Bộ phận QC là một trong những nòng cốt thúc đẩy sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về ngành QC là gì cũng như tìm hiểu về những vai trò của nó đối với mỗi doanh nghiệp nhé!

Nhân viên QC thường được làm việc tại nhà máy có nhiệm vụ chọn lọc các nguyên liệu đầu vào cẩn thận để ngăn chặn các rủi ro trong quá trình sản xuất hàng hóa. Họ là những người quan trọng giúp cho doanh nghiệp tìm ra và tìm cách khắc phục các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn trước khi sản phẩm bán ra rộng rãi ở thị trường để tránh gây thiệt hại về vật chất cũng như ảnh hưởng đến thương hiệu của công ty. Cùng theo dõi tiếp bài viết để hiểu thêm QC là gì, vai trò của QC là gì và công việc của ngành QC là gì nhé!

I. QC là gì?

1. Khái niệm

QC là tên viết tắt của cụm từ Tiếng anh Quality Control, tạm dịch là kiểm tra chất lượng. QC là gì? Họ là một bộ phận quan trọng trong quy trình quản lý chất lượng bao gồm những công việc liên quan đến kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng các mặt hàng, các sản phẩm trước khi nó được đóng gói, cấp phép lưu hành rộng rãi trên thị trường. Công việc này thường được tiến hành đan xen với các công đoạn sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra đối với các sản phẩm là tốt nhất.

Ngày nay, việc đánh giá các quy trình sản xuất trở nên đơn giản hơn rất nhiều nhờ có sự hỗ trợ của các phương tiện máy móc hiện đại, không chỉ trong quá trình kiểm tra mà ngay cả trong công đoạn sản xuất để hạn chế những sai sót xảy ra một cách tối thiểu.

QC là gì?QC là gì?

2. Lịch sử nghề QC

QC là gì có lẽ là câu hỏi không khó để trả lời đối với nhiều người. Tuy nhiên lịch sử nghề QC là gì thì có lẽ lại ít người biết đến. Quản lý chất lượng đã được mọi người biết đến từ khi có sự xuất hiện của con người trên trái đất. Tuy nhiên, trong thời gian đầu thì việc quản lý, kiểm tra chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản như kiểm tra đồ ăn, thức uống khi đem đi trao đổi. Cùng với sự phát triển của loài người, quản lý chất lượng cũng được cải tiến nhiều hơn, có trình tự và những quy trình riêng.

Khái niệm QC được ra đời khi các công xưởng, nhà máy được thành lập. Tại đây thì người quản lý luôn yêu cầu một đội ngũ nhân viên là những người chịu trách nhiệm chính trong quá trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng của các sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng.

Tuy nhiên, từ sau thế chiến thứ hai thì nghề QC mới thực sự bùng nổ và được áp dụng rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới với rất nhiều những phương pháp mới được giới thiệu. Cột mốc quan trọng đánh dấu sự sự phát triển của ngành QC là sự ra đời của các phương pháp thống kê như phương pháp kiểm tra lấy mẫu, phương pháp thống kê… được giới thiệu tại Nhật Bản năm 1950 đã gây được những ấn tượng mạnh mẽ với các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản lúc bấy giờ.

Trong những năm từ 1950-1975, đã có rất nhiều các phương pháp mới được ra đời như phương pháp thực nghiệm quản lý chất lượng. Trong đó, phải kể đến sự ra đời của hoạt động QC Circle đã mang lại những ý nghĩa vô cùng to lớn. Đây là một hoạt động do các nhà khoa học Nhật Bản thành lập nhằm nâng cao chất lượng của các sản phẩm, hàng hóa. Hoạt động này được xem là một phân ngành nhỏ trong các hoạt động cải tiến với quy mô lớn ở hầu hết các tập đoàn đứng đầu Nhật Bản khi đó.

Nếu bạn đã từng tìm hiểu QClà gì thì chắc chắn sẽ không còn xa lạ với những cụm từ như ISO 9001-2000. Tiêu chuẩn này bắt đầu được áp dụng vào năm 1990 và sau đó đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng trong ngành QC. Và có đến tận bây giờ thì tiêu chuẩn ISO vẫn là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc để đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của một công ty, doanh nghiệp được áp dụng.

