Bạn đang là một nhân viên công sở nhưng chưa biết cách xử lý tình huống như thế nào để hiệu quả nhất? Làm việc nơi công sở cần những quy tắc gì để có được thành công. Bài viết dưới đây, 123job sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của bạn.
Khi đi làm, công sở dường như trở thành ngôi nhà thứ hai của mỗi nhân viên, bạn có thể gắn bó với công sở nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày. Chiếm nhiều thời gian của bạn là vậy, nên đôi khi ở công sở sẽ xảy ra những tình huống vô cùng khó xử, nếu như không có kỹ năngxử lý tình huống tốt, bạn sẽ phạm phải những sai lầm đáng tiếc. Vậy nên, bài viết dưới đây, 123job sẽ mách nhỏ bạn các nguyên tắc “vàng” và những bí quyết xử lý tình huống nơi công sở thông minh và hiệu quả nhất.
I. Bí quyết ứng xử tình huống thông minh nơi công sở
Bài viết sẽ chia sẻ cho bạn cách xử lý tình huống nơi công sở khôn ngoan nhất
1. Dũng cảm thừa nhận lỗi sai của bạn
Một trong những điều quan trọng trong xử lý tình huống nơi công sở là bạn phải biết nhận lỗi sai của mình và nhanh chóng sửa lỗi. Thật vậy, có rất ít người bị đuổi việc chỉ vì gây ra duy nhất một lỗi lầm, tuy nhiên, đa số nhân viên bị đuổi việc là do che giấu lỗi sai và bị phát hiện. Vậy tại sao bạn không thừa nhận lỗi sai của mình? Trong hoàn cảnh bạn mắc lỗi, 123job khuyên bạn đừng bao giờ lo lắng, hãy thật bình tĩnh và cách xử lý tình huống tốt là bạn hãy đến gặp ngay sếp của mình, trình bày một số giải pháp rõ ràng và nhanh chóng. Với sự thành khẩn thừa nhận và sửa lỗi, chúng tôi chắc chắn rằng bạn sẽ nhận được sự tha thứ và cái nhìn thiện cảm đến từ cấp trên của mình.
2. Thẳng thắn khi muốn tăng lương
Trên thực tế, những người nắm bắt được năng lực của bản thân và mạnh dạn chứng minh điều đó chính là điều cốt lõi của thành công. Theo thống kê gần đây nhất của tạp chí về ứng dụng tâm lý xã hội của Mỹ, đã nhận thấy rằng, có rất nhiều nhân viên công sở cảm thấy ngại ngần, xấu hổ khi đề cập đến việc đòi tăng lương. Tuy nhiên, những người xử lý tình huống này một cách tự tin nói rằng họ xứng đáng nhận khoản tiền lương lớn hơn, thường nhận nhiều hơn 9% so với nhân viên không đòi hỏi. Vậy nên, trong công việc bạn nên biết trình độ chuyên môn của bản thân và sẵn sàng đòi hỏi mức lương xứng đáng khi cần.
Có cách xử lý tình huống tốt, bạn hoàn toàn có thể đòi hỏi cấp trên tăng lương trong mình
3. Giữ cái đầu lạnh khi xảy ra tranh chấp với đồng nghiệp
Trong cuộc sống nói chung và văn hóa nơi công sở nói riêng, việc giữa bạn và các đồng nghiệp có tranh chấp là điều không thể tránh khỏi. Khi rơi vào trường hợp này, cách xử lý tình huống là bạn phải giữ cái đầu lạnh. Hay nói cụ thể hơn, bạn hãy tránh đả kích cá nhân bằng việc hướng sự giận giữ vào trong công việc hay những mối quan hệ tình cảm, bạn nên xử lý tình huống bằng cách đề nghị có cuộc họp riêng với người quản lý và đến với tinh thần sẵn sàng chứng minh mọi thứ. Xử lý tình huống một cách chuyên nghiệp là bạn tố cáo người khác khi đã nắm được đầy đủ chứng cứ, thay vì giải quyết bằng cảm tính.
4. Xử lý thế nào khi đồng nghiệp nghĩ bạn nói xấu họ?
Vậy khi bạn bị đồng nghiệp của mình dán cho danh là “nói xấu sau lưng” họ với người khác thì sao? Nếu bạn không nói thì hoàn toàn có thể phủ nhận, nhưng quả thực bạn đã nhận xét đồng nghiệp của mình, thì cách xử lý tình huống hay nhất là hãy thẳng thắn nói lý do tại sao bạn làm vậy trên tinh thần xây dựng và góp ý. Việc bày tỏ quan điểm cá nhân “sau lưng” đồng nghiệp nơi công sở là điều vẫn chấp nhận được, vậy nên, dù mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp có rạn nứt, thì cũng đừng ngại ngần dành cho đối phương những lời khuyên chân thành nhất trong công việc.
