Bạn là người mới bắt đầu kinh doanh? Bạn chưa có kinh nghiệm lập kế hoạch triển khai công việc kinh doanh? Theo dõi ngay bài viết này để có cho mình bí quyết xây dựng kế hoạch kinh doanh thành công.

Để kinh doanh thành công bạn cần rất nhiều yếu tố như ngân sách lớn, ý tưởng kinh doanh độc đáo, đặc biệt cần chiến lược, kế hoạch kinh doanh phù hợp. Xây dựng một kế hoạch kinh doanh chi tiết, phù hợp sẽ giúp bạn có thể trụ vững và phát triển thành công việc kinh doanh này. Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để có cho mình những kế hoạch kinh doanh tốt nhất nhé!

I. 3 quy tắc xây dựng kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh

1. Kế hoạch kinh doanh cần ngắn gọn và súc tích

Kế hoạch kinh doanh dù chi tiết nhưng vẫn cần được viết một cách ngắn gọn, súc tích, khoa học. Nếu bạn viết quá dài dòng, lan man chỉ khiến thông tin chính sẽ khó nắm bắt, khó chọn lọc và người đọc dễ nhàm chán, không đọc hết được. Kế hoạch kinh doanh giúp chúng ta quản lý dự án hiệu quả, định hướng phát triển doanh nghiệp trong thời gian dài. Ngoài ra kế hoạch kinh doanh ngắn gọn thì sẽ giúp quá trình sửa đổi, bổ sung dễ dàng hơn.

2. Kế hoạch kinh doanh cần phù hợp với người đọc

Một kế hoạch kinh doanh sẽ là để cho nhiều đối tượng đọc từ sếp, quản lý, nhân viên, đối tác,... Chính vì thế những thuật ngữ hay danh từ riêng cần được hạn chế và cần ghi chú. Xây dựng kế hoạch kinh doanh nên sử dụng những từ ngữ dễ đọc, dễ hiểu để nhiều đối tượng có thể tiếp nhận. 

3. Đừng quá sợ hãi khi lập kế hoạch kinh doanh

Việc lập một bản kế hoạch kinh doanh không quá khó, bạn có thể tham khảo trên mạng, của những người đi trước, những người có kinh nghiệm để từ đó phát triển theo nội dung của mình. Hoặc bạn có thể trình bày theo cách suy nghĩ của mình, sau đó nhờ mọi người đọc và đánh giá giúp bạn. Lập kế hoạch kinh doanh cũng giống như việc lập sơ đồ tư duy, càng rõ ràng, logic, khoa học thì càng dễ đọc và thực hiện.

II. Hướng dẫn chi tiết về 6 chương trong bản kế hoạch kinh doanh

Xây dựng kế hoạch kinh doanh

Xây dựng kế hoạch kinh doanh

1. Tóm tắt nội dung dự án

Tóm tắt nội dung dự án là phần giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp, liệt kê những điểm bạn làm. Đây sẽ là phần đầu tiên trong bản kế hoạch kinh doanh nhưng bạn nên hoàn thành nó cuối cùng. Bởi vì đây sẽ là phần thống kê tất cả những thông tin trong bản kế hoạch, chính vì vậy sau khi viết hết các phần chi tiết, bạn viết lại phần này sẽ đầy đủ, tránh thiếu sót những phần nhỏ khác, quan trọng.

Phần tóm tắt hay giới thiệu này có thể trở thành một tài liệu riêng chỉ để liệt kê những thông tin, nội dung nổi bật trong kế hoạch chi tiết. Bản tóm tắt này sẽ giúp các nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp bạn nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu họ ấn tượng với bản kế hoạch kinh doanh này thì họ sẽ yêu cầu xem bản chi tiết, hay một buổi thuyết trình, gặp gỡ, đàm phán chuyên nghiệp hơn.

Để có một bản tóm tắt kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, bạn cần chọn lọc thông tin chính, rõ ràng, súc tích nhất để làm nổi bật doanh nghiệp, dự án của bạn. Tốt nhất là chỉ nên ngắn gọn trong 2 trang A4, được thiết kế đẹp mắt, hấp dẫn và có đầy đủ logo, bộ nhận diện thương hiệu của công ty, doanh nghiệp bạn. Bản tóm tắt kế hoạch sẽ gồm các phần sau:

