Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã từng chia sẻ: “Tháp nhu cầu Maslow có thể giúp ta nhận ra và chiêm nghiệm được nhiều điều thú vị trong cuộc sống”. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được bật mí ra những điều thú vị của tháp nhu cầu Maslow nhé!

Tháp nhu cầu Maslow được xem là chiếc chìa khóa vạn năng mở ra ô cửa khám phá tâm lý hành vi khách hàng. Nó được đặt theo tên người cha đẻ của mình là Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970). Ông là một trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn. 

Khi 2 trường phái tâm lý Chủ nghĩa hành vi (Behaviorism) và Phân tâm học (Psychoanalysis) đang phổ biến rầm rộ và được cổ vũ mạnh mẽ trên thế giới, Tâm lý học nhân văn với tiêu biểu là lý thuyết thang bậc nhu cầu Maslow xuất hiện như thế lực thứ 3 mang hơi thở hoàn toàn mới.

Tầm ảnh hưởng của lý thuyết này mạnh mẽ đến mức nó bao trùm lên hầu khắp mọi lĩnh vực của cuộc sống và trở thành nguyên tắc không thể tách rời cho bất kỳ những ai muốn kinh doanh thành công. Cùng theo dõi tiếp bài viết để hiểu hơn tháp nhu cầu Maslow là gì nhé!

I. Tháp nhu cầu của Maslow là gì?

1. Khái niệm tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu Maslow hay tên tiếng anh là Maslow’s hierarchy of needs là một lý thuyết về động lực trong tâm lý học bao gồm một mô hình 5 tầng về nhu cầu của con người bao gồm: an toàn, sinh học, xã hội, sự kính trọng và thể hiện bản thân.

Tháp nhu cầu Maslow có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn bởi tính ứng dụng rộng rãi của nó trên mọi lĩnh vực, nhất là trong ngành quản trị bao gồm quản trị Marketing, quản trị nhân sự, đào tạo… Không những vậy thì tháp nhu cầu Maslow còn được ứng dụng để giải thích những hiện tượng trong cuộc sống.

Khái niệm tháp nhu cầu MaslowKhái niệm tháp nhu cầu Maslow

2. Ý nghĩa của tháp nhu cầu maslow

Cha đẻ của tháp nhu cầu Maslow cho rằng: Con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau, những nhu cầu này sẽ được phân loại theo từng cấp bậc riêng từ cơ bản đến nâng cao. Thông thường, xu hướng chung của con người là yêu cầu đạt được những cấp bậc cơ bản, sau đó mới có nhu cầu được vươn lên những cấp bậc thể hiện nhu cầu cao hơn. Trong đó, nhu cầu cơ bản, ai cũng cần đơn giản chỉ là việc ăn uống, nghỉ ngơi, sinh lí. Những nhu cầu cao hơn có thể là con người được đảm bảo an toàn, giao lưu với nhiều người hơn, nhu cầu khẳng định bản thân.

3. 5 tầng của tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu Maslow được mô tả dưới dạng kim tự tháp, nói lên tất cả các nhu cầu của mỗi người được áp dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Để hiểu hơn về tháp nhu cầu này bạn thì 123job đã đưa ra 5 tầng để bạn đọc có thể hiểu hơn về tháp Maslow:

Tầng 1: Nhu cầu sinh học

Đây là một trong những nhu cầu cơ bản và lâu dài nhất để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ, nhà ở, sưởi ấm, hít thở, điều hòa nhiệt độ và thoả mãn về tình dục, ông có đưa nhu cầu tình dục vào đây là vì lý do còn người cần phải duy trì nòi giống…

Tầng 2: Nhu cầu an toàn, được bảo vệ

Khi con người đã được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản thì nhu cầu về an toàn, được bảo vệ sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu này được thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần như không bị đe dọa về tài sản, công việc, sức khỏe, tính mạng mình và gia đình…Trong kinh doanh thì nhu cầu tầng 2 trong tháp nhu cầu Maslow được hiểu là doanh nghiệp phải đảm bảo tính bền vững và cam kết. Tức là phải làm đúng và nhất quán những điều đã nói nhằm tạo niềm tin với khách hàng. 

Tầng 3: Nhu cầu xã hội, kết nối

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó hoặc có thể là nhu cầu về mặt tình cảm. Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm, đi chơi…Tầng thứ 3 trong tháp nhu cầu Maslow là một dấu vết của bản chất sống theo bầy đàn của loài người chúng ta.

Và trong hoạt động kinh doanh thì nhu cầu về xã hội, kết nối có nghĩa là doanh nghiệp cần đảm bảo tính cá nhân hóa đối với khách hàng, tôn trọng những góp ý, ủng hộ và thể hiện sự quan tâm tới những nhu cầu của khách hàng...

Tầng 4: Nhu cầu được quý trọng

Đây là nhu cầu thể hiện lòng quý mến, nể trọng trong các tổ chức, xã hội. Và tương tự trong kinh doanh thì nhu cầu này có nghĩa là doanh nghiệp phải đem lại cho khách hàng cảm giác được quan tâm, tôn trọng, luôn thể hiện “ khách hàng là thượng đế”.

Tầng 5: Nhu cầu thể hiện bản thân

Theo Maslow thì đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu của ông. Nhu cầu thể hiện bản thân là sự mong muốn đạt được, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó. Từ đó khẳng định bản thân trong một hoặc có thể ở nhiều lĩnh vực.

4. Mở rộng tháp

Sau Maslow thì đã có nhiều người phát triển thêm tháp nhu cầu Maslow như thêm các tầng khác nhau ví dụ như:

  • Tầng Cognitive: Nhu cầu về nhận thức, hiểu biết.
  • Tầng Aesthetic: Nhu cầu về thẩm mỹ.
  • Tầng Self-transcendence: Nhu cầu về tự tôn bản ngã – một trạng thái siêu vị kỷ hướng đến trực giác siêu nhiên, lòng vị tha, hòa hợp bác ái.

Sau đó, năm 1970 tháp nhu cầu Maslow được điều chỉnh thành 7 bậc và cuối cùng năm 1990 là 8 bậc đó là: Nhu cầu cơ bản, nhu cầu về an toàn, nhu cầu về xã hội, nhu cầu về được quý trọng, nhu cầu về nhận thức, nhu cầu về thẩm mỹ, nhu cầu được thể hiện mình và cuối cùng là nhu cầu về tự tôn bản ngã.

Tháp nhu cầu Maslow mở rộng

Tháp nhu cầu  Maslow mở rộng

II. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự

Nhu cầu cơ bản: Các  nhân viên trong công ty sẽ được trả một mức lương xứng đáng với vị trí, năng lực và sự cố gắng của họ. Bên cạnh đó thì mức lương phải đảm bảo những chi tiêu tối thiểu nhất cho nhân viên và sẽ có thêm những khoản phụ cấp khác như: tiền xăng xe, tiền thưởng khi tăng ca hoặc hoàn thành tốt công việc được giao, tiền ăn trưa cùng với một chế độ làm việc phù hợp…

Nhu cầu an toàn: Điều kiện làm việc của các nhân viên trong công ty phải được đảm bảo một cách an toàn nhất. Điều đó được thể hiện qua việc ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên theo đúng quy định của pháp luật.

Nhu cầu xã hội: Theo tháp nhu cầu Maslow thì việc đáp ứng nhu cầu của xã hội trong quản trị được thể hiện qua việc hình thành các khối phòng, ban, các công đoàn, xây dựng văn hóa làm việc nhóm… Bên cạnh đó thì việc tổ chức những chuyến du lịch, các hoạt động ngoại khóa, team building… cho các cán bộ và nhân viên trong công ty cũng là một trong những yêu cầu bắt buộc của tháp nhu cầu Maslow.

Nhu cầu được tôn trọng: Trong công việc, nên đưa ra những con đường thăng tiến rõ ràng, hay cả vị trí làm việc lẫn mức lương cho nhân viên. Hãy trao quyền hạn đi đôi với nó là trách nhiệm đối với từng nhân viên và có các cơ chế thưởng phạt phù hợp. Trong lúc họp, mỗi người đều được nêu lên ý kiến riêng của mình, đừng nhanh chóng gạch bỏ đi những ý kiến đó mà hãy tổng hợp và phân tích lại trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu luôn được tôn trọng thì chắc chắn một điều là nhân viên sẽ cảm thấy được đối xử công bằng và làm tốt công việc được giao hơn.

Nhu cầu thể hiện bản thân: Hãy khai thác tất cả những điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên trong công ty để từ đó cân nhắc vị trí lãnh đạo cho người xuất sắc nhất. Bên cạnh đó đừng quên trao cho nhân viên quyền có tiếng nói để có thể đóng góp vào sự phát triển của công ty. 

           Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự

Có một thực tế là mỗi nhân viên làm việc trong một công ty, doanh nghiệp đều có đồng thời cả 5 nhu cầu trên trong tháp nhu cầu Maslow. Chính vì vậy, người quản lý phải đưa ra được những chính sách phù hợp đối từng thành viên trong công ty tại các thời điểm khác nhau. 

Ví dụ như: Đối với sinh viên mới ra trường thì nhu cầu trước mắt của họ là tìm một công việc có mức lương đủ chi trả cho cuộc sống, được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm hơn thì công ty cần tạo điều kiện và sắp xếp công việc với nhu cầu này. Còn đối với những nhân viên đã có nhiều năm kinh nghiệm, có năng lực thì công ty lại phải quan tâm đến các chế độ như: cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, các chế độ đãi ngộ tốt, nhu cầu hưởng mức lương tốt…

Trên thực tế vẫn có rất nhiều công ty dù trả lương rất cao nhưng lại không giữ chân được nhân viên, nhất là những nhân tài, có đầy đủ năng lực. Tình trạng này có thể là vì khi làm việc tại công ty, họ không được làm những công việc đúng với đam mê, hoặc có thể là vị trí, lời nói không được tôn trọng. Chính vì vậy mà tháp nhu cầu Maslow là điều vô cùng quan trọng mà những nhà quản lý nhân sự cần hiểu rõ được để có thể quản lý nhân viên một cách thông minh, khéo léo và hiệu quả. 

III. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing

5 tầng trong tháp nhu cầu Maslow đã thể hiện rõ những nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng. Chính vì vậy một khi đã nắm được tâm lý khách hàng và hành vi mua hàng thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng đến gần hơn với khách hàng, có những chiến lược Marketing đúng đắn.

1. Vận dụng tháp nhu cầu Maslow để xác định khách hàng.

Xác định đối tượng khách hàng mà bạn đang hướng tới thuộc nhóm bậc nào trong tháp nhu cầu Maslow
Tỷ lệ khách hàng của bạn trong nhóm nhu cầu đó chiếm bao nhiêu phần trăm và có chiến phần lớn hay không?
Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn sẽ hướng đến hay đáp ứng nhu cầu của tầng lớp nào trong tháp Maslow. 
Ví dụ: Nếu bạn bán quần áo, thì bạn đang đáp ứng được nhu cầu đầu tiên, hay còn được gọi là nhu cầu cơ bản cho khác khách hàng. Nếu bạn bán Bảo hiểm thì bạn lại đáp ứng được nhu cầu thứ 2- nhu cầu an toàn, được bảo vệ trong tháp nhu cầu Maslow.

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong MarketingỨng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing

2. Vận dụng tháp nhu cầu Maslow trong truyền thông

Sau khi đã xác định được khách hàng mục tiêu thì doanh nghiệp cần lập kế hoạchtiếp cận khách hàng và áp dụng truyền thông đúng cách:

Kênh truyền thông: Dựa vào đặc điểm của từng nhóm khách hàng theo từng bậc trong tháp nhu cầu Maslow mà doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định lựa chọn kênh truyền thông nào. Thông thường, đối với những nhu cầu cơ bản nhất thì doanh nghiệp thường có xu hướng dùng quảng cáo trên truyền hình. Bởi lẽ truyền thông nào càng rộng rãi, phổ biến với mọi người thì nó lại càng hiệu quả. Tuy nhiên cũng có nhiều doanh nghiệp đã có những cách tiếp cận khách hàng mới mẻ, dựa theo đặc thù về nhu cầu của khách hàng.

Ví dụ: Các thương hiệu Vertu, Lamborghini… thường sử dụng những data được mua từ ngân hàng và lựa chọn cách tiếp thị trực tiếp đến với những khách hàng có số dư tài khoản lớn, có thu nhập cao.

Thông điệp truyền thông: Theo tháp nhu cầu Maslow trong Marketing thì các thông điệp truyền thông đưa ra phải đánh trúng được nhu cầu mà khách hàng đang quan tâm. Sản phẩm và dịch vụ mà bạn muốn giới thiệu phải đủ sức thuyết phục và thỏa mãn những nhu cầu đó.

IV. Kết luận

Mỗi chúng ta đều tồn tại cả 5 cấp bậc trong tháp nhu cầu Maslow. Việc nắm rõ được những  nhu cầu cũng như khả năng chi trả của khách hàng sẽ là một chìa khóa vàng giúp doanh nghiệp có được lợi thế để đứng vững được trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Hy vọng bài viết trên cung cấp được nhiều thông tin bổ ích về tháp nhu cầu Maslow cho bạn đọc. Chúc bạn thành công!