Liệu bạn đã biết quản trị nhân sự là gì? Những cuốn sách gối đầu giường của một quản trị nhân sự giỏi hay chưa? Trong bài viết dưới đây, 123job sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất về quản trị nhân sự mà bạn đang tìm kiếm.

Thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, dường như phụ thuộc toàn bộ vào đội ngũ nhân viên. Vậy nên, nguồn nhân lực vừa là cơ hội rộng mở, vừa là một thách thức lớn đối với bất kỳ tổ chức nào. Thế nhưng, bạn lại đang gặp khó khăn trong vai trò là một quản trị nhân sự. Để gỡ bỏ những vướng mắc đó, trong bài viết dưới đây, 123job sẽ chia sẻ cho bạn cái nhìn sâu sắc nhất, cũng như các cuốn sách hiệu quả mà một quản trị nhân sự giỏi không nên bỏ qua. 

I. Quản trị nhân sự là gì?

Các nhà lãnh đạo đều biết rằng, nhân sự chính là nguồn lực quan trọng trong việc duy trì và phát triển kế hoạch kinh doanh. Vậy nên, quản lý nhân sự luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu.

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về quản trị nhân sự là gì? Theo giáo sư Dimock người Mỹ, ông cho rằng “Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ các biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và giải quyết tất cả các trường hợp xảy ra có liên quan tới một loại công việc nào đó”. Còn với giáo sư Felix Migro, quản trị nhân sự chính là “một nghệ thuật chọn lựa nhân viên mới và sử dụng các nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng công việc của mỗi người đều đạt mức tối đa có thể”.

Có thể nói, quản trị nhân sự dù được hiểu theo hướng nào thì đều là một trong những chức năng cơ bản nhất, giải quyết toàn bộ vấn đề liên quan giữa người lao động với tổ chức họ đang gắn bó.

II. Vai trò của quản trị nhân sự đối với doanh nghiệp

1. Xây dựng các kế hoạch liên quan đến doanh nghiệp

Đây là vai trò của đội hoạt động quản lý trong bộ phận quản trị nhân sự. Họ là những người có kiến thức tổng quan, kỹ năng chuyên môn giỏi và kinh nghiệm đã đạt tới thời điểm “chín muồi” trong công tác xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty. 

2. Đào tạo phát triển năng lực chuyên môn của nhân viên

Nhóm hoạt động phát triển sẽ đảm nhận lập kế hoạch cho công việc đào tạo, phát triển năng lực trong mỗi nhân viên. Hay nói trực diện hơn, là quản trị nhân sự sẽ phải nắm rõ được khả năng phát triển của họ, qua đó, đưa ra những chương trình đào tạo chuyên môn phù hợp, trao cơ hội mở để nhân viên có thể thăng tiến trong sự nghiệp và tin tưởng, lựa chọn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. 

Đào tạo phát triển năng lực của nhân viên là vai trò không thể thiếu của một quả trị nhân sựĐào tạo phát triển năng lực của nhân viên là vai trò không thể thiếu của một quả trị nhân sự

3. Phụ trách các vấn đề về lương thưởng, phúc lợi

Bộ phận quản trị nhân sự sẽ trực tiếp quản lý các vấn đề về lương thưởng, chế độ bảo hiểm, phúc lợi cho nhân viên. Những công việc liên quan như: Xét đãi ngộ cho nhân viên đạt thành tích tốt, có thâm niên lâu năm trong doanh nghiệp, thăm hỏi các dịp Lễ tết, quan tâm, động viên các lễ cưới hỏi, ma chay, hay tổ chức sinh nhật cho nhân viên.

Những vấn đề trên, mặc dù không trực tiếp tạo ra doanh thu cho công ty, nhưng đóng góp vai trò rất lớn giúp nhân viên cảm thấy yên tâm, hào hứng, tạo môi trường làm việc tốt, nâng cao hiệu quả công việc. 

III. Những cuốn sách hay về quản trị nhân sự mà bạn không thể bỏ qua 

Những quyến sách quý báu mà quản trị nhân sự nên đọc trong sự nghiệp của mìnhNhững quyến sách quý báu mà quản trị nhân sự nên đọc trong sự nghiệp của mình

1. The New HR Leader's First 100 Days

Gợi ý đầu tiên của 123job, chính là sách quản trị nhân sự nổi tiếng The New HR Leader's First 100 Days (100 ngày trải nghiệm đầu tiên của nhà quản trị mới), tác giả Alan Collins - cựu Phó chủ tịch Nhân sự tại PepsiCo. Cuốn sách giúp độc giả nắm bắt được 15 quy tắc, “phím tắt”, những điều chưa bao giờ được bật mí của những nhà quản trị nhân sự, phong cách lãnh đạo thành công nhất.

Yếu tố tạo nên điều đặc biệt trong cuốn sách, chính là những chia sẻ hết sức chân thành, các chiến lược hiệu quả để rút ngắn quãng đường thành công và cả những bí quyết của một nhà quản trị nhân sự tài ba, tến từ tác giả Alan Collins. 

2. Good to Great - Từ tốt đến vĩ đại

Chúng ta không thể phụ nhận được những kiến thức bao quát nhất về nghiệp vụ quản trị nhân sự mà cuốn sách Good to Great - Từ tốt đến vĩ đại đã mang đến cho độc giả. Sách được xuất bản năm 2001, bởi Jim Collins và nhóm của ông dày công nghiên cứu trong 5 năm, lọt vào Top 5 cuốn sách chuyên sâu về nhân sự do Forbes.com bình chọn một cách đầy thuyết phục. Đúng với cái tên không thể chối từ sự thành công, giá trị cốt lõi của cuốn sách, chính là dạy bạn học quản trị nhân sự, biến điều tốt, bình thường, hay thậm trí là tầm thường trở thành những nhà sở hữu vĩ đại nhất. 

3. Don't Hire the Best - Đừng thuê người giỏi nhất

Cuốn sách Don't Hire the Best sẽ giải đáp cho bạn“Nên tuyển dụng nguồn nhân lực nào cho doanh nghiệp của mình?”, và tác giả Abhijit Bhaduri sẽ trả lời một cách thận trọng nhất về ngành quản trị nhân sự. Bằng các nghiên cứu dàn trải hàng loạt, từ các tập đoàn lớn đến những công ty nhỏ và vừa, chỉ nhận xét một vài ví dụ về kỹ năng lãnh đạo, Abhijit Bhaduri đã đưa ra phương thức giúp bạn thu hút và lựa chọn ứng viên sáng giá nhất. Hơn nữa, sách còn là  những chỉ dẫn cụ thể cho một chuyên gia quản trị nhân sự, cân bằng giữa trách nghiệm công việc và vai trò đối với các thành viên trong công ty. 

4. Creating a Kaizen culture - Xây dựng văn hóa Kaizen

Bạn nghĩ rằng triết lý kinh doanh Kaizen - sự cải tiến không ngừng nghỉ, chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, những quy trình tăng năng suất như Kanban, Lean? Thế nhưng, đó là một quan niệm rất sai lầm, sách quản trị nhân sự Creating a Kaizen culture (Xây dựng văn hóa Kaizen) sẽ đập tan lối mòn tư duy đó.

Các tác giả J. Miller, M. Classicalb Lewski, J. Villafuerte sẽ đưa khái niệm lờ mờ của bạn về Kaizen, thành những phân tích rõ ràng nhất, giúp bạn hiểu chính xác về các nguyên tắc cụ thể và hiệu quả quản trị nhân sự khi áp dụng triết lý có nguồn gốc đến từ Nhật Bản này. 

5. Work Rules - Quy tắc của Google

Nếu bạn còn đang rơi vào vòng xoáy quay cuồng với câu hỏi “Học quản trị nhân sự từ tổ chức nào là hiệu quả nhất”, thì cuốn sách  Work Rules - Quy tắc của Google là một món quà hoàn hảo dành cho bạn. Với tác giả nổi tiếng là Laszlo Bock - Phó chủ tịch cấp cao phụ trách nhân sự của Google, bạn sẽ được đặt chân vào sâu bên trong của tổ chức. Để giải đáp rằng tại sao Google luôn đứng đầu về chất lượng nơi làm việc lý tưởng cho nhân viên: Cách Google tạo ra nền móng văn hóa doanh nghiệp vững chắc - Google Culture, hay phương pháp chiêu mộ, quản trị nhân sự và giữ chân nhân tài.

6. Lean In - Dấn thân

Cuốn sách Lead In - dấn thân, của tác giả Sheryl Sandberg một COO của Facebook, chứa đựng những mảng màu sắc về thông điệp của toàn bộ phụ nữ và đàn ông đang làm ở mọi nơi trên thế giới, tới với nhà quản trị nhân sự của họ. Ở đó, bạn sẽ nhìn thấu được sức mạnh của bình đẳng giới trong ngành quản trị nhân sự, học được cách tạo động lực làm việc cho nhân viên, đặc biệt là phụ nữ và gắn kết, mở ra một “không gian an toàn” để thể hiện tiếng nói của họ. 

7. HR Answer Book - Cẩm nang hỏi đáp về nhân sự

Giống như tên gọi của mình HR Answer Book - Cẩm nang hỏi đáp về nhân sự, đem đến cho bạn một “bánh lái thực” để đi sâu hơn vào công việc của một quản trị nhân sự, đồng thời giải đáp hơn 200 câu hỏi về lĩnh vực này.