Đọc đến đây có lẽ bạn cũng hiểu thêm phần nào về QC là gì? Lịch sử nghề Qc là gì rồi đúng không nào! 

3. Vai trò của QC

Vai trò của QC là gì? Và dưới đây là 3 vai trò chính của QC mà 123job muốn gửi đến bạn đọc: 

  • Là bộ lọc của quá trình sản xuất: Nhiệm vụ chính của nhân viên QC là phân tích và lựa chọn nguyên liệu ở những bước đầu của quá trình sản xuất. Tiếp theo đó lại lọc ra các lỗi trong quá trình làm việc của công nhân để từ đó kịp thời sửa chữa và cuối cùng là chọn lọc các sản phẩm đầu ra đủ tiêu chuẩn. Đây là một trong những vai trò quan trọng nhất, sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào bộ phận QC. 
  • Người phân tích: Khi phát hiện ra một lỗi trong quy trình sản xuất thì nhân viên QC phải có trách nhiệm tìm ra được nguyên nhân gây ra lỗi đó. Từ đó sẽ phân tích một cách toàn diện tại sao lại xảy ra sai sót, báo cáo các kết quả điều tra và yêu cầu sửa chữa ngay lập tức.
  • Người hiểu thấu sản phẩm: Để trở thành QC chuyên nghiệp thì việc thấu hiểu sản phẩm luôn là những yêu cầu cơ bản và bắt buộc. QC là gì? Họ là những người làm việc trực tiếp với khách hàng và là người có trách nhiệm đàm phán với đối tác, nghiên cứu về sản phẩm. Chính vì vậy nếu thấu hiểu rõ về sản phẩm sẽ làm cho khách hàng, đối tác tin tưởng, tăng độ thuyết phục hơn. 

II. Công việc của một QC

Công việc của một QC là gì? Tthông thường, công việc của nhân viên QC được chia thành 3 vị trí:

1. Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào (IQC)

IQC hay tên tiếng anh là Input Quality Control được hiểu là nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào của mỗi doanh nghiệp. Đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ máy thì có thể nói đây là vị trí không thể thiếu được. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, khối lượng hàng hóa được nhập về kho là rất lớn thì vai trò của IQC là gì lại càng được thể hiện rõ ràng hơn. Công việc chính của nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào bao gồm: 

  • Kiểm tra cẩn thận các nguyên vật liệu đầu vào có đảm bảo chất lượng và đạt với những tiêu chuẩn đề ra hay không. 
  • Trong quá trình sản xuất thì nhân viên IQC có trách nhiệm theo dõi tình hình sử dụng và chất lượng nguyên liệu, vật tư để đảm bảo luôn đạt chất lượng theo yêu cầu.
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh với nhà cung ứng và làm việc với nhà cung cấp để cải tiến chất lượng nguyên vật liệu.
  • Tham gia vào việc đưa ra những ý tưởng mới mẻ để phát triển sản phẩm mới, sản phẩm mẫu.

Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào (IQC)Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào (IQC)

2. Nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất (PQC)

PQC hay tên Tiếng anh còn được gọi là Process Quality Controlnhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm đưa ra thị trường phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp. Công việc chính của nhân viên PQC bao gồm:

  • Phối hợp cùng với nhân viên QA triển khai, điều chỉnh các quy trình kiểm soát chất lượng của sản phẩm.
  • Hàng ngày trực tiếp kiểm tra các công đoạn làm việc của nhân viên để đảm bảo sản phẩm được gia công đúng quy trình đã được đề ra và đạt yêu cầu. Bên cạnh đó thì nhân viên PQC có trách nhiệm kiểm tra, phản hồi lại IQC nếu phát hiện nguyên liệu, vật tư không đảm bảo chất lượng.
  • Giải quyết yêu cầu, thắc mắc cũng như các khiếu nại của khách hàng về chất lượng của sản phẩm.
  • Tham gia vào việc lên ý tưởng kinh doanh để phát triển sản phẩm mới, sản phẩm mẫu.

3. Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra (OQC).

OQC (Output Quality Control) là nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra. Họ là người chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát chất lượng thành phẩm, xác nhận đạt yêu cầu chất lượng trước khi xuất hàng cho khách. Cụ thể công việc chính của OQC là:

  • Lập nên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thành phẩm theo các quy trình ISO mà doanh nghiệp áp dụng.
  • Trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng thành phẩm và xác nhận “PASS” cho những thành phẩm đã đạt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp.
  • Thu thập, phân loại các sản phẩm lỗi, sai sót trong phần kỹ thuật và sau đó sẽ chuyển yêu cầu sửa chữa cho PQC.
  • Giải quyết những yêu cầu, khiếu nại của khách hàng về chất lượng của sản phẩm.

III. Kỹ năng cần thiết của QC

Các kỹ năng cần thiết của nhân viên QC là gì? Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng mà 123job muốn gửi đến bạn đọc:

1. Kỹ năng giám sát

Trách nhiệm của Nhân viên QC là gì? Họ là những người có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi được đưa ra thị trường. Do đó, kỹ năng giám sát luôn là một yêu cầu bắt buộc đối với những người làm trong ngành QC. Kỹ năng giám sát tốt giúp nhân viên QC có thể nhanh chóng phát hiện ra các sai sót cũng như các lỗi kỹ thuật trong quy trình sản xuất, từ đó đưa ra được những phương án xử lý tối ưu nhất.

Ngược lại, nếu kỹ năng giám sát không tốt thì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, nghiêm trọng hơn nó ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty trong mắt khách hàng, những người tiêu dùng và đối tác.

Những kỹ năng cần thiết của nhân viên QC là gì? Những kỹ năng cần thiết của nhân viên QC là gì? 

2. Kỹ năng quản lý

Tùy thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp mà yêu cầu kỹ năng quản lý đối với nhân viên QC là khác nhau. Ở những công ty có quy mô lớn thì việc quản lý sẽ được giao toàn bộ cho một người chuyên trách. Tuy nhiên để hoàn thành tốt công việc được giao thì bên cạnh việc quản lý sản xuất, mỗi nhân viên QC cũng cần biết quản lý thời gian, quản lý nhân sự trong các khâu sao cho hợp lý để theo kịp tiến độ nhưng vẫn đạt được các chỉ tiêu sản phẩm đầu ra.

3. Kỹ năng xử lý sự cố

Sự cố là những yếu tố không thể nào tránh khỏi được trong suốt quá trình sản xuất. Nhiệm vụ của nhân viên QC cần luôn bình tĩnh để kịp thời đưa ra các giải pháp cho vấn đề phát sinh. Dù là các sai sót do bất kì nguyên nhân nào, nhân viên QC cũng cần xử lý một cách nhanh nhất có thể để đảm bảo tiến độ công việc, không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

IV. Mức lương nghề QC

Mức lương của nghề QC là gì luôn là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người. Theo khảo sát của 123job.vn, mức lương của nhân viên QC hiện nay dao động từ 4 đến 20 triệu đồng/tháng tùy vào năng lực, kinh nghiệm của ứng viên và quy mô của doanh nghiệp. Đối với nhân viên QC mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức lương trung bình dao động từ 4-8 triệu đồng/tháng. Khi đã có từ 2-3 năm kinh nghiệm thì mức lương bạn nhận được có thể lên đến hơn 20 triệu đồng/tháng. Ngoài mức lương cơ bản này, nhân viên QC còn được hưởng đầy đủ những chế độ đãi ngộ của công ty, thưởng sáng kiến, thưởng hiệu quả công việc...

V. Kết luận

Trên đây là một số chia sẻ về ngành QC mà 123job muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết trên mang đến nhiều thông tin hữu ích cho độc giả, giúp bạn đọc hiểu thêm QC là gì? Vai trò của nhân viên QC là gì? Hay kỹ năng cần thiết của nhân viên QC là gì? Chúc bạn thành công!