Bài viết dưới đây 123job.vn xin cung cấp cho bạn một vị trí đang “hot” hiện nay - giám đốc bán hàng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu giám đốc bán hàng là gì?, giám đốc bán hàng khu vực là gì?, nhiệm vụ của giám đốc bán hàng cũng như các kỹ năng cần có của giá
I. Giám đốc bán hàng là gì?
Giám đốc bán hàng là người chịu trách nhiệm, điều hành mọi công việc, hoạt động và bộ máy liên quan đến đầu ra của sản phẩm và dịch vụ của công ty theo chiến lược kinh doanh của công ty ở từng thời điểm. Những hoạt động chính của bộ máy bán hàng mà giám đốc bán hàng sẽ đảm nhiệm là: Tiếp thị, bán hàng, xây dựng và phát triển hệ thống phân phối, hệ thống khách hàng, chăm sóc khách hàng, hỗ trợ bán hàng, tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ bán hàng...
Giám đốc bán hàng khu vực là giám đốc bán hàng có nhiệm vụ quản lý lực lượng bán hàng trong khu vực của mình, là người chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động bán hàng, đáp ứng các mục tiêu và quản lý đội ngũ bán hàng trong khu vực.
II. Nhiệm vụ của giám đốc bán hàng
Giám đốc bán hàng sẽ làm những công việc liên quan mật thiết đến quản trị bán hàng, quản lý đội ngũ kinh doanh. Nói đúng hơn mục tiêu của giám đốc bán hàng sẽ hướng vào doanh số, điều khiển quy trình kinh doanh, tổ chức và đề xuất chiến lược kinh doanh cho Doanh Nghiệp. Các nhiệm vụ của giám đốc bán hàng bao gồm:
- Huấn luyện nhân viên từ những ngày đầu tiên để hòa nhập với phong cách làm việc riêng của công ty.
- Đôn đốc nhân viên làm việc, khuyến khích, phát triển, đào tạo và huấn luyện họ trở thành nhân viên giỏi của công ty.
- Thiết lập chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình hiện tại và tạo chiến lược đi đúng đắn trong tương lai.
- Quản lý quy trình hoạt động của công ty theo hướng đi đã đề ra, chỉnh đốn kịp thời những sai sót
- Tạo mối quan hệ mật thiết với khách hàng nhằm nâng cao niềm tin và giữ chân khách hàng
- Tạo mối quan hệ với đối tác mục đích để học hỏi kinh nghiệm, hợp tác, nhờ sự trợ giúp khi cần thiết
- Đảm bảo ngân sách, kiểm soát chi phí đảm bảo quy trình hoạt động của công ty diễn ra bình thường.
III. Trách nhiệm của giám đốc bán hàng
Sau khi chúng tôi đưa ra khái niệm và vai trò của giám đốc bán hàng chắc hẳn các bạn cũng đã hình dung phần nào về vị trí này. Trong mục tiếp theo, chúng tôi xin đưa ra một số trách nhiệm mà giám đốc bán hàng đảm nhiệm:
1. Quản trị đội ngũ chào hàng
Giám đốc bán hàng có trách nhiệm huấn luyện nhân viên chào hàng, thiết lập các tiêu chuẩn về kết quả hoạt động, phát triển các nhân viên chào hàng, khuyến khích các nhân viên chào hàng, đánh giá các nhân viên chào hàng. Sự thi hành đúng đắn các trách nhiệm này dẫn đến kết quả hoạt động tốt hơn cho cả nhân viên chào hàng và giám đốc bán hàng.
2. Quản trị hành chính
Quản trị hành chính bao gồm: Quản trị hành chính văn phòng bán hàng, tăng cường thực hiện chính sách của công ty và giao thiệp tại khu vực hoạt động, phối hợp các hoạt động khác của công ty, viết báo cáo và tổ chức các cuộc họp. Hoàn thành nhanh chóng các hoạt động này góp phần làm trôi chảy hoