Trong bất kỳ lĩnh vực nào, Supervisor đều đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cho việc vận hành được diễn ra suôn sẻ. Đây thực sự là một trong những ngành nghề hấp dẫn với các bạn trẻ ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai.

Supervisor là một vị trí khá quen thuộc đối với nhiều bạn trẻ làm trong lĩnh vực nhà hàng - khách sạn hay sản xuất. Tuy nhiên với những bạn ngoài ngành hoặc mới tìm hiểu về vị trí này thì đây là thuật ngữ sẽ khiến không ít người lúng túng. Vậy cụ thể Supervisor là gì? Công việc của Supervisor là làm gì? Vị trí này yêu cầu những kỹ năng nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vị trí này bạn nhé!

I. Khái niệm Supervisor 

Supervisor là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ vị trí người giám sát. Vậy người giám sát là gì? Nhìn chung, người giám sát hay Supervisor là những người hỗ trợ cho người điều hành/trưởng bộ phận trong việc theo dõi, giám sát và điều phối các công việc diễn ra trong phạm vi quản lý của mình. Đây là vị trí trợ thủ đắc lực của trưởng bộ phận và sẽ là người chịu trách nhiệm chính khi người cấp trên của mình vắng mặt.

khái niệm supervisor

Supervisor là những người hỗ trợ cho người điều hành/trưởng bộ phận trong việc theo dõi, giám sát và điều phối các công việc diễn ra trong phạm vi quản lý của mình

II. Công việc hằng ngày của một Supervisor

Do tính chất riêng biệt của từng lĩnh vực kinh doanh cũng như cơ cấu trong từng doanh nghiệp, Supervisor sẽ chịu trách nhiệm cho những công việc khác nhau. Dù vậy, cơ bản họ vẫn thường thực hiện các công việc sau:

  • Giám sát và quản lý hoạt động của nhân viên dưới quyền mình, bao gồm việc: chia ca, phân công nhiệm vụ công việc cho các bộ phận, đốc thúc nhân viên nhanh chóng hoàn thiện công việc khi cần thiết… 
  • Giám sát và theo dõi hàng hóa/sản phẩm đã cung cấp, ghi chép và báo cáo đầy đủ với cấp quản lý. 
  • Giám sát kinh doanh, đảm bảo tiến độ mọi công việc bộ phận diễn ra theo đúng lịch trình. 
  • Theo dõi và nghiên cứu mọi hoạt động của các đối thủ kinh doanh. 
  • Điều phối và hỗ trợ phục vụ khách hàng, trao đổi, đàm phán về mọi vấn đề phát sinh trong quá trình phục vụ. 
  • Đề ra phương án để thúc đẩy kinh doanh và phối hợp với cấp quản lý việc lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh.
  • Báo cáo công việc chính xác đến quản lý cấp trên, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động trong phạm vi quản lý, đảm bảo công việc diễn ra thuận lợi trong phạm vi giám sát của mình. 

III. Kinh nghiệm để trở thành một Supervisor giỏi

Với vị trí của một người giám sát (Supervisor), bạn sẽ phải chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chính như: quản lý nhân sự, lập kế hoạch công việc, điều phối và đánh giá, quản lý các công việc của nhân viên cấp dưới và báo cáo lên cấp trên. Để hoàn thiện tốt tất cả những công việc này đòi hỏi người Supervisor phải có các kỹ năng và kinh nghiệm sau: 

