Là một CEO hoặc giám đốc điều hành cấp cao, bạn có thể nghĩ rằng khi nói đến thương hiệu, công ty của bạn nên là trọng tâm. Tuy nhiên, trong thực tế, thương hiệu cá nhân của bạn có vai trò cũng quan trọng không kém.

Theo một nghiên cứu của Weber Shandwick và KRC Research ước tính rằng 44% giá trị thị trường của công ty có thể được liên kết trực tiếp với danh tiếng của CEO. Do đó, vậy việc xây dựng thương hiệu cá nhân mạnh mẽ ngay từ bây giờ là điều vô cùng cần thiết đối với các CEO.

I. Thương hiệu cá nhân là gì? 

Khi nhắc đến cụm từ thương hiệu, chắc hẳn ngay tức khắc, những cái tên quen thuộc như là Apple, Samsung, Cocacola… sẽ xuất hiện trong tâm trí của mọi người. Chúng ta đã từng nghĩ về các thương hiệu chỉ gắn liền với các doanh nghiệp, tổ chức nhưng ngày nay, bất cứ điều gì cũng có thể là một thương hiệu. Ngay cả khi là một cá nhân, bạn cũng có thể tạo cho mình một thương hiệu cá nhân.

Nếu như thương hiệu là tổng hợp tất cả những hiểu biết, ấn tượng và niềm tin của mọi người về một sự vật, hiện tượng thì thương hiệu cá nhân là: Tổng hợp tất cả những hiểu biết, ấn tượng và niềm tin của mọi người về một cá nhân.

Xây dựng thương hiệu cá nhân hiểu đơn giản là cách bạn quảng bá bản thân mình. Đó là sự kết hợp độc đáo của các kỹ năng, kinh nghiệm và tính cách mà bạn muốn người theo dõi của mình nhìn thấy. Đó là cách kể về câu chuyện của bạn, và cách nó phản ánh hành vi, lời nói và thái độ của bạn.

khái niệm thương hiệu cá nhân

Xây dựng thương hiệu cá nhân hiểu đơn giản chính là cách bạn quảng bá bản thân mình

II. Những lợi ích khi xây dựng thương hiệu cá nhân dành cho CEO 

Đối với CEO, thương hiệu cá nhân của họ là một phần trong nhận thức của công chúng về công ty. Xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ mang đến những lợi ích dành cho CEO:

1. Giúp CEO mở ra nhiều cơ hội trong kinh doanh hơn

Một thương hiệu cá nhân hiệu quả sẽ giúp bạn phân biệt được với các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh của bạn. Với chiến lược khác biệt hóa, mọi người sẽ biết đến bạn, tìm hiểu về bạn và doanh nghiệp bạn, dần dần sẽ mua sản phẩm và dịch vụ từ doanh nghiệp bạn. 

2. Xây dựng thương hiệu cá nhân và thương hiệu công ty cùng một lúc

Steve Jobs đã sử dụng thương hiệu cá nhân tốt, mang lại rất nhiều danh tiếng cho công ty Apple. Tương tự, thương hiệu cá nhân của Elon Musk có lẽ được biết đến nhiều hơn thương hiệu công ty của Tesla. Có rất nhiều doanh nhân nổi tiếng khác thành công trong việc xây dựng một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ và họ đều biết cách tận dụng nó để quảng bá và thu hút khách hàng cho doanh nghiệp.

3. Định vị được sự tin tưởng và thẩm quyền

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp biết rằng thương hiệu cá nhân của họ là một phần quan trọng trong việc xây dựng niềm tin của công chúng vào công ty. Nói cách khác, có nhà quản trị nhân sự đáng tin cậy ở vị trí lãnh đạo là điều quan trọng hơn bao giờ hết và họ có thể đóng vai trò là thỏi nam châm không chỉ thu hút các khách hàng mà còn thu hút các nhà đầu tư, đối tác…

Điều quan trọng hơn nữa là có một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ giúp bạn lấy được sự tin tưởng từ nhân viên. Tất cả trong nội bộ công ty, từ nhân viên tới các cấp quản lý đều sẽ cảm thấy tự hào và yên tâm hơn khi có một CEO có thương hiệu.

4. Nhận được sự ưu ái của giới truyền thông

Với sự xuất hiện của bạn, lưu lượng truy cập trang web tăng 20% và lượt giới thiệu trên mạng xã hội tăng 15%. Vậy tại sao giới truyền thông lại có thể bỏ qua bạn? Các phương tiện truyền thông liên tục tìm kiếm các chuyên gia mang những thương hiệu cá nhân với đặc điểm thu hút ,nhằm gây ấn tượng với đại bộ phận khán giả của họ. 

