Kỹ năng sống sự phối hợp của nhiều kỹ năng mềm và kiến thức sống. Vậy có những kỹ năng sống nào? Bài viết này 123job.vn sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về kỹ năng sống cho mọi lứa tuổi khác nhau.

Kỹ năng sống là vấn đề được nhiều phụ huynh cũng như các nhà trường quan tâm. Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ từ khi còn nhỏ là điều rất cần thiết để trẻ có thể tự mình giải quyết các vấn đề mà không xảy ra những hậu quả không tốt. 

I. Kỹ năng sống là gì?

kỹ năng sống cho trẻ là gì?

Kỹ năng sống là gì?

Kỹ năng sống là sự phối hợp của nhiều kỹ năng mềm cùng kiến thức về của sống để xử lý các vấn đề gặp phải một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.  Kỹ năng sống là kết quả của một quá trình xây dựng thông tin, trải nghiệm cả về phương diện cá nhân và xã  hội, giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều hơn, có nhiều hiểu biết hơn trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một điều cần thiết và vô cùng quan trọng mà các bậc phụ huynh cần lưu tâm. 

II. Các kỹ năng sống cần thiết mà bạn chưa được dạy 

1. Biết cách nói từ chối nhẹ nhàng, tinh tế

Trong cuộc sống đôi khi chúng ta sẽ gặp phải những vấn đề không hay, không thích, vậy chúng ta phải từ chối ra sao để người nghe không thấy buồn, tổn thương. Kỹ năng từ chối nhẹ nhàng, tinh tế là cách từ chối lịch sự mà chúng ta cần dạy cho trẻ từ khi còn nhỏ. Bạn hãy hướng dẫn trẻ cách từ chối nhận đồ của người lạ bằng một câu cảm ơn như “cháu cảm ơn cô chú đã cho cháu quà nhưng bố mẹ cháu dặn không nên nhận quà của người lạ khi chưa được bố mẹ cho phép ạ”.

2. Chấp nhận lời từ chối

Xuất phát từ việc yêu bản thân, luôn muốn mình là nhất nên con người luôn có xu hướng thích được người khác đồng tình, không chấp nhận hoặc dễ bị tổn thương nếu người khác từ chối, sợ bị từ chối. Nhưng hãy hiểu sự từ chối ở đây không phải sự phủ nhận bạn mà đó là sự góp ý cho những lỗi sai của bạn, hoặc có thể bạn chưa thực sự phù hợp với những gì họ mong đợi. Việc tốt nhất là bạn nên vui vẻ chấp nhận lời từ chối đó, tìm hiểu lí do vì sao bạn lại bị từ chối, từ đó khắc phục những điểm còn yếu kém của mình để ngày càng hoàn thiện hơn. Học kỹ năng sống về cách chấp nhận lời từ chối của người khác là một trong những kĩ năng sống quan trọng.

3. Biết mình muốn gì

Khi còn nhỏ chúng ta rất mơ mộng, chúng ta mong muốn những ước mơ như trong phim, nhưng đến khi đi học, hoặc với mỗi lứa tuổi chúng ta lại nhận ra cuộc sống hiện thực cần những ước mơ có tính định hướng. Việc bạn biết mình muốn gì, thích gì sẽ giúp bạn có một mục tiêu rõ ràng, từ đó đi theo kế hoạch để đạt được mục tiêu đó.

4. Lắng nghe cảm xúc, lời từ trái tim mình

Mỗi người chúng ta đều có một trái tim, một tâm hồn khác nhau, đôi khi lí trí chưa chắc đã đúng hoàn toàn chính vì vậy việc lắng nghe cảm xúc, lời từ trái tim mình cũng rất quan trọng. Hãy lắng nghe con tim mình, tìm hiểu về nó cũng là tìm hiểu về chính con người mình. Bố mẹ cũng cần dạy kỹ năng sống cho trẻ về cách lắng nghe cảm xúc, lời từ trái tim mình, không nên áp đặt ý kiến cá nhân của mình cho con.

5. Luôn ưu tiên niềm đam mê của bản thân

Đôi khi cuộc sống khiến chúng ta quá thực dụng, làm việc để đầy đủ về vật chất nhưng công việc chúng ta đang làm lại không mang lại niềm vui cho chúng ta. Vì vậy hãy ưu tiên niềm đam mê của bản thân, chỉ có niềm đam mê mới mang đến cho bạn động lực để làm việc, cảm hứng sáng tạo mà không hề thấy chán nản, mệt mỏi.