5. Làm gì khi có đồng nghiệp tỏ tình?
Có đồng nghiệp tỏ tình nhau nơi công sở không phải là không được xảy ra, nhưng có rất nhiều công ty đã quy định nhân viên không được hẹn hò với nhau. Vì vậy, khi bạn quyết định bắt đầu một mối quan hệ thì hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đồng ý. Tác động tiêu cực của việc này có thể gây cho bạn một số phiền phức như: Khả năng tập trung kém, xảy ra tình trạng thiên vị, bao che lỗi lầm, … Vậy nên, nếu thực sự bạn không có tình cảm với đối phương thì cách xử lý tình huống là bạn hãy giải quyết dứt điểm, rõ ràng để họ hiểu, tránh dẫn đến việc đối phương hiểu lầm bạn.
Bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi đồng ý lời tỏ tình từ đồng nghiệp
6. Bạn trễ deadline?
Trước 2 ngày là đến hạn nộp dự án nhưng bạn nhận thấy mình khó có thể hoàn thành kịp deadline, một hướng xử lý tình huống tinh tế cho bạn không phải là đến hạn nộp dự án bạn mới giải thích nhiều lý do khác nhau với cấp trên, như cách mà nhân viên công sở thường làm. Nếu xử lý tình huống như vậy, sếp của bạn chắc chắn sẽ không chấp nhận những lý do đó, hơn nữa, bạn sẽ bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp, không có trách nhiệm trong công việc. Vậy cách xử lý tình huống là trước 1 ngày đến deadline bạn hãy trình bày với cấp trên những giải pháp để hoàn thành công việc. Bạn có thể trao đổi như “Tôi thực sự xin lỗi về sự chậm trễ của mình, nhưng để đảm bảo độ hoàn mỹ của dự án tôi cần thêm 1 ngày nữa. Tôi sẽ làm …” và sau đó, hãy hoàn thành tất cả những gì bạn hứa.
7. Góp ý cho cấp dưới về trang phục
Nhân viên là bộ mặt của công ty, vì vậy, trong thời điểm kinh tế sụt giảm mạnh gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp như hiện nay, việc các công ty bảo vệ hình ảnh, thương hiệu của mình là điều dễ hiểu. Nhân viên chọn trang phục luộm thuộm, không phù hợp sẽ khiến khách hàng, đối tác có cái nhìn lệch lạc về công ty. Do đó, cách xử lý tình huống là bạn hãy trực tiếp hẹn gặp và thẳng thắn nói cho cấp dưới của mình hiểu ra vấn đề khi họ chọn trang phục thiếu chuyên nghiệp. Bạn có thể nêu ra các điểm chưa được trong cách ăn mặc của họ và gợi ý thay đổi.
II. 10 nguyên tắc vàng trong ứng xử công sở
1. Học cách ứng xử với cấp trên
Khi phải trực tiếp đối diện với cấp trên, xử lý tình huống chuyên nghiệp là bạn nên biết giữ thái độ bình tĩnh và tự tin để trình bày quan điểm của mình. Khi xảy ra bất đồng về những kế hoạch, định hướng trong công việc bạn hãy vận dụng kỹ năng xử lý tình huống của mình để góp ý cho sếp. Tránh để xảy ra bất hòa, tranh cãi giữa bạn với cấp trên khi ý kiến của bạn không được chấp thuận, điều này sẽ là thay đổi cái nhìn của sếp và các đồng nghiệp về bạn.
2. Xây dựng quan hệ với cấp dưới
Nhân viên cấp dưới chính là “cánh tay trái” của bạn, cùng cộng sự và hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao phó. Vậy nên, việc tạo cho họ một không gian hào hứng, tinh thần thoải mái giúp họ có nguồn năng lượng tràn đầy là điều rất quan trọng để nâng cao hiệu quả làm việc. Xử lý tình huống là bạn nên thường xuyên động viên, quan tâm và truyền cảm hứng cho họ, tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn và cấp dưới. Tránh việc quát tháo, la mắng, tuy nhiên, bạn cũng cần nghiêm khắc để nhân viên cấp dưới hoàn thành công việc đúng hạn.
Tạo mối quan hệ tốt đẹp với cấp dưới sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả làm việc của cả nhóm
3. Tôn trọng đồng nghiệp của bạn
Đồng nghiệp là những người mà bạn hàng ngày tiếp xúc và cùng nhau hợp tác hoàn thành dự án của công ty. Vậy nên, việc thiết lập quan hệ ấy trên cơ sở phát triển và tôn trọng lẫn nhau là điều cần thiết. Tránh việc coi “mình giỏi hơn đồng nghiệp”, cách xử lý tình huống này sẽ khiến bạn không tìm được tiếng nói chung với họ. Tuy nhiên, bạn không nên quá tự ti, tự hạ thấp trình độ của mình so với đồng nghiệp, việc này có thể dẫn đến việc bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi, giảm chất lượng công việc.