  • Lập kế hoạch: Một người giám sát phải thực hiện nhiều công việc và làm việc trực tiếp với cả cấp trên lẫn cấp dưới, do đó, việc lập kế hoạch sẽ giúp Supervisor nắm rõ mình cần phải làm gì và thực hiện nó như thế nào để không bị gặp sai sót
  • Đối xử tôn trọng: Công việc của một Supervisor đòi hỏi phải tiếp xúc với nhiều người. Chính vì vậy việc cư xử nhã nhặn và đối xử tôn trọng với tất cả mọi người sẽ giúp người giám sát lấy được thiện cảm và sự tôn trọng đến từ họ. Bởi vì bạn phải tôn trọng người khác trước thì mới nhận lại được sự tôn trọng đến từ họ và lắng nghe những gì bạn nói. Một điều bạn cần đặc biệt lưu ý là không mang tình cảm cá nhân vào trong công việc và đối xử công bằng với tất cả mọi người vì điều đó sẽ thể hiện bạn là một người giám sát chuyên nghiệp.
  • Khả năng giao tiếp tốt: Một người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp công việc của họ thuận lợi hơn, đặc biệt là đối với vị trí Supervisor thì giao tiếp giỏi là điều vô cùng quan trọng. Bởi vì Supervisor cần phải làm việc với cả cấp trên lẫn cấp dưới trong việc trao đổi các vấn đề về công việc hay những phát sinh xảy ra. Một Supervisor biết cách giao tiếp sẽ giúp truyền đạt thông tin rõ ràng, thu hút và hiệu quả hơn, điều đó khiến cho việc giải quyết các vấn đề, thắc mắc hay xung đột mâu thuẫn trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, một Supervisor giỏi là người biết cách kết nối giao tiếp với mọi người, thông qua những cuộc họp mặt nội bộ nhân viên tổ chức để mọi người có thể đóng góp và trao đổi ý kiến với nhau.
  • Làm việc chuyên nghiệp: Tác phong làm việc chuyên nghiệp giúp thể hiện năng lực và uy tín của người giám sát. Những vấn đề cá nhân hay những phát sinh không liên quan đến công việc, người giám sát nên hạn chế mang đến nơi công sở. Bởi vì họ là tấm gương để cấp dưới học tập và làm theo, người giám sát chuyên nghiệp sẽ giúp toàn bộ nhân viên phía dưới cũng hình thành tác phong chuyên nghiệp và làm việc hiệu quả hơn. 
  • Quản trị thời gian: Một Supervisor luôn phải giám sát tiến độ công việc và đảm bảo công việc diễn ra theo đúng lịch trình quy định, tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy” khi deadline nhiệm vụ tới gần. Để làm được như vậy, người Supervisor phải có kỹ năng quản lý thời gian tốt, đồng thời biết cách lập ra danh sách các công việc và phân chia các nhiệm vụ cho từng nhân viên đảm bảo thời gian hoàn thành hợp lý. Ngoài ra việc sắp xếp thời gian hợp lý cho bản thân, đốc thúc nhân viên hoàn thành kế hoạch là điều quan trọng một người giám sát cần làm.
  • Khen thưởng: Khi nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao, bạn hãy dành những lời khen và trao thưởng họ. Mọi lời khen thưởng đều có giá trị khi đó tạo động lực để cho nhân viên đó cũng như những người khác cố gắng hơn trong công việc. Có thể là một buổi cơm trưa hay một món quà nho nhỏ… hãy trao phần thưởng xứng đáng với thành tích mà nhân viên bạn đã đạt được trong thời gian vừa qua. 
  • Đào tạo: Nhân viên của bạn là những người cộng sự đắc lực sẽ giúp bạn hoàn thành tốt mọi công việc được cấp trên giao phó. Vì vậy cần tổ chức các chương trình đào tạo cho nhân viên để họ nâng cao trình độ cũng như phát triển kỹ năng, giúp họ làm việc hiệu quả hơn và phát huy tối đa được năng lực thật sự, từ đó tình hình doanh số chung của công ty cũng sẽ được cải thiện.

kinh nghiệm để trở thành supervisor giỏi

Một Supervisor biết cách giao tiếp sẽ giúp truyền đạt thông tin rõ ràng và hiệu quả hơn, điều đó khiến cho việc giải quyết các vấn đề, thắc mắc hay xung đột mâu thuẫn trở nên dễ dàng 

III. Mức lương một số công việc của Supervisor cụ thể

Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, người làm việc Supervisor sẽ chịu trách nhiệm cho những quy trình và công việc cụ thể. Và đối với mỗi một vị trí Supervisor thì sẽ có mức lương tiêu chuẩn khác nhau và những yêu cầu riêng về kỹ năng phù hợp nhất cho từng vị trí đó. 

1. Sales Supervisor 

Sale Supervisor hay tên gọi khác là giám sát kinh doanh. Sale Supervisor sẽ chịu trách nhiệm hoạt động theo dõi và giám sát nhân viên kinh doanh, xây dựng quy trình và hướng dẫn cách bán hàng cho nhân viên của mình. Cụ thể, công việc của một Sale Supervisor sẽ bao gồm:

  • Lập kế hoạch kinh doanh
  • Theo dõi độ bao phủ
  • Đảm bảo tồn kho, cung ứng và trưng bày hàng hóa
  • Quản lý và đảm bảo doanh số
  • Đào tạo đội ngũ nhân viên

Yêu cầu đối với Sale Supervisor: 

  • Về trình độ chuyên môn:Giám sát kinh doanh phải là người am hiểu về công việc của mình, hiểu về sản phẩm cũng như quy trình phân phối hàng hóa sản phẩm. Vị trí này thường ưu tiên thường ưu tiên những người có bằng cấp nhất định và đã qua trường lớp đào tạo bài bản về chuyên ngành Quản trị kinh doanh hay Marketing.
  • Về kỹ năng: Để trở thành một giám sát kinh doanh giỏi đòi hỏi bạn phải là người có kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt, nhạy bén, linh hoạt trong mọi vấn đề. Ngoài ra vì người giám sát kinh doanh phải chịu trách nhiệm cho rất nhiều công việc là phải làm việc với cả cấp trên lẫn cấp dưới, do đó cần phải có khả năng chịu được áp lực công việc cao. Bên cạnh đó, yêu cầu kỹ năng cơ bản đối với một giám sát kinh doanh là phải biết sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng như Word, Excel, PowerPoint…
  • Về kinh nghiệm: Nếu bạn đã từng có kinh nghiệm quản lý hay giám sát thì đó sẽ là một lợi thế khi bạn đi xin việc cho vị trí giám sát kinh doanh.