Tài nguyên thương hiệu cá nhân sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội xuất hiện nhiều hơn trên các trang báo, tạp chí, ấn phẩm truyền hình... Đây là mối quan hệ có tính hai chiều vì sự quảng bá trước công chúng này cũng góp phần làm tăng độ phủ cho thương hiệu cá nhân của bạn.

lợi ích từ xây dựng thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân không chỉ giúp bạn gia tăng lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh mà còn giúp thu hút thêm khách hàng đến với doanh nghiệp của bạn

5. Xây dựng được mạng lưới quan hệ rộng và bền vững

Khi thương hiệu cá nhân của bạn phát triển, mọi người sẽ bắt đầu nghĩ về bạn ở cấp độ cảm xúc (như một thương hiệu), không chỉ đơn giản là một cấp độ trí tuệ (như một chức danh công việc). Ý thức đó cho phép nhiều người muốn kết nối với bạn không chỉ về lĩnh vực kinh doanh mà còn về trạng thái cảm xúc. Khi hiểu được tầm quan trọng của việc quản trị thương hiệu, bạn sẽ nhận ra việc tạo lập được mạng lưới quan hệ rộng và bền vững mang lại rất nhiều lợi ích cho công việc và cuộc sống của bạn

6. Thu hút nhiều khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp

Thương hiệu cá nhân của bạn là một lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trong tâm trí của khách hàng tiềm năng. Mọi người thay vì tìm đến những nhà kinh doanh ít tên tuổi hoặc không được biết đến thì sẽ lựa chọn bạn - hay chính doanh nghiệp bạn để sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

7. Định vị sản phẩm/dịch vụ cao hơn

Lợi ích của việc sở hữu thương hiệu cá nhân là bạn có khả năng nâng cao giá trị doanh nghiệp cũng như định vị sản phẩm/dịch vụ của mình cao cấp hơn. Mặt khác, nếu không có thương hiệu, doanh nghiệp bạn sẽ không có chỗ đứng trên thị trường và nhanh chóng bị áp đảo bởi nhiều đối thủ cạnh tranh khốc liệt.

8. Tạo ra nền tảng phát triển doanh nghiệp lâu dài

Bạn là CEO, bạn mang nhiệm vụ của một nhà quản lý cần phá triển doanh nghiệp bền vững, khi đó thương hiệu cá nhân chính là một cách mang lại nhiều yếu tố thuận lợi để tổ chức của bạn phát triển. Khi đó, dù bạn có xây dựng thêm nhiều chi nhánh hay mở rộng quy mô sang nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì bạn đã có một nền tảng vững chắc đó là độ nhận biết và niềm tin của mọi người.

III. Bật mí cách CEO tối đa hóa lợi ích từ việc xây dựng thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân mở ra nhiều cơ hội khác nhau dành cho bạn cũng như doanh nghiệp của bạn. Việc xây dựng một thương hiệu cá nhân hấp dẫn sẽ dễ dàng nếu bạn làm theo 7 bước cụ thể sau:

1. Xây dựng nền tảng thương hiệu cá nhân

Cách xây dựng một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ là bạn phải hình thành được một nền tảng chắc chắn. Nguyên tắc quan trọng ở đây là authenticity - sự chính xác. Hãy nhớ rằng, xây dựng thương hiệu cá nhân là chia sẻ đích thực bản thân bạn với thế giới. Thay vì việc tạo ra một hình mẫu lý tưởng hào nhoáng nhưng không phản ánh được giá trị con người của bạn, thì bạn nên thể hiện bản thân một cách chính xác nhất và không ngừng rèn luyện kỹ năng lãnh đạo để hình ảnh cảu bạn ngày càng hoàn thiện. Bạn phải định vị một cách chính xác bạn là ai và xác định những gì bạn muốn hướng đến, sau đó thể hiện một cách trung thực chúng vào thương hiệu cá nhân (tất nhiên bạn có thể phóng đại hơn một chút).

Đầu tiên bạn phải tự tìm ra những giá trị và tiềm năng của mình bằng việc trả lời những câu hỏi:

  • Kỹ năng và thành tích: Tôi có những kỹ năng độc đáo nào? Trong lĩnh vực công việc nào tôi nổi trội? Tôi đã đạt được những gì trong thời gian qua?
  • Đam mê và sở thích: Tôi đam mê điều gì nhất? Điều gì khiến tôi thấy hứng thú?
  • Giá trị cốt lõi và niềm tin: Giá trị cốt lõi của tôi là gì? Tôi tin tưởng nhất vào điều gì? 

Tiếp theo, sắp xếp chúng thành các yếu tố chính của thương hiệu cá nhân của bạn:

  • Tầm nhìn thương hiệu: Tôi muốn được biết đến vì điều gì? Nếu tôi có thể là chuyên gia hàng đầu về một chủ đề, thì nó sẽ là gì?
  • Sứ mệnh thương hiệu: Lý do gì khiến tôi muốn phát triển thương hiệu cá nhân? Ai là người tôi muốn gây ảnh hưởng? Những điều tôi muốn thể hiện?
  • Thông điệp thương hiệu: Tôi muốn truyền đạt thông điệp quan trọng nào? Nếu tôi chỉ có thể đưa ra một lời khuyên, nó sẽ là gì?
  • Tính cách thương hiệu: Một số đặc điểm cá nhân tôi muốn đưa vào thương hiệu? Định vị thương hiệu cá nhân tôi sẽ là như thế nào?

2. Xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Không thể khiến tất cả mọi người thích bạn vậy nên sẽ là sai lầm nếu bạn lại cố gắng thu hút càng nhiều người càng tốt khi xây dựng thương hiệu cá nhân của mình. Xác định đối tượng mục tiêu là quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn và cũng quan trọng đối với cá nhân bạn. Bởi vì họ là người trực tiếp gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp chứ không phải là số đông công chúng. 

Để tiếp cận được và nắm bắt tâm lý khách hàng mục tiêu của mình bạn cần xác định chân dung dựa trên các yếu tố:

  • Nhân khẩu học: Họ bao nhiêu tuổi? Giới tính là gì? Trình độ học vấn của họ là gì? Họ làm nghề gì? Tình trạng hôn nhân?
  • Hy vọng và ước muốn: Họ muốn tương lai của họ như thế nào? Mục tiêu của họ là gì?
  • Thách thức: Những trở ngại nào họ phải đối mặt? Tại sao họ không thể đạt được mục tiêu của mình?

3. Cung cấp một lời đề nghị khó lòng từ chối

Tạo ra doanh thu là một trong những mục tiêu để CEO xây dựng một thương hiệu cá nhân, do đó bạn cần có thứ gì để kinh doanh cho đối tượng mục tiêu của mình. Thật là đáng buồn nếu như doanh nghiệp sản xuất ra một sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng có nhu cầu. Do đó ngoài việc xác định đối tượng mục tiêu của mình thì bạn cần phải nắm bắt tâm lý khách hàng, đưa ra một lời đề nghị mà khách hàng khó lòng từ chối. Công thức để tạo ra một đề nghị như thế là:

Điều bạn thích làm + Điều bạn làm tốt nhất + Điều khán giả của bạn muốn nhất = Đề nghị không thể từ chối

Ngay sau khi bạn đã có một lời đề nghị không thể từ chối thì bạn cần phải thể hiện điều đó với khách hàng. Việc trả lời hai câu hỏi sau sẽ giúp khách hàng hiểu hơn về bạn:

  • Bạn mang lại những giá trị gì để khách hàng sẵn sàng bỏ ra chi phí để mua?
  • Và bạn làm nó như thế nào? 

4. Tối ưu hóa website cá nhân 

Bây giờ là lúc để tham gia vào việc tối ưu hóa sự hiện diện trực tuyến của bạn để phát triển thương hiệu cá nhân. Bạn sẽ bắt đầu với trang web cá nhân của mình, vì nó là tài sản do chính bạn điều hành và kiểm soát. Trang web của bạn là một trong những nơi chính mà mọi người biết bạn là ai và bạn làm gì. Do đó ấn tượng đầu tiên thực sự quan trọng khi nói đến trang web của bạn. Nếu họ hiểu ngay bạn là ai và bạn sẽ giúp họ giải quyết vấn đề như thế nào thì họ ngay lập tức cảm thấy bạn chính là người họ cần. Nhưng nếu trang web bạn không tốt, họ sẽ rời đi ngay tức khắc. Bên cạnh đó trang web của bạn nên được tối ưu hóa để chuyển đổi khách truy cập ngẫu nhiên thành khách hàng trả tiền. 

Vậy làm thế nào để bạn tối ưu hóa trang web của bạn để phản ánh thương hiệu của bạn? Bạn nên thực hiện dựa trên các yếu tố sau:

  • Logo thiết kế chuyên nghiệp: Một logo chuyên nghiệp cho mọi người thấy rằng bạn nghiêm túc với những gì bạn làm và thực sự coi bạn là một thương hiệu. 
  • Tuyên bố giá trị của bạn: Đảm bảo rằng mọi giá trị bạn mang đến được hiển thị nổi bật ngay trên trang chủ. Đó là những gì sẽ thu hút họ và khiến họ muốn điều tra thêm về bạn.
  • Hình ảnh chuyên nghiệp: Hình ảnh chất lượng thấp cuối cùng sẽ phản ánh kém về thương hiệu của bạn. Do đó, bạn phải sử dụng hình ảnh chuyên nghiệp nhất trên trang web cũng như trên các mạng xã hội của bạn.
  • Hiệu ứng truyền thông (lời chứng thực): Đánh dấu thương hiệu bạn (bằng logo) trên mọi ấn phẩm truyền thông nào mà bạn từng tham gia, đồng thời đăng tải những lời chứng thực tích cực từ mọi người về bạn.
  • Lời kêu gọi hành động rõ ràng: Cuối cùng, bạn muốn mọi người hành động khi họ vào trang web của bạn. Hãy tạo các lời kêu gọi như là: đăng ký tư vấn miễn phí, điền ngay thông tin để được tham gia... Hãy cung cấp cho khách hàng truy cập một lời kêu gọi hành động rõ ràng.

Ngoài ra trên trang web cá nhân, bạn cũng có thể phát triển các trang mô tả chi tiết dịch vụ, trang cho đi tài nguyên miễn phí...

cách xây dựng thương hiệu cá nhân

Xây dựng thương hiệu cá nhân là chia sẻ đích thực bản thân bạn với thế giới

5. Có chiến lược nội dung hấp dẫn cho thương hiệu cá nhân

Mỗi phần nội dung bạn chia sẻ với khách hàng của bạn sẽ phục vụ để xây dựng thương hiệu cá nhân. Vì vậy, việc xây dựng chiến lược nội dung hấp dẫn là điều vô cùng quan trọng. Đầu tiên bạn cần cách phân tích và lựa chọn tất cả các nội dung thu hút đối khách hàng mục tiêu. Bạn không thể tạo ra được tất cả chủ đề nên trong list danh sách các nội dung đó, bạn cần quyết định loại hình nội dung sẽ phù hợp nhất và bạn sẽ sản xuất nội dung đó.

  • Những loại hình nội dung phổ biến bao gồm: blog, video, slide, ebook…
  • Các phương tiện truyền thông nội dung hiệu quả: Social media, email, podcast, youtube…

Điều quan trọng bạn cần chú ý là sự nhất quán và chất lượng nội dung đăng tải. Ngoài ra hãy đảm bảo nội dung bạn đăng tải thường xuyên với tần suất hợp lý và lựa chọn phương tiện phù hợp. 

6. Có chiến lược tăng sự nhận diện thương hiệu cá nhân

Bạn muốn đi nhanh hơn trên con đường đến với công chúng thì cần phải có chiến lược gia tăng độ nhận diện hiệu quả

  • PR - quan hệ công chúng: Bạn được xuất hiện trên các ấn phẩm truyền thông và được mời tham gia với tư cách chuyên gia ở các hội thảo, các cuộc thi, chương trình TV...
  • Public speaking - Diễn thuyết trước công chúng: Diễn thuyết tại các sự kiện trực tiếp, các nhóm bàn luận có khách hàng mục tiêu của bạn quan tâm
  • Partnerships - Quan hệ đối tác: Mỗi đối tác đều có thể mang đến cho bạn một số cơ hội như được phỏng vấn, được giới thiệu khách hàng...

7. Xây dựng một cộng đồng khách hàng của thương hiệu cá nhân

Một trong những cách xây dựng thương hiệu của bạn tốt nhất là tạo ra một cộng đồng nơi bạn và các thành viên đều có thể giúp đỡ lẫn nhau. Giá trị trong việc xây dựng một cộng đồng là nó thuyết phục và gia tăng sự tin tưởng của khách hàng bằng việc những người khác tham gia quảng bá thương hiệu của bạn.

Một số hình thức cộng đồng mà bạn có thể xây dựng xung quanh thương hiệu và doanh nghiệp của mình:

  • Nhóm Facebook: Là cộng đồng giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân trên facebook. Facebook group tạo ra nơi mà mọi người có thể tương tác với nhau, chia sẻ ý tưởng và thảo luận, đặt câu hỏi... Bạn có thể tìm hiểu về những bí quyết tăng tương tác Facebook hiệu quả nhất hiện nay để xây dựng thương hiệu tốt hơn.
  • Tổ chức sự kiện trực tiếp: Các sự kiện trực tiếp cho phép bạn gặp gỡ các khán giả/khách hàng của bạn. Các buổi họp mặt, workshop chia sẻ hoặc bữa tối riêng tư là những cách tuyệt vời để làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa CEO và mọi người xung quanh
  • Trang web thành viên: Đối với một khoản phí nhỏ hàng tháng, CEO có thể cung cấp cho mọi người quyền truy cập độc quyền vào những nội dung và giá trị bạn cung cấp. Bạn cũng có thể cấp cho họ quyền truy cập, liên lạc và tham dự các diễn đàn của bạn một cách thường xuyên.

IV. Kết luận

Là một CEO bạn luôn cố gắng tiếp thị dịch vụ và sản phẩm của mình nhưng cũng đừng quên bạn cũng cần tiếp thị bản thân. Do đó dù chiến lược kinh doanh như thế nào, công việc quản lý ra sao thì bạn nên xây dựng thương hiệu cá nhân của mình để dễ dàng đạt được những mục tiêu đề ra.