  • Câu khái quát chung về sứ mệnh hoặc giá trị của sản phẩm mà doanh nghiệp bạn cung cấp, nó cũng gần giống như câu: “Viettel - Hãy nói theo cách của bạn”. Bạn có thể để nó ngay đầu trang, bên dưới tên doanh nghiệp của mình. 
  • Mở đầu với vấn đề mà khách hàng đang gặp phải: Hãy viết một cách ngắn gọn trong khoảng 2 câu về vấn đề mà doanh nghiệp bạn đang nỗ lực để giải quyết cho khách hàng, nhằm đem lại những giá trị tốt đẹp nhất cho họ.
  • Giới thiệu sản phẩm: Mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cung cấp giải pháp gì để giúp cho khách hàng bạn tò mò và muốn sở hữu sản phẩm.
  • Đối tượng mục tiêu: Khách hàng tiềm năng của bạn là ai? Số lượng khách hàng có sẵn như thế nào? Đặc trưng của khách hàng là gì?
  • Mức độ cạnh tranh của sản phẩm: Sản phẩm của bạn có đối thủ cạnh tranh hay là độc nhất? Nếu có đối thủ cạnh tranh thì sản phẩm của bạn được đánh giá như thế nào? 
  • Nhân lực: Hiện tại bạn đang sở hữu đội ngũ nhân viên như thế nào? Hãy chứng minh cho đối tác thấy tiềm năng về sức người của doanh nghiệp bạn là rất lớn, phù hợp để phát triển đường dài.
  • Tóm tắt tình hình tài chính, ngân sách: Thể hiện các tiêu chí như chi phí, lợi nhuận, doanh thu bình quân, dự kiến của bạn cho sản phẩm này. Hãy làm nổi bật tính khả thi về mô hình kinh doanh ấy.
  • Lời mời tài trợ, kêu gọi vốn: Hãy mô tả chi tiết các khoản chi tiêu cần có để nhà đầu tư thấy rõ nguồn tiền họ đầu tư sẽ để làm gì và sinh được lời hay không. Đừng để ý đến độ lớn nhỏ của số tiền vì để được nhận đầu tư bạn sẽ phải đàm phán, thương lượng với nhà đầu tư về số lượng vốn.
  • Kết quả dự kiến: Yếu tố quan trọng, là then chốt của bản kế hoạch kinh doanh đó là tiến trình thực hiện cho kế hoạch này và kết quả dự kiến có thể đạt được. Bạn không nên tô màu hồng cho kết quả, hãy dựa vào thực tế để làm nổi bật khả năng của mình nhé!

2. Nắm bắt cơ hội

Đây là phần kế hoạch chi tiết trong bản kế hoạch kinh doanh của bạn. Để hoàn thành phần này bạn cần trả lời các câu hỏi như: Sản phẩm bạn bán là gì? Nó giải quyết được vấn đề, nhu cầu nào của khách hàng? Thị trường và đối thủ cạnh tranh của bạn là ai? Với bản tóm tắt bên trên chắc chắn người đọc cũng đã có cái nhìn khái quát về sản phẩm của bạn rồi nhưng phần này lại vô cùng quan trọng vì nó đưa đến thông tin chi tiết, cái nhìn sâu hơn về sản phẩm của bạn để thuyết phục đối tác, khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn. 

  • Đặt vấn đề: Hãy bắt đầu với cách đặt ra vấn đề mà khách hàng mục tiêu của bạn đang gặp phải. Điều họ mong muốn là gì? Hãy khảo sát những khách hàng mục tiêu của bạn để chắc chắn rằng những điều bạn viết trong bản kế hoạch kinh doanh này xác thực. Ngoài ra bạn cũng có cái nhìn trực quan hơn về chính sản phẩm của mình, về mức độ phục vụ, giải quyết nhu cầu của khách hàng
  • Đưa ra giải pháp: Sản phẩm, dịch vụ của bạn chính là giải pháp mà khách hàng cần. Hãy mô tả chi tiết công dụng của nó, nó cung cấp gì cho khách hàng, họ sẽ được hưởng lợi ích như thế nào khi sử dụng chúng, tại sao họ lại dùng sản phẩm của bạn thay vì các sản phẩm khác,...
  • Đánh giá thị trường mục tiêu: Nghiên cứu thị trường là bước không thể thiếu của bất cứ doanh nghiệp nào. Bạn cần xác định khách hàng mục tiêu của bạn là ai, số lượng như thế nào? Đối thủ cạnh tranh của bạn mạnh hay yếu, nhiều hay ít? Thị trường kinh doanh sản phẩm của bạn có ổn không, có tiềm năng phát triển lâu dài hay không?
  • Vẽ ra chân dung khách hàng lý tưởng cho sản phẩm của bạn: Xác định được phân khúc thị trường mục tiêu thì bạn cần vẽ rõ, chi tiết về đối tượng khách hàng của mình. Họ là những ai, giới tính, lứa tuổi, mức thu nhập, sở thích của họ, những điều họ quan tâm, những thứ họ cần,... Những yếu tố này sẽ giúp bạn trong việc đánh vào tâm lý, thuyết phục khách hàng qua nội dung truyền thông mà bạn gửi đến họ về sản phẩm của mình.
  • Khả năng cạnh tranh: Hãy so sánh, đánh giá doanh nghiệp, sản phẩm của mình với thị trường mục tiêu để thấy sản phẩm của mình có phát triển lâu dài được không. Đánh giá sản phẩm doanh nghiệp mình với đối thủ cạnh tranh để thấy được lợi thế của bạn và những nhược điểm cần khắc phục. Hãy thống kê chúng thành một ma trận để đánh giá chuẩn xác nhất.
  • Cung cấp chiến lược dài hạn: Hãy chỉ ra những giá trị của sản phẩm, doanh nghiệp bạn có thể phát triển lâu dài. Hãy viết ra 1 đoạn nói về tiềm năng đầu tư trong tương lai, sự phát triển, mở rộng của doanh nghiệp bạn.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh

Xây dựng kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

3. Xây dựng kế hoạch vận hành

Có ý tưởng tốt, lên ngân sách hoàn chỉnh nhưng vận hành được nó mới là quan trọng. Để vận hành tốt bạn cũng cần có kế hoạch kinh doanh chi tiết như mảng marketing và sale như thế nào, làm sao để định vị thương hiệu trong lòng người tiêu dùng, định giá cho sản phẩm như thế nào thì phù hợp,...

a, Kế hoạch dành cho marketing & sales

Để làm tốt kế hoạch này bạn cần phân định được thị trường, khách hàng mục tiêu để từ đó đưa ra những chiến lược Marketing phù hợp nhất. Ví dụ thị trường của bạn là quần áo cho trẻ em, phân khúc khách hàng của bạn là những bà mẹ bỉm sữa từ 25-40 tuổi, có thu nhập hàng tháng từ 5 triệu trở lên chẳng hạn vậy bạn cần bán hàng cho họ với những thông điệp gì? Bạn nên cung cấp thông tin gì để khiến khách hàng tò mò và quan tâm, đó là điều bạn cần làm.

 b, Chiến lược định vị thương hiệu doanh nghiệp

Dù bạn có là doanh nghiệp trẻ, mới bước chân vào thị trường nhưng nếu sản phẩm bạn tốt, bạn cung cấp cho khách hàng những thông tin bổ ích, bạn độc đáo trong số những thứ nhàm chán, chắc chắn bạn sẽ thắng. Để định vị thương hiệu trong lòng khách hàng cần một khoảng thời gian dài và chiến lược truyền thông đúng đắn. Đầu tiên sản phẩm của bạn phải chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, sản phẩm của bạn vượt trội hơn các sản phẩm khác. 

Thứ hai, tích cực truyền thông cho khách hàng về những ưu điểm của sản phẩm bạn, những đánh giá từ chuyên gia, những cảm nhận thật của khách hàng đã từng dùng, nếu có thể hãy tham gia đóng góp cho xã hội những giá trị có ích. Khi bạn khẳng định được giá trị nhân văn của mình trong lòng khách hàng, bạn sẽ khác biệt và được đánh giá cao trong lòng khách hàng. 

 c, Định giá sản phẩm

Định giá sản phẩm cũng như thương hiệu của bạn cần dựa trên nhiều yếu tố và bạn cũng cần truyền thông theo giá trị của doanh nghiệp bạn để khách hàng hiểu. Nếu bạn là một nhãn hàng cao cấp, hãy cho khách hàng thấy sự đẳng cấp, sang trọng mà bạn có. Nếu bạn là hàng bậc trung, hãy cho khách hàng thấy lợi ích sản phẩm, giá cả phù hợp với họ. Để định giá đúng sản phẩm cũng như định vị doanh nghiệp tổng thể chúng ta cần có một số nguyên tắc sau:

  • Định giá sản phẩm dựa trên chi phí (chi phí sản xuất, nhân công, chi phí hoạt động của doanh nghiệp, chi phí truyền thông, lợi nhuận,...)
  • Giá sản phẩm phù hợp với khách hàng mục tiêu.
  • Giá cả cạnh tranh so với đối thủ

 d,Xúc tiến thương mại

Để đẩy nhanh tiến độ bán hàng, tăng doanh thu, trong kế hoạch kinh doanh bạn cần có chiến lược xúc tiến thương mại hợp lý, hấp dẫn. Các bước xúc tiến bạn cần quan tâm gồm:

