Thị trường bất động sản Việt Nam luôn sôi nổi và đầy biến động. Một trong những nhân tố chính đóng góp vào sự phát triển của thị trường chính là môi giới bất động sản. Hãy cùng 123job.vn tìm hiểu môi giới bất động sản là ai mà lại có vai trò lớn như vậy?

I. Môi giới là gì?

Môi giới là trung gian giữa người bán và người mua, được người bán hoặc người mua ủy thác tiến hành bán hoặc mua hàng hóa và dịch vụ. Hoạt động môi giới bao gồm việc tìm kiếm khách hàng, tổ chức cho các bên tiếp xúc, đàm phán và ký kết hợp đồng. Trong thương mại, người môi giới không được đứng tên của chính mình mà đứng tên người ủy thác, không chịu trách nhiệm cá nhân trước người ủy thác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng. Người môi giới không tham gia vào việc ký kếtvà thực hiện hợp đồng, trừ khi được ủy quyền.

Môi giới là gì?

Môi giới là gì?

 

Xem thêm website đăng tin bát động sản miễn phí tại việt nam

II. Môi giới bất động sản là gì?

Bạn đã từng nghe đến cụm từ “cò đất” hoặc “cò bất động sản” chưa? Vậy “môi giới bất động sản” có phải là “cò đất”không? Câu trả lời là không!
Môi giới bất động sản là người có chứng chỉ hành nghề hoặc kiến thức trong mua bán bất động sản, hỗ trợ người bán, người mua về các thủ tục mua bán bất động sản và thuộc những công ty địa ốc có quy chế rõ ràng. Môi giới bất động sản còn tư vấn, tiếp thị tới những khách hàng có nhu cầu mua bán bất động sản. Khác với môi giới bất động sản dùng kiến thức và tầm nhìn để đánh giá về thị trường, đưa ra những tư vấn hữu ích cho khách hàng, “cò đất” chỉ là người đứng ra làm trung gian giới thiệu, dùng các mánh khóe để làm ăn và hoạt động trôi nổi theo “quy luật ngầm” của ngành bất động sản.

Môi giới bất động sản là gì?

Môi giới bất động sản là gì?

III. Nghề môi giới bất động sản

Nhân viên môi giới bất động sản là một nghề rất quan trọng, góp phần khiến cho các giao dịch nhà đất trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn. Với kiến thức và kĩ năng của mình, họ chính là người đưa ra những tư vấn phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của người mua, hoặc giúp đỡ người bán bán được tài sản ở mức giá cao. Nhân viên môi giới bất động sản còn là người hỗ trợ khách hàng xử lý về mặt thủ tục, giấy tờ giao dịch nhà đất hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn.

Công việc hằng ngày của một nhân viên môi giới bất động sản bao gồm:

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho công ty bằng cách tạo dựng và mở rộng các mối quan hệ xã hội, tham gia những buổi hội thảo về kinh doanh bất động sản, tiếp cận khách hàng qua điện thoại, email, hay các trang mạng xã hội...

Cung cấp thông tin về các dự án, các chương trình khuyến mãi, đưa ra lời khuyên phù hợp với nhu cầu và ngân sách của khách hàng muốn mua hoặc giúp khách hàng muốn bán bán được nhà với mức giá cao.

Hỗ trợ khách hàng về các thủ tục giao dịch nhà đất

Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng để tạo ra tập khách hàng trung thành

Đưa ra các chiến lược phát triển cho công ty.

Nghề môi giới bất động sản

Nghề môi giới bất động sản

IV. Quy trình môi giới bất động sản

1. Khai thác khách hàng tiềm năng

Càng nhiều khách hàng tiềm năng thì xác suất giao dịch thành công càng cao.
Lưu trữ dữ liệu thông tin khách hàng, phân tích phân khúc thị trường, lên kế hoạch khai thác và thường xuyên bổ sung vào danh sách khách hàng tiềm năng.