4. Chủ động trong mọi công việc
Đừng biến mình thành “Robot làm việc”, ai giao gì làm nấy, mà bạn cần biết chủ động nhận việc cho mình. Bạn nên hiểu rõ những gì mình đang làm, để lập kế hoạch làm việc cụ thể. Cách xử lý tình huống thông minh là bạn hãy tự đặt ra cho mình những mục tiêu vào đầu tuần, sau đó, đến cuối tuần thì thống kê lại những điều làm được và chưa làm được, để tự động điều chỉnh cho phù hợp.
5. Học cách từ chối những đề nghị vượt ngoài chuyên môn
Một ngày bạn chỉ có 8 tiếng để làm việc nơi công sở, vì vậy, đừng cố “tham” việc, mang chúng về nhà làm để tránh những áp lực không cần thiết. Bạn không nên nhận quá nhiều lời nhờ hay giúp đỡ từ các đồng nghiệp nếu cảm thấy bản thân không phù hợp làm công việc đó. Cách xử lý tính huống là bạn nên học cách từ chối tế nhị nhất.
6. Hạn chế “tán gẫu” quá nhiều trong giờ làm việc
Đừng để bản thân trở thành người “buôn chuyện” nơi công sở, làm như vậy sẽ khiến bạn mất điểm với cấp trên và gây khó chịu cho đồng nghiệp. Hãy xử lý tình huống bằng việc trò chuyện khi cần thiết, không nên quá lạm dụng để “tán gẫu” trong khi giao tiếp, bạn hãy nói đúng chỗ và đúng thời điểm.
7. Đừng khoe khoang tiền thưởng
Hiện nay, để đảm bảo tính khách quan và công bằng, các công ty thường có chế độ lương bổng và những khoản tiền thưởng khác nhau, ứng với năng lực của từng nhân viên. Việc bạn khoe khoang lương hay khoản tiền thưởng với đồng nghiệp là cách xử lý tình huống không hoàn hảo, thiếu tế nhị, điều này có thể khiến bạn bị xa lánh và trở nên cô lập với mọi người.
8. “Nói xấu” đồng nghiệp
Đây là điều rất tối kỵ ở bất kỳ công ty, chẳng có gì hay ho khi bạn lại là người hết “nói xấu” người này lại chê bai người khác cả. Thay vì hành động như vậy, khi bạn không đồng tình với cấp trên hay đồng nghiệp, bạn nên chọn xử lý tình huống bằng cách nói thẳng thắn, tế nhị để góp ý với họ. Chính lời khuyên chân thành, sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn họ sẽ hiểu và thay đổi.
9. Làm việc hết sức, chơi hết mình
Bạn ngày nào cũng dành hết tâm huyết, sức lực và thời gian vào công việc ở công sở, đến khi đạt được những thành quả nhất định, có một chuyến đi chơi cùng với đồng nghiệp của mình để “xả stress” là một sự lựa chọn không tồi. Bạn nên tham gia vào tất cả hoạt động do công đoàn công ty mình tổ chức, ở đây, bạn sẽ cảm thấy tinh thần được thư giãn cũng như có cơ hội để hiểu thêm về đồng nghiệp của mình.
10. Cẩn trọng với những lời hứa
Trong cuộc sống hàng ngày cũng như với “dân công sở” giữ chữ tín luôn là điều rất quan trọng. Sẽ chẳng ai tin một người hứa thật nhiều nhưng cũng thất hứa thật nhiều. Đồng nghiệp sẽ nhìn bạn như người vô trách nhiệm, cấp trên sẽ thấy cảnh giác bạn mỗi khi giao cho bạn một dự án nào đó. Vì vậy, để điều này không xảy ra cách xử lý tình huống là khi đưa ra một cam kết nào, trước tiên bạn hãy chắc chắn là sẽ thực hiện được chúng.
Luôn giữ lời hứa sẽ giúp bạn nhận được thiện cảm đến từ cấp trên và đồng nghiệp
III. Kết luận
Trên đây, 123job đã chia sẻ cho bạn những cách xử lý tình huống khéo léo, tinh tế nhất nơi công sở và cả những nguyên tắc “vàng” mà bạn cần biết trước khi trở thành nhân viên công sở chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin thực sự giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công!
Xem thêm:
Kỹ năng giải quyết vấn đề - Phương pháp tư duy và cách giải quyết hiệu quả
Bật mí các kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả giúp nâng cao chất lượng công việc
Kỹ năng sống - Chìa khóa thành công trong cuộc sống