  • Sản xuất bao bì sản phẩm riêng: Bộ nhận diện thương hiệu cần được in ấn ở bao bì sản phẩm. Vì đây là một hình thức để khách hàng nhận biết, ghi nhớ về thương hiệu của bạn. Nếu bạn có bao bì sản phẩm đẹp, độc đáo, hấp dẫn sẽ khiến khách hàng mong muốn mua sản phẩm đó.
  • Đầu tư cho truyền thông, quảng cáo: Hiện nay có rất nhiều hình thức, kênh để truyền thông, quảng cáo sản phẩm của bạn như báo chí, mạng xã hội,... Bạn cần có kế hoạch truyền thông đúng hướng, hãy đo lường kết quả và sử dụng ngân sách hợp lý cho hình thức này nhé!
  • Chăm sóc cho content marketing thật chất lượng: Trong thời đại 4.0 người ta đề cao đến nội dung hơn hình thức, chính vì vậy mà chúng ta có thể khẳng định “content is king”. Đẩy mạnh những nội dung tích cực, có ích cho khách hàng để họ gắn bó, trung thành, tin dùng sản phẩm của bạn.
  • Hợp tác thông minh với doanh nghiệp khác: Để tạo ra nhiều giá trị hữu ích cho người dùng, bạn đừng ngại liên kết với các doanh nghiệp khác để nâng cấp trải nghiệm cho khách hàng nhé! Bạn có thể liên kết với dịch vụ giao hàng để sản phẩm đến tận tay khách hàng một cách thuận tiện nhất. Liên kết với nhà sản xuất bao bì để thiết kế ra những bộ nhận diện sản phẩm đẹp mắt, độc đáo,... Đây là một hình thức cần được lưu ý trong bản kế hoạch kinh doanh.

e, Vận hành doanh nghiệp

Để vận hành doanh nghiệp sản xuất, hoạt động trôi chảy bạn cần có nguồn cung ứng và ứng dụng khoa học công nghệ. Hãy tìm và lựa chọn nguồn cung ứng nguyên liệu chất lượng, vừa để tối ưu sản phẩm vừa tiết kiệm chi phí. Các ứng dụng khoa học, công nghệ sẽ nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm cho bạn.

f, Phân phối sản phẩm

Phân phối là hình thức đưa sản phẩm của doanh nghiệp tới người tiêu dùng. Mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp có các kênh và mô hình phân phối khác nhau như:

  • Phân phối trực tiếp: Doanh nghiệp có cửa hàng, showroom để khách hàng đến xem hàng, lựa chọn và mua.
  • Phân phối bán lẻ: Doanh nghiệp đưa hàng tới nhiều cửa hàng nhỏ hơn. Ví dụ bạn là công ty dược phẩm, bạn sẽ phân phối sản phẩm của mình tới các hiệu thuốc nhỏ lẻ.
  • Phân phối cho đại diện sản xuất: Đây là một đơn vị trung gian giữa nhà sản xuất và các nhà bán lẻ. Bạn có thể làm việc với họ, trích hoa hồng trên sản phẩm mà họ giao bán được.

 i, Cột mốc và số liệu

Hãy luôn đặt cho mình những cột mốc mục tiêu để bạn có thể đánh giá được mình có thành công, có đạt được những gì mình đã đặt ra hay không. Ngoài ra các số liệu cũng cần được ghi chép, lưu giữ cẩn thận để phân tích, tìm ra cách tối ưu nhất cho doanh nghiệp bạn.

 h, Kết quả đạt được

Với những mục tiêu bạn đã đặt ra, hãy nhìn lại những số liệu để xem kết quả bạn đạt được nhé. Dù kết quả có tốt hay xấu thì cũng đừng quá chủ quan hay chán nản, hãy tiếp tục tìm những ý tưởng mới, hình thức phát triển độc đáo để tồn tại trong thương trường khắc nghiệt này nhé! 

k, Giả định chính và rủi ro

Bên cạnh những chiến lược, mục tiêu màu hồng, viễn cảnh đẹp mà bạn mong muốn thì hãy luôn vẽ ra một mặt khác. Đưa những giả định trong kế hoạch kinh doanh là những trường hợp xấu xảy ra và cách xử lý để nếu trong thực tế có xảy ra chắc chắn bạn sẽ xử lý nhanh chóng, hiệu quả nhất, giảm thiểu những tổn thất cho doanh nghiệp.

4. Xác định nguồn lực

Đối với bất cứ công ty nào, yếu tố nhân lực vẫn luôn là yếu tố quan trọng giúp công ty, doanh nghiệp đó vận hàng, phát triển tốt hơn. Đầu tư vào nguồn nhân lực luôn là khoản đầu tư không bao giờ lỗ. Để có một đội nhóm làm việc tốt thì khâu đào tạo luôn được cân nhắc và sắp xếp đầu tiên. Khi tuyển chọn nhân viên, các công ty cũng cần tuyển chọn những con người có năng lực, thái độ tốt, phù hợp với môi trường, sứ mệnh mà công ty hướng tới. Trong bản kế hoạch kinh doanh thì bạn cũng nên để một phần nhỏ dành cho phần giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp với kế hoạch quản lý nhân sự, đội ngũ nhân viên của mình.

  • Tổng quan về doanh nghiệp nên được viết ngắn gọn, chọn lọc những thông tin chính, hấp dẫn nhất:
  • Tuyên bố sứ mệnh (mission statement): Viết ngắn gọn thể hiện giá trị, những mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới cũng như sẽ làm.
  • Quyền sở hữu trí tuệ: Nếu bạn có những sáng chế liên quan đến công nghệ, khoa học, hãy đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ và trong bản kế hoạch kinh doanh cũng cần ghi rõ là đã đăng ký hoặc đang trong quá trình đăng ký.
  • Lịch sử hình thành của công ty, doanh nghiệp: Chỉ nêu những điểm nổi bật, những dấu mốc quan trọng trong sự hình thành và quá trình phát triển, không nên viết dài dòng vì sẽ không ai muốn đọc.
  • Vị trí địa lý: Hiện tại công ty bạn đang ở đâu, có kho bãi, nhà xưởng hay không và nó ở vị trí nào, thuận tiện hay không để các đối tác có thể hình dung ra mô hình kinh doanh của bạn.

Lên kế hoạch kinh doanh

Lên kế hoạch kinh doanh

5. Lên kế hoạch tài chính

Kế hoạch kinh doanh luôn cần những thông số, kế hoạch chi tiêu, sử dụng ngân sách, nguồn tài chính doanh nghiệp rõ ràng. Báo cáo tài chính cần theo các yêu cầu dưới đây:

  • Dự báo doanh số: Đây sẽ là những con số dự kiến mà bạn mong muốn đạt được theo từng tháng
  • Kế hoạch nhân sự: Trong bản kế hoạch này bạn cần ghi rõ số tiền bạn dự định chi trả cho nhân viên là bao nhiêu. Cần ghi rõ theo từng nhóm, phòng ban,...
  • Báo cáo lợi nhuận và lỗ (P&L): đây sẽ là bảng tập hợp tất cả các số liệu để có thể tính được doanh nghiệp bạn đang lời hay lỗ. Báo cáo này sẽ gồm các yếu tố sau: doanh số, giá vốn hàng bán, tổng lợi nhuận, chi phí hoạt động, lợi nhuận ròng,...
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: sẽ giúp bạn trong khâu gọi vốn, vay vốn để phát triển doanh nghiệp khi bạn không còn đủ khả năng xoay sở một mình.
  • Bảng cân đối kế toán: là tổng quan tình hình tài chính doanh nghiệp, nó sẽ liệt kê tài sản, khoản nợ,... của bạn, từ đó có thể xác định được tài sản doanh nghiệp bạn có.
  • Kế hoạch sử dụng tiền quỹ: nếu bạn đang kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư thì bản kế hoạch sử dụng tiền quỹ sẽ giúp nhà đầu tư biết rõ khoản tiền của họ được sử dụng trong những chi phí nào, khoản nào, có hợp lý hay không.

6. Phụ lục

Đây là phần không bắt buộc trong bản kế hoạch kinh doanh, nhưng nếu bạn có bất cứ biểu đồ, bảng biểu hay ghi chú nào thì có thể liệt kê ở đây. Việc chú ý đến trình bày phần phụ lục trong kế hoạch kinh doanh cũng là một phần thể hiện sự chu đáo của người thực hiện.

III. Kết luận

Trên đây là những thông tin liên quan đến những quy tắc để xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Để đi đến thành công, chúng ta cần kiên trì, làm từng bước thật tỉ mỉ, cẩn thận. Một bản kế hoạch kinh doanh tốt cũng sẽ thể hiện một người lãnh đạo tốt, có tầm nhìn cũng như hướng đi tốt cho một doanh nghiệp phát triển. Chúc các bạn thành công!