2. Tiếp nhận yêu cầu khách hàng

Đối với khách hàng gửi bán: Khách hàng là chính chủ hay trung gian, động cơ và thời gian yêu cầu, tìm hiểu về tính pháp lý của bất động sản, sản phẩm bất động sản cụ thể, giá trị (giá gốc và mức giá chênh lệch), mức độ rủi ro. 

Đối với khách hàng cần mua: Mục đích là an cư hay đầu tư, khả năng tài chính, mức độ quan tâm đến phong thủy, vị trí bất động sản quan tâm, loại hình, đặc điểm, giá trị và tính pháp lý của bất động sản.

3. Tư vấn

Ghi nhớ tâm lý chung của khách hàng: “Mua với mức giá thấp nhất và gửi bán với mức giá cao nhất”.

Đối với khách hàng gửi bán: Nên tư vấn về giá trị bất động sản. Thông thường, nhân viên môi giới bất động sản sẽ muốn mức giá không cao để dễ chào bán. Tuy nhiên, mọi chuyện đều có thể thương lượng và để giữ được mối quan hệ lâu dài với khách hàng thì bạn cần thể hiện khả năng bán được nhà nhanh nhất với mức giá cao nhất có thể.

Đối với khách hàng cần mua: Ngược lại với khách hàng gửi bán, nhân viên môi giới bất động sản sẽ muốn mức giá không thấp để dễ dàng tìm sản phẩm giới thiệu. Nên tư vấn về sản phẩm, nếu chất lượng đảm bảo thì mức giá cao một chút cũng là hợp lý và xứng đáng.

4. Tiếp thị

- Liên lạc với khách hàng trong cơ sở dữ liệu
- Rao bán trên hệ thống website của công ty, đăng tin lên các mạng xã hội
- Tiếp thị trực tiếp ở các sự kiện, buổi hội thảo về bất động sản
- Tận dụng các mối quan hệ xã hội để tìm kiếm khách hàng.

5. Thương lượng

- Tìm hiểu về sản phẩm, thông tin người bán và người mua, lựa chọn thời gian, hình thức tiếp xúc.
- Tiếp xúc thương lượng: Tạo bầu không khí thoải mái để lấy được niềm tin từ đối tác, tìm cách thăm dò nhu cầu của khách hàng.
- Thông báo thương lượng thành công:  Từ các bước đàm phán đưa đến quyết định cuối cùng

6. Thực hiện giao dịch

- Chuẩn bị tài liệu cần thiết cho buổi giao dịch
- Thái độ phục vụ nhiệt tình, cởi mở để xúc tiến giao dịch nhanh chóng
- Xem xét các giấy tờ pháp lý và giải đáp thỏa đáng các thắc mắc có liên quan, thông báo về đơn giá, tiền đặt cọc, tiến độ thanh toán

7. Kết thúc giao dịch

Theo dõi tiến trình thực hiện thỏa thuận: Liên lạc với người bán và người mua để theo dõi các thủ tục, thông báo cho các bên về thời gian thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng, có mặt để làm chứng trong mỗi lần thanh toán.

Thu phí và kết thúc giao dịch: Thu các loại phí cần thiết, giới thiệu thêm các dịch vụ của công ty, gửi quà tặng, thư cảm ơn và tìm hiểu thêm những nhu cầu mới của khách hàng, đánh giá mức độ hài lòng khi sử dụng dịch vụ của khách hàng.

8. Duy trì và chăm sóc khách hàng

Đảm bảo chất lượng về quy trình chăm sóc khách hàng, tăng sự chuyên nghiệp khi đạt hiệu quả tối ưu trong giao dịch.
Thường xuyên liên lạc để duy trì mối quan hệ thân thiết, xây dựng tập khách hàng trung thành.