6. Đặt bản thân lên hàng đầu

“Love self first” - chỉ có yêu bản thân mình bạn mới có thể yêu được người khác. Ở đây không nói đến việc ích kỷ chỉ biết nghĩ riêng mình, đây là sự chăm sóc, quan tâm để bản thân mình. Hãy ưu tiên những sở thích, niềm đam mê của bạn và thực hiện, đừng vì sự áp đặt của cha mẹ hay xã hội khiến bạn phải làm những việc bạn không thích. Cùng với đó, bạn phải không ngừng phát triển và hoàn thiện bản thân mình để đóng góp công sức cho đất nước, xã hội.

7. Biết cách từ bỏ

Mỗi chúng ta đều có những mục tiêu để theo đuổi, kiên trì theo đuổi nó nhưng đôi khi chúng ta đang đi sai hướng. Vậy chúng ta phải biết cách dừng lại đúng lúc, lựa chọn con đường khác, biết cách buông bỏ cái cũ để phát triển hơn trong đường hướng mới. Nếu cứ mãi nuối tiếc quá khứ thì bạn không thể tốt hơn được. 

8. Biết ơn những gì bản thân đang có ở hiện tại

Để cuộc đời vui tươi hơn thì bạn cần có những suy nghĩ tích cực. Mỗi chúng ta đang hằng ngày làm việc, cống hiến công sức cho xã hội, đừng quên những sự nỗ lực này của bản thân. Biết ơn những gì bản thân đang có ở hiện tại và không ngừng phát triển trong tương lai là điều tốt nhất bạn đang vươn tới. Kỹ năng sống này không chỉ cần được giáo dục mà bạn còn cần phải tự nhận ra trong chính cuộc sống của mình.

9. Yêu cầu giúp đỡ

Có những việc bạn có thể tự mình làm được nhưng có những việc bạn cần đến sự giúp đỡ của người khác, có khi là rất nhiều người. Chính vì vậy đừng ngần ngại yêu cầu người khác giúp đỡ mình, hãy lịch sự nhờ vả và đương nhiên bạn cũng có thể giúp đỡ những người khác nếu họ cần. 

10. Học cách nhận quà văn minh

Chúng ta được nhận quà vào dịp sinh nhật hay ngày lễ, chúng ta được nhận tiền lì xì khi tết đến, hay chúng ta được nhận những món ăn ngon từ người phục vụ… mỗi lần nhận này bạn đừng quên lời cảm ơn, có thể thứ bạn nhận được không có giá trị quá to lớn, nhưng lời cảm ơn sẽ khiến người đối diện bạn vui hơn, và bạn cũng trở thành một người lịch sự hơn. Đây là một trong những kỹ năng sống mà cha mẹ nên dạy con từ khi còn nhỏ.

III. Kỹ năng sống cho trẻ 

giáo dục kỹ năng sống cho trẻGiáo dục kĩ năng sống cho trẻ

1. Vì sao phải dạy kỹ năng sống cho trẻ?

Việc cung cấp các kiến thức, tri thức trên sách vở là điều quan trọng nhưng bạn không thể không giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, kỹ năng làm việc. Đây là những kỹ năng giúp trẻ hoàn thiện hơn về cả kiến thức lý thuyết lẫn những kỹ năng trong cuộc sống. Giúp trẻ hình thành tính cách, ứng xử, văn hóa khi giao tiếp. Giúp trẻ hoạt bát, năng nổ và giải quyết các vấn đề nhanh chóng và hiệu quả.

2. Dạy trẻ cách tự tin trước đám đông

Ngay cả đối với người lớn cũng luôn cần rèn luyện sự tự tin, đặc biệt khi đứng trước đám đông để thể hiện cái “tôi”, thể hiện ý kiến, quan điểm của mình. Việc giáo dục cho trẻ kỹ năng tự tin thuyết trình trước đám đông ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp cho trẻ dễ hòa đồng với mọi người, khả năng tiếp thu nhanh hơn, không ngần ngại khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống.