Mức lương của Sale Supervisor: Tùy thuộc vào năng lực chuyên môn cũng kinh nghiệm thực tế, mức lương của nhân viên Sale Supervisor trung bình sẽ dao động từ 7 – 18 triệu/tháng. Ngoài ra những phụ cấp và ưu đãi cho giám sát kinh doanh sẽ do chính sách của từng công ty quyết định. 

sale supervisor

Sale Supervisor sẽ chịu trách nhiệm hoạt động theo dõi và giám sát nhân viên kinh doanh, xây dựng quy trình và hướng dẫn cách bán hàng cho nhân viên của mình

2. Floor Supervisor  

Floor Supervisorlà thuật ngữ được sử dụng riêng trong lĩnh vực khách sạn, chỉ người làm giám sát tầng – giám sát các hoạt động và quản lý nhân viên tại khu vực làm việc cụ thể. Tùy thuộc vào quy mô và khối lượng công việc, mỗi giám sát tầng lại được chia các công việc khác nhau cơ bản bao gồm: 

  • Phụ trách nhân sự: Lập bảng và phân chia công việc cho nhân viên theo tầng phụ trách, giám sát và theo dõi hiệu suất công việc cũng như chất lượng làm việc của từng nhân viên. Sau đó, Floor Supervisor sẽ đánh giá và đề xuất khen thưởng cho những nhân viên có thành tích xuất sắc và đóng góp nhiều cho tổ chức. 
  • Đảm bảo cung ứng dịch vụ: Floor Supervisor phải thường xuyên kiểm tra các phòng, quản lý và kiểm soát các thiết bị, dụng cụ có ở trong đó và đảm bảo mọi thứ luôn ở trạng thái sẵn sàng để phục vụ cho khách hàng.
  • Xử lý sự cố: Khi có sự cố phát sinh, nhân viên giám sát Floor Supervisor phải nhanh chóng tìm hiểu vấn đề và đưa ra phương án xử lý tốt nhất dành cho khách hàng. Ví dụ như việc Floor Supervisor hỗ trợ khách trong việc xử lý đồ thất lạc, check in-check out phòng...

Mức lương của Floor Supervisor: Phụ thuộc vào quy mô khách sạn, khối lượng công việc phải đảm nhận cũng như và kết quả công việc đạt được mà mức lương cho vị trí Floor Supervisor sẽ có sự phân hóa khác nhau. Cơ bản mức lương của Floor Supervisor làm trong khách sạn dao động từ 5-10 triệu/tháng. Ngoài lương họ cũng sẽ nhận được những chính sách và đãi ngộ hấp dẫn đến từ phía nhà hàng, khách sạn.

floor supervisor

Floor Supervisor là thuật ngữ được sử dụng riêng trong lĩnh vực khách sạn, chỉ người làm giám sát tầng – giám sát các hoạt động và quản lý nhân viên tại khu vực làm việc cụ thể

3. Production Supervisor

Production Supervisor là gì? Đây là người giám sát các hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. Xét về cơ bản, nhiệm vụ của một người giám sát sản xuất bao gồm:  

  • Lập kế hoạch và chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu liên quan đến hoạt động sản xuất nhà máy: năng suất, chất lượng sản phẩm, thời gian, nhân lực…
  • Thực hiện và kiểm soát các hoạt động đảm bảo tuân theo bảng tiêu chuẩn công việc sản xuất ngày, tuần, tháng. Sau đó, báo cáo kết quả công việc thực hiện lên cho cấp trên.
  • Giám sát, quản lý và phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời hỗ trợ đào tạo cũng như trực tiếp huấn luyện kỹ thuật cho công nhân và kỹ thuật viên.

Mức lương của Production Supervisor: Dao động từ 7 - 48 triệu/tháng, mức lương vị trí này phụ thuộc vào kinh nghiệm, năng lực chuyên môn cũng như khối lượng công việc mà người giám sát phải thực hiện.

production supervisor

Production Supervisor là người giám sát các hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp

V. Kết luận

Trên đây là những thông tin hữu ích mà 123job.vn tổng hợp được giúp bạn trả lời câu hỏi Supervisor là gì và vị trí đó làm những công việc nào? Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của một người làm Supervisor cũng như biết cách rèn luyện những kỹ năng để trở thành một người giám sát giỏi. Chúc bạn thành công!