Quy trình môi giới bất động sản

Quy trình môi giới bất động sản

V. Phí môi giới nhà đất

1. Phí thù lao

Phí thù lao là khoản phí mà khách hàng sẽ phải trả cho công ty môi giới chứng khoán dù cho bất kể kết quả giao dịch mua bán nào. Sau khi khách hàng đăng ký tại sàn giao dịch bất động sản, công ty bất động sản đó sẽ cử nhân viên đến tận nơi làm việc trực tiếp với khách hàng, ký hợp đồng dịch vụ và khảo sát tình hình thực tế của tài sản. 
Khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ của công ty môi giới bất động sản, mức phí thù lao có thể dao động từ 50.000 đến 550.000 đồng (tùy giá trị thực tế của tài sản). Khoản phí thù lao này không được hoàn trả và sẽ được trừ vào khoản tiền hoa hồng môi giới nếu như giao dịch thành công.

2. Phí hoa hồng

Khi ký kết hợp đồng, các bên sẽ thỏa thuận một khoản phí hoa hồng mà công ty môi giới bất động sản được hưởng. Khoản phí này được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm của giá trị tài sản thực tế hoặc tỷ lệ phần trăm giá trị chênh lệch giữa giá bán bất động sản và giá của người được môi giới đưa ra, thậm chí là một khoản tiền cụ thể mà các bên thỏa thuận. Pháp luật không can thiệp đến khoản phí này, tất cả đều là kết quả thương lượng giữa các bên.
Nhân viên kinh doanh bất động sản sẽ thu khoản phí này dựa trên thỏa thuận với khách hàng hoặc biểu giá mà công ty quy định. Hiện nay, mỗi một giao dịch mua/bán thành công sẽ được hưởng mức hoa hồng từ 1,2 đến 5% giá trị của bất động sản. Ai cũng biết rằng một hợp đồng bất động sản thường có giá trị lớn. Như vậy, nếu bán được một căn nhà có giá từ 1 đến 2 tỷ, nhân viên môi giới đã bỏ túi được vài chục triệu. Đây là một khoản tiền vô cùng hấp dẫn đối với những nhân viên trong nghề này. 
Để nhận được vài phần trăm giá trị hợp đồng này, nhân viên môi giới bất động sản phải đánh đổi bằng rất nhiều kiến thức, kĩ năng và cả bản lĩnh. Những nhà môi giới chuyên nghiệp cũng khẳng định rằng, để được hưởng khoản hoa hồng này là điều hoàn toàn không dễ dàng. Nhân viên môi giới bất động sản phải làm từ những bước tìm kiếm sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, thực hiện chiến lược marketing, chăm sóc, thuyết phục khách hàng để được ký kết hợp đồng cho đến lo liệu thủ tục cho khách hàng từ A đến Z. 

Phí môi giới nhà đất

Phí môi giới nhà đất

VI. Công ty môi giới bất động sản

Theo một khảo sát gần đây, Việt Nam hiện có 5 công ty môi giới chứng khoán hàng đầu, chiếm được sự yêu thích của hàng triệu khách hàng. Các công ty này nằm ở các thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Top 5 công ty đó lần lượt là:
1. Công ty cổ phần dịch vụ và xây dựng Địa ốc Đất Xanh
2. Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn thương tín
3. Công ty TNHH Cbre Việt Nam
4. Công ty TNHH Savills Việt Nam
5. Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát

VII. Thu nhập của môi giới bất động sản

Lương của một nhân viên môi giới bất động sản không cố định ở một con số cụ thể nào cả. Với thị trường bất động sản sôi động như hiện nay, các dự án mọc lên như nấm mở ra cho môi giới bất động sản có rất nhiều cơ hội. Mức lương cứng ở các công ty chỉ dao động từ 3,5 đến 5 triệu đồng nhưng mức hoa hồng được hưởng qua mỗi dự án bán được mới là một con số hấp dẫn. Với mức tỷ lệ phần trăm hoa hồng phổ biến trên thị trường, giả sử bạn bán được một căn nhà 1 tỷ đồng, bạn đã được hưởng từ 20 đến 30 triệu đồng. Đây là sức hút rất nhiều bạn trẻ đổ xô vào nghề này.