3. Dạy con kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng sống quan trọng mà mỗi người cần có. Kỹ năng giao tiếp hình thành từ lúc chúng ta còn nhỏ, sử dụng chân tay để kí hiệu cho mẹ cha hiểu, cho đến khi biết nói, biết bày tỏ ý kiến của mình. Hãy cho trẻ tiếp xúc trong môi trường thoải mái, hòa đồng, để con có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp một cách tốt nhất.

4. Dạy kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ em

Cuộc sống của chúng ta không thể thiếu đi những người bạn, những người đồng nghiệp hay những người thân xung quanh. Việc chúng ta có thể trao đổi, cùng nhau làm việc một cách hòa thuận, đoàn kết là không hề dễ dàng. Chính vì vậy chúng ta phải dạy kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ từ khi còn nhỏ để con biết cách nhún nhường, chơi cùng các bạn, học tập cùng các bạn một cách tốt nhất.

5. Dạy con giá trị của lao động

Rất nhiều phụ huynh có ý nghĩ sai lầm khi chỉ cần con ngoan, chăm chỉ học hành, ngoài ra vấn đề về kinh tế bố mẹ sẽ lo và chiều chuộng con hết mức. Đây là một thói quen xấu khiến cho trẻ ỉ lại, lệ thuộc vào cha mẹ, không biết quý trọng những thứ mình đang có. Dạy con giá trị của lao động là cách giáo dục kỹ năng sống hiện đại được nhiều cha mẹ áp dụng.

6. Dạy con cách kiếm tiền và tiêu tiền

Hãy tập cho bé biết cách tiêu tiền sao cho hiệu quả, tiết kiệm, khi con đã đủ tuổi hiểu biết về giá trị của tiền, hãy dạy con biết cách kiếm tiền từ những công việc nhỏ như thu gom giấy, rác thải có thể đem bán sắt vụn, bán những món đồ chơi cũ, sách cũ vẫn có thể dùng được…

7. Dạy con biết cách tự bảo vệ bản thân

bé rèn luyện kĩ năng sốngKỹ năng bảo vệ bản thân

Trong tình hình xã hội ngày càng phức tạp hiện nay, việc giáo dục con biết cách tự bảo vệ bản thân là một điều vô cùng quan trọng. Thay vì nghiêm cấm các con tiếp xúc với các mối nguy hại thì hãy giáo dục các con biết cách phòng tránh, tự bảo vệ bản thân hoặc nhờ người khác giúp đỡ khi nguy cấp. Dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân giúp trẻ có phản xạ nhanh, bình tĩnh trước những mối nguy hiểm đang đe dọa và biết cách giải quyết vấn đề.

8. Dạy con kỹ năng để chuẩn bị vào lớp 1

Lớp 1 sẽ là ngưỡng cửa mới trong cuộc đời của trẻ, việc chuyển giao môi trường học tập, bạn bè, thầy cô chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của trẻ. Chính vì vậy cha mẹ là người cần hướng dẫn, trò chuyện cùng các con, giới thiệu môi trường mới, nhiều điều thú vị mới con sẽ được khám phá, những người bạn mới để kết thân, các thầy cô giáo mới sẽ dạy nhiều điều hay cho con. Đưa đến cho trẻ những tò mò, thắc mắc về môi trường mới sẽ khiến trẻ thích thú hơn. Đây là một trong những kỹ năng sống tiểu học mà các bé cần chuẩn bị.

IV. Kỹ năng sống cần thiết cho học sinh phổ thông 

kỹ năng tự phục vụ bản thânKỹ năng tự phục vụ bản thân

1. Kỹ năng tự phục vụ bản thân 

Với độ tuổi này, học sinh phổ thông đã có những hiểu biết cơ bàn và có thể làm được những thứ đơn giản một cách tự lập. Đây là độ tuổi bạn nên giáo dục con không chỉ học tập mà còn biết phụ giúp cha mẹ, ông bà việc nhà, làm việc vệ sinh cá nhân, làm việc lao động với các bạn trên lớp… Kỹ năng tự phục vụ bản thân này sẽ giúp các con biết tự chăm sóc cho bản thân, giữ gìn sức khỏe, tự biết cách xử lý những vấn đề nhỏ. Đây cũng là cách thúc đẩy sự phát triển, khôn lớn toàn diện của trẻ.  