Thông qua cuốn sách, tác giả S. Smith và R. Mazin sẽ cho bạn cái nhìn bao quát nhất về quản trị nhân sự giỏi, bao gồm các vấn đề kỷ luật, tạo dựng sự đoàn kết trong tập thể, đào tạo tại chỗ, bảo vệ quyền lợi nhân viên… cho tới những chính sách hoa hồng, nguyên tắc bồi thường, chấm dứt đơn phương hợp đồng. 

IV. 3 hình thức quản trị nhân sự phổ biến nhất hiện nay

1. Quản lý nhân sự tập thể

Quản trị nhân sự tập thể - giúp khuyến khích hiệu quả nhân viên của bạn nói lên ý kiến bản thân họQuản trị nhân sự tập thể - giúp khuyến khích hiệu quả nhân viên của bạn nói lên ý kiến bản thân họ

Trong hình thức quản trị nhân sự tập thể sẽ tập trung nhiều vào định hướng và sự gắn kết trong doanh nghiệp. Các đặc điểm chính bao gồm:

  • Các quyền và chính sách đều được hình thành dựa vào lợi ích của tập thể. 

  • Doanh nghiệp luôn hướng tới định hướng dân chủ tự do, khuyến khích nhân viên đưa ra ý kiến, đề xuất và quan điểm riêng của mình. 

  • Quy định, luật lệ và mô hình kinh doanh đều được đổi mới ngay khi cần thiết và theo cách thức bầu chọn. 

  • Các nguyên tắc nhân sự đều có thể điều chỉnh linh hoạt, nhân viên được thể hiện chính kiến và đưa ra suy nghĩ của bản thân. 

  • Doanh nghiệp sẵn sàng thay đổi các điều kiện quản trị nhân sự đã lỗi thời, tạo điều kiện phát triển hoạt động chính sách nhân viên. 

  • Quản lý nhìn đúng năng lực của nhân viên, để giao nhiệm vụ phù hợp, trao quyền lợi nghiêm túc nhưng vẫn đạt hiệu suất cao. 

  • Lấy tiêu chí đánh giá của nhân viên, bằng những đóng góp, cống hiến cả quyền và nghĩa vụ của họ. 

2. Hình thức truyền thống gia đình

Hình thức quản trị nhân sự truyền thống gia đình có những đặc trưng rất rõ ràng, cụ thể như:

  • Lãnh đạo ở vị trí trung tâm, mô hình quản lý nhân viên, thúc đẩy công việc là lãnh đạo.

  • Doanh nghiệp coi người lao động là đối tượng thuê mướn, tạo doanh thu chính.

  • Nhân viên chỉ được nhận định hướng làm việc, không có quyền tham gia vào ý tưởng kinh doanh của công ty.

  • Chính sách, phúc lợi nhân sự xưa cũ, thiếu tính đổi mới. 

  • Quan tâm tới một phía đóng góp của nhân viên, bỏ qua những quyền lợi và khuyến khích sự phát triển nguồn lực.

  • Doanh nghiệp không xây dựng hành lang phát triển năng lực, chỉ tập trung quản chế, gò ép sự cố gắng của nhân viên. 

Quản trị nhân sự truyền thống gia đình luôn khiến nhân viên cảm thấy gò bó, chịu áp lực công việc cao Quản trị nhân sự truyền thống gia đình luôn khiến nhân viên cảm thấy gò bó, chịu áp lực công việc cao 

3. Lãnh đạo doanh nghiệp kiểu cũ

Đây mà cách thức quản trị nhân sự đã lỗi thời, được áp dụng từ giai đoạn quan liêu, bao cấp. Có những điểm nổi bật chính như:

  • Công việc kiểm duyệt dự án bị đình trệ, do tính chất rườm rà khi phải thông qua hội đồng doanh nghiệp.

  • Quản lý nhân sự còn ít năng lực chuyên môn, thiếu tính trách nhiệm. 

  • Doanh nghiệp chú trọng xây dựng những kế hoạch an toàn, hơn là những giải pháp cải tiến thực sự. 

  • Các nhân viên cống hiến hết mình, lao động vất vả, nhưng không có cơ hội “ghi tên” vào hội đồng. 

  • Quy trình thực hiện và áp dụng các chiến lược bị kéo dài thời gian, đẩy lùi tư duy phát triển nhanh chóng.

V. Kết luận

Muốn trở thành quản trị nhân sự giỏi chưa bao giờ là điều dễ dàng, một lối đi chứa đựng rất nhiều “sỏi đá”, buộc bạn phải vượt qua. Tuy nhiên, nếu nắm bắt được vai trò và hình thức quản trị đúng đắn, thì với bạn chinh phục quản trị nhân sự là điều không hề khó khăn. Hy vọng, với bài viết trên đây, 123job đã trang bị cho bạn “cẩm nang” đầy đủ nhất về lĩnh vực quản trị nhân sự. Chúc bạn thành công!