Khi làm nghề này, bạn phải xác định được có những tháng bạn rủng rỉnh vì bán được nhiều căn nhà, ký kết được nhiều hợp đồng cung cấp dịch vụ, nhưng cũng có những tháng bạn chẳng bán được căn nhà nào cả. Mức độ thành công trong nghề này tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Nếu bạn là người có khả năng thu hút và xây dựng được niềm tin từ khách hàng thì cơ hội thành công của bạn là rất lớn.
Với những bạn mới chập chững vào nghề, trong 2 đến 3 tháng đầu tiên làm việc chẳng bán được căn nhà nào và đã bỏ cuộc giữa chừng. Tuy nhiên có mạo hiểm thì mới đem lại lợi nhuận cao. Chỉ những người đủ bản lĩnh, trụ vững lại với nghề thì mới có cơ hội làm giàu cao với nghề môi giới bất động sản.

Thu nhập của môi giới bất động sản

Thu nhập của môi giới bất động sản

VIII. Cơ hội của môi giới bất động sản

1. Thu nhập hấp dẫn

Bất động sản là một loại sản phẩm có giá trị cao nhất trong xã hội. Thu nhập ở tháng mà nhân viên môi giới bất động sản bán được nhiều sản phẩm có thể bằng mức lương nghề khác đi làm cả năm. Mức lương này là hoàn toàn xứng đáng với những nỗ lực mà môi giới bỏ ra. Có người còn nói rằng: Muốn làm giàu hãy đi làm môi giới bất động sản!

2. Phát triển khả năng bản thân

Đến với nghề môi giới bất động sản, bản thân bạn sẽ vượt lên những gì mà bạn nghĩ trước đây, làm được những điều chính mình cũng không nghĩ tới. Bạn sẽ được học hỏi từ 3 nguồn chính:
- Từ đồng nghiệp: Khi mới bước chân vào nghề thì người đầu tiên bạn nghĩ tới sẽ là học hỏi kinh nghiệm từ những người đồng nghiệp đi trước. Bạn sẽ thu được nhiều điều khi quan sát mỗi giao dịch thành công của họ, thậm chí bạn còn học hỏi được nhiều hơn sau mỗi thất bại với khách hàng của họ.
- Từ trưởng nhóm/leader/giám đốc: Đây là những người từng trải trong nghề và có nhiều kinh nghiệm. Hơn nữa, sự nghiệp của họ đã có những dấu ấn thành công nhất định. Học hỏi họ chính là cách để bạn tiếp cận với thành công nhanh hơn.
- Từ khách hàng: Khách hàng của bạn chắc hẳn cũng nằm ở phân khúc những người thành công ở một lĩnh vực, ngành nghề nhất định trong xã hội. Bạn nghĩ mà xem, họ có trong tay tiền tỷ để mua nhà hoặc đầu tư bất động sản, vậy nên họ cũng có rất nhiều điều khiến cho bạn phải học hỏi. 

3. Sự nghiệp thăng tiến

Nghề môi giới bất động sản có áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Bất cứ một công ty môi giới bất động sản nào cũng cần nhiều nhân tài làm việc, cống hiến cho họ. Chính vì vậy, nếu bạn là người có năng lực thì bạn sẽ có bước tiến rất nhanh trong sự nghiệp. Một nhân viên môi giới sau nhiều năm nỗ lực và tích lũy được nhiều kinh nghiệm sẽ trở thành chuyên gia môi giới bất động sản. Thậm chí, bạn có thể đứng ra làm ông chủ, thành lập công ty môi giới của riêng mình và phát triển công ty theo bản sắc riêng biệt.

4. Mở rộng mối quan hệ xã hội

Không có bất cứ ai thành công trong lĩnh vực môi giới bất động sản mà không cần đến một mạng lưới quan hệ xã hội rộng rãi. Đặc thù công việc khiến hằng ngày bạn phải tiếp xúc với rất nhiều người: Đồng nghiệp, khách hàng, đối tác... Môi giới bất động sản là nghề tiếp xúc với đủ kiểu người, làm đủ kiểu nghề trong xã hội. Những mối quan hệ xã hội mang lại cho bạn nhiều kiến thức và kỹ năng, tạo tiền đề cho những bước đi thành công trong sự nghiệp của bạn.