2. Kỹ năng xác định được mục tiêu cuộc đời

Hãy dạy trẻ biết cách đặt những mục tiêu khác nhau từ mục tiêu ngắn hạn đến mục tiêu dài hạn, đưa ra những mục tiêu và kết quả dự định sẽ đạt được giúp cho trẻ có thêm động lực để hoàn thành tốt nó. Đây là độ tuổi quan trọng quyết định đường hướng tương lai của trẻ. Các bước thực hiện mục tiêu:

Bước 1: Xác định mục tiêu khái quát - mục tiêu cụ thể: trả lời câu hỏi “ Để làm gì”
Bước 2: Lập kế  hoạch thực hiện mục tiêu: Cần trả lời các câu hỏi sau đây:

  • Để đạt được mục tiêu cần phải làm những việc gì? Việc gì làm trước, việc gì làm sau?
  • Từng việc được thực hiện như thế nào? Trong thời gian bao lâu?
  • Có những cách nào để thực hiện? Điều kiện cần và đủ là gì?
  • Khó khăn nào có thể gặp phải? Nếu khó khăn đó xảy ra thì có cách nào để giải quyết?
  • Kết quả cần đạt được là gì?

Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch
Bước 4: Đánh giá, rút kinh nghiệm

Muốn mục tiêu thành công, cần chú ý các yêu cầu sau:

  • Mục tiêu phải được thực hiện bằng ngôn từ cụ thể, khi viết mục tiêu tránh sử dụng từ chung chung
  • Mục tiêu có thể lượng hóa để giúp đánh giá hiệu quả
  • Mục tiêu có tính vừa sức, lần đầu  tiên nên đặt mục tiêu nhỏ để dễ đạt được, tạo cảm xúc tích cực cho những lần sau.
  • Khi xác định mục tiêu cần đưa ra các biện pháp cụ thể để đạt mục tiêu
  • Xác định rõ thuận lợi, khó khăn, những địa chỉ cụ thể cần sự trợ giúp khi cần thiết.
  • Chia nhỏ mục tiêu theo mốc thời gian thực hiện.

3. Kỹ năng quản lý thời gian 

Cũng giống như đi học cần thời khóa biểu để sắp xếp các môn học, thời gian học phù hợp thì mỗi người cũng cần có thời gian biểu để liệt kê những việc cần làm trong một ngày, một tuần, một tháng. Việc giáo dục trẻ kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp trẻ có thói quen khoa học, biết cách sắp xếp công việc giữa học và chơi hiệu quả, giúp trẻ đạt được những mục tiêu ngắn hạn tốt hơn. Dưới đây bước để rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả:

  • Xác định mục tiêu: đưa ra mục tiêu cụ thể những việc cần làm, lịch trình thời gian làm, kết quả mong muốn đạt được.
  • Liệt kê các việc phải làm: viết ra những công việc đã, đang và sẽ cần làm để sắp xếp một cách hợp lý.
  • Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên: xem công việc nào quan trọng hơn, cần làm trước thì sẽ làm trước, những công việc chưa bắt buộc phải hoàn thành ngay sẽ làm sau.
  • Từ bỏ thói quen xấu: viết ra những thói quen xấu bạn cần phải từ bỏ vì nó cản trở bạn, phá hủy sự thành công của bạn, hãy thực hiện từ bỏ thói quen xấu bằng những thói quen tốt.
  • Tổng kết và đánh giá: Sau khi bạn đã thực hiện kế hoạch sắp xếp thời gian, hãy đánh giá phần trăm công việc bạn hoàn thành, hiệu quả về mặt thời gian, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.

4. Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc bản thân

Con người không phải lúc nào chúng ta cũng có thể vui vẻ, thoải mái, sẽ có lúc chúng ta buồn, nóng giận, không kiềm chế được bản thân mà có thể làm tổn thương người khác. Chính vì vậy hãy dạy trẻ biết cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân, điều chỉnh được cảm xúc chúng ta sẽ điều chỉnh được hành vi, lời nói không tốt trong hoàn cảnh đó. 

