả doanh nghiệp của bản sẽ không phải rơi và lo lắng suy sụp.
Các bước được thiết lập để phòng khủng hoảng truyền thông có thể tham khảo là:

· Có riêng cho mình một đội ngũ nhân sự để quản lý các trang truyền thông của doanh nghiệp nhằm thông tin một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất những dấu hiệu khủng hoảng có thể xảy ra.

· Luôn kiểm tra, sàng lọc chặt chẽ các thông tin được đăng tải lên mạng xã hội của doanh nghiệp vì đó là “bộ mặt”, là phương tiện đầu tiên mà khách hàng, đối tác tìm đến khi có khủng hoảng xảy ra

· Trước khi bắt đầu một chiến dịch marketing, quảng cáo, hãy chắc chắn rằng các hình ảnh, video mà bạn đăng lên hoàn toàn không đem đến bất kì mối nguy hại nào cho hình ảnh doanh nghiệp của bạn

· Cuối cùng hãy luôn nhớ rằng, đôi khi nói quá là một phương pháp truyền thông tích cực nhưng nhiều lúc nó lại trở thành giả dối, lừa đảo là lố lăng. Hãy luôn cẩn thận trong mức độ quảng cáo sản phẩm của mình

5. Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi đầu tư truyền thông trên mạng xã hội, website.

Nếu vấn đề trở nên quá khó khăn với bạn và doanh nghiệp của bạn, đừng ngại tìm đến các chuyên gia. Để đáp ứng nhu cầu phát triển các doanh nghiệp cùng như sự phát triển của ngành truyền thông, có rất nhiều các công ty tư vấn truyền thông đáng tin cậy đã được thành lập. Họ sẽ giúp bạn đưa ra các hướng đi đúng đắn để giảm thiểu tỷ lệ thấp nhất có thể dẫn đến khủng hoảng truyền thông đồng thời giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn, sâu sắc hơn về lĩnh vực này.

IV. Doanh nghiệp có nên sử dụng khủng hoảng truyền thông để pr cho mình

Một câu hỏi mà tôi nghĩ là khá tuyệt vời và thông minh đấy. Chắc hẳn chúng ta đều không còn xa lạ gì với hình ảnh những con người đi lên từ scandal rồi chứ nhỉ. Rất nhiều người vì muốn nổi tiếng đã tự tạo nên một cuộc khủng hoảng truyền thông đối với bản thân mình. Và thường thì sau những scandal đấy thì họ lại khá “đắt” show. Nhiều người có thể cho rằng điều này cũng có thể là một cách hay để áp dụng nhằm pr, quảng cáo doanh nghiệp của mình.

Khủng hoảng truyền thông

Doanh nghiệp có nên dùng khủng hoảng truyền thông để pr cho mình?

Nhưng hãy cẩn thận suy xét lại. Hầu hết những con người đi lên từ tai tiếng đều “chớm nở rồi tàn”. Đó chỉ là sự nổi tiếng tức thời đi cùng với những sự chỉ trích, những ánh nhìn đầy ác cảm. Và đối với một cá nhân, sự nổi tiếng tai tiếng của họ có thể giúp họ kiếm tiền nhờ quảng cáo. Nhưng đối với một doanh nghiệp, tổ chức mà danh tiếng được đặt lên hàng đầu, thì việc lấy khủng hoảng truyền thông quả là một nước đi liều lĩnh đấy. Biết đâu sau những tai tiếng, thứ mà nó đem lại không phải là hiệu quả pr mà là sự quay lưng của khách hàng của các đối tác thì sao
 
Hãy cân nhắc thật kỹ để trở thành một nhà doanh nhân thông minh nhé

V. Kết luận

Vậy là chúng tôi đã đem đến cho các bạn cách nhìn toàn diện nhất về khủng hoảng truyền thông đồng thời vạch ra cho bạn những quy trình, chiến lược hiệu quả để đối mặt với khủng hoảng truyền thông. Đừng bao giờ quên rằng truyền thông là con dao hai lưỡi, nó có thể đêm bạn đến đỉnh cao nhưng cũng có thể đẩy bạn xuống đáy địa ngục. Chính vì thế hãy luôn cẩn thận trong từng bước đi, từng chiến dịch marketing, từng hình ảnh mà mình đang cố gắng xây dựng nhé. Chúc các bạn luôn thành công.