Cơ hội của môi giới bất động sản

Cơ hội của môi giới bất động sản

IX. Thách thức của nghề môi giới bất động sản

1. Khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng

Có thể nói rằng đây là điều khó khăn mà nhiều nhân viên môi giới bất động sản gặp phải nhiều nhất trong nghề. Trên các sàn giao dịch, dự án bất động sản thì nhiều, môi giới bất động sản cũng nhiều, chỉ có lượng khách hàng là có hạn. Vì thế mà áp lực tìm kiếm khách hàng càng trở nên khắc nghiệt hơn. Rất nhiều nhân viên môi giới vài tháng chẳng kiếm về được nổi dù chỉ là một hợp đồng. Điều đó khiến cho khoản thu nhập bấp bênh, kém ổn định. Vậy nên đa số mọi người từ bỏ nghề này cũng vì lý do ấy.

2. Thiếu kiến thức

Không phải nhân viên môi giới chứng khoán nào cũng được đào tạo bài bản qua trường lớp về chuyên ngành Bất động sản. Đôi khi họ đến với nghề này cũng vì chữ duyên. Chính sự thiếu kiến thức nền tảng đã khiến họ có những nhận định sai lầm trong quá trình tư vấn cho khách hàng, dẫn đến những thương vụ đầu tư kém lợi nhuận. Chỉ một sai lầm nhỏ trong nghề này có thể khiến họ mất đi niềm tin của khách hàng, mất đi chỗ đứng trong sự nghiệp.

3. Khó khăn trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng

Sự nhạy bén trong nắm bắt tâm lý khách hàng không có một trường lớp nào có thể đào tạo được. Kỹ năng này tích lũy được do trải nghiệm trong công việc dần dần mà có được, hình thành một phản xạ cho chuyên gia môi giới bất động sản. Không ít nhân viên môi giới không “gãi đúng chỗ ngứa” của khách hàng khiến cho việc tư vấn dài dòng, lan man, không thu hút được khách hàng khiến cho họ từ chối mua hoặc đầu tư. Đối với những lời tư vấn mơ hồ, hứa hẹn lợi nhuận không tưởng cũng sẽ khiến khách hàng nảy sinh tâm lý lo lắng, hoài nghi và không dám mạo hiểm đầu tư vào dự án đó. 

4. Đối mặt với cạm bẫy

Ở Việt Nam hiện giờ vẫn có hàng triệu người quan niệm rằng “môi giới bất động sản” và “cò đất” là một. Không phải tất cả các “cò đất” đều xấu, nhưng nhiều “cò đất” vì mờ mắt trước khoản lợi nhuận khổng lồ trong lĩnh vực nhà đất mà bán rẻ lương tâm của mình, lừa đảo chiếm đoạt tài sản khiến cho nhiều khách hàng điêu đứng. Tiếng xấu ấy lại bị đánh đồng cho nghề môi giới bất động sản, khiến cho nhiều người làm ăn chân chính trong nghề cảm thấy chạnh lòng vì những định kiến sai lệch của xã hội.

X. Kết luận

Có người đã từng nói “Nếu bạn chọn công việc khó khăn thì cuộc sống sẽ dễ dàng. Nếu bạn chọn công việc dễ dàng thì cuộc sống sẽ khó khăn”. Môi giới bất động sản tuy là nghề có nhiều khó khăn nhưng nó sẽ tiếp thêm cho bạn nhiều động lực để thay đổi cuộc sống của mình. Đặc biệt là khi bạn còn trẻ thì bạn đừng cho phép mình nhàn hạ quá mức, hãy cho bản thân mình một cơ hội và cũng là một thử thách với nghề môi giới bất động sản bằng cách ứng tuyển ngay tại 123job.vn nhé!