Dưới đây là 5 cách giúp bạn điều chỉnh được cảm xúc của bản thân mình:

  • Học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân bằng việc điều chỉnh các hành động của cơ thể: Những lúc tâm trạng không vui hoặc khi bạn trở nên tức giận hãy bình tĩnh,thả lỏng người, hít thở thật sâu và đều để làm dịu tâm trạng, cùng với đó là lựa chọn tư thế đứng hoặc ngồi để cơ thể thoải mái nhất.
  • Học cách kiểm soát cảm xúc bằng trí tuệ: Đây là sự suy nghĩ kỹ trước khi bày tỏ cảm xúc của mình. Luôn nhìn mọi thứ bằng con mắt và suy nghĩ tích cực để bạn có thể dễ dàng khắc phục được những khó khăn mà không hề chán nản, gục ngã.
  • Cách điều khiển cảm xúc bằng sử dụng ngôn từ: Đừng suốt ngày than vãn ỉ ôi về những khó khăn mình gặp phải, nó sẽ khiến tâm trạng bạn càng thêm tệ và khiến bạn lùi bước. Hãy tự yêu lấy bản thân mình bằng cách tự động viên, đưa ra những câu nói, khẩu hiệu khích lệ bản thân như: “mình sẽ làm được”, “mình đã làm tốt”...
  • Kiểm soát cảm xúc bằng cách rèn luyện sự tự tin: Nghe có vẻ lạ lùng nhưng nó khác đúng đấy. Kiểm soát cảm xúc bằng sự tự tin là bạn dùng lí trí để quyết định cảm xúc nên vui, buồn, tức giận như thế nào, tự tin vào bản thân là việc bản có thể kiềm chế hoặc bày tỏ một cách vừa phải thái độ của mình với người khác mà không làm họ tổn thương.
  • Kiểm soát cảm xúc tiêu cực: Đây là một vấn đề khá khó để giải quyết vì bạn cần dung hòa được cảm xúc của mình, kiềm chế những cảm xúc tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực hơn. Việc kiềm chế cảm xúc tiêu cực này là việc bạn phải nhận thức rõ về lỗi sai của mình, không đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác, không so đo thiệt hơn, và cuối cùng là sử dụng những lời khen để trấn áp cơn tức giận.

5. Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân

Yêu bản thân mình là điều tốt nhưng hãy nhận thức đúng đắn về bản thân, tự đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để hoàn thiện hơn. Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân sẽ giúp bạn tự tin phát huy những điểm mạnh, đồng thời hạn chế, khắc phục những mặt chưa tốt để ngày càng tốt hơn. Đặc biệt với những bạn học sinh phổ thông, việc nhận thức, đánh giá đúng về bản thân sẽ giúp tránh đi sai đường hướng, chọn sai trường, sai ngành học, dễ sa đọa vào các thú vui tiêu cực khác. Đây là một trong những điều quan trọng mà phụ huynh cần giáo dục kỹ năng sống cho các con của mình. 

6. Kỹ năng ứng xử, giao tiếp

Ở độ tuổi này trẻ đã biết cách xưng hô theo tuổi, cấp bậc rồi nên hãy dạy trẻ thêm về cách ứng xử, giao tiếp sao cho khôn khéo. Việc suy nghĩ kĩ trước khi nói là điều vô cùng quan trọng, vì lời đã nói không thể rút lại được, người đã nghe có thể sẽ bị tổn thương dù đó là lời nói vô tình. Dạy trẻ cách nói chuyện lịch sự, ngắn gọn, dễ hiểu, tránh hỏi vào vấn đề riêng tư, nhạy cảm, không nên nói mỉa, nói nhại gây cảm giác khó chịu cho những người xung quanh. Đồng thời hãy nói chuyện bằng tình cảm chân thành, tự nhiên, không nên im lặng, không trả lời người khác, không nói dối người khác.

7. Kỹ năng chia sẻ hợp tác với mọi người xung quanh

Kỹ năng chia sẻKỹ năng chia sẻ

Từ nhỏ chúng ta đã được cha mẹ dạy cách chia sẻ đồ chơi với các bạn, dạy cách làm việc nhà phụ giúp cha mẹ… Với học sinh phổ thông thì việc chia sẻ hợp tác còn là cùng nhau học tập, phát triển bản thân, hợp tác với những người xung quanh để làm việc hiệu quả hơn, chất lượng tốt hơn và hoàn thành nhanh hơn. Đồng thời phụ huynh cũng luôn cần làm tấm gương để trẻ học tập, noi theo. Không ngừng làm bạn và trò chuyện với trẻ là cách tốt nhất để giáo dục và hiểu con mình.

8. Kỹ năng tự tin trước đám đông

Kỹ năng tự tin trước đám đông vô cùng quan trọng, bạn có thể được tập luyện kỹ năng này từ nhỏ như trình diễn một bài hát trước gia đình, thầy cô, bạn bè. Có thể là phát biểu ý kiến xây dựng bài trên lớp. Tốt hơn nữa là bạn thuyết trình về ý kiến của bản thân về một vấn đề bạn quan tâm. Đây là những cơ hội để bạn rèn luyện kỹ năng tự tin trước đám đông một cách tốt nhất vì sẽ chẳng ai chê cười bạn đâu. Hãy luôn động viên, khích lệ con trẻ để chúng tự tin làm điều mình muốn. 

Dưới đây là bí quyết để có thể tự tin trước đám đông:

  • Nắm bắt mọi cơ hội để được bày tỏ ý kiến của bản thân
  • Chuẩn bị sớm và kỹ lưỡng cả về tinh thần lẫn nội dung trình bày
  • Thư giãn và thả lỏng cơ thể để thoải mái trình bày cho người nghe hiểu và bị thuyết phục.
  • Luôn chủ động tâm lý trước tình huống bất ngờ và xử lý nhanh chóng
  • Gạt bỏ mọi nỗi sợ hãi, lo lắng, tự ti về bản thân

9. Kỹ năng đối diện với khó khăn trong cuộc sống

Có những lúc mọi việc sẽ không diễn ra như mình mong đợi, sẽ có khoảng thời gian khó khăn ập đến mà bạn không thể nhờ ai giúp. Lúc này chỉ có khả năng đối diện với khó khăn, tự tìm cách giải quyết ở nơi bạn thôi. Chính vì vậy rèn luyện cho trẻ khả năng đối diện và xử lý những khó khăn một cách can đảm, bình tĩnh, tích cực nhất sẽ giúp trẻ không hoảng loạn, lo sợ và mất phương hướng. 

Dưới đây là 7 thái độ cần có khi đối diện với khó khăn:

  • Can đảm để đối mặt với tất cả các loại khó khăn
  • Nắm bắt được cốt lõi của từng vấn đề để giải quyết
  • Đối mặt và chấp nhận thử thách trong cuộc sống
  • Suy nghĩ tích cực để đối mặt với những khó khăn mà mình gặp phải
  • Dám thay đổi bản thân, chấp nhận khó khăn, đương đầu với khó khăn để trải nghiệm nhiều hơn.
  • Không ngừng cố gắng hoàn thiện bản thân
  • Kiên trì đối mặt giải quyết khó khăn

10. Kỹ năng đánh giá người khác

Chúng ta thường hay dựa vào cảm quan của ấn tượng ban đầu mà đánh giá người khác, đó là một thói quen xấu cần khắc phục. Việc bạn đánh giá người khác qua lần đầu là sự một chiều, phiến diện, không đủ căn cứ. Dưới đây là 3 cách cơ bản để đánh giá người khác:

  • Đánh giá từ nhiều khía cạnh và những hoàn cảnh khác nhau: Con người thường thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh khác nhau mà có những ứng xử khác nhau. Nếu bạn muốn đánh giá họ một cách chính xác nhất, hãy quan sát trên nhiều khía cạnh, cách cư xử của họ trong các hoàn cảnh khác nhau để thấy được nét tính cách và con người họ ra sao.
  • Nhìn vào tổng thể nhân cách của một người: nhân cách của con người được bộc lộ trên nhiều phương diện và hoàn cảnh khác nhau. Việc bạn dành thời gian tìm hiểu họ để biết được nhân cách của họ ra sao là một điều cần thiết nếu bạn muốn duy trì mối quan hệ.
  • Nắm được quá khứ của người đó: Không phải việc tìm hiểu quá khứ của người khác là tọc mạch, xấu tính, chúng ta nên nhìn nhận con người cả trong quá khứ và hiện tại, để xem họ thay đổi ra sao, họ có tốt không để chúng ta có thể tin tưởng và duy trì mối quan hệ. Đây cũng là sự đánh giá khách quan về một người khác. 

V. Kết luận 

Trên đây là những thông tin liên quan đến kỹ năng sống, cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ với các lứa tuổi khác nhau như kỹ năng sống tiểu học, kỹ năng sống cho trẻ mầm non... Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn giáo dục và hoàn thiện trẻ một cách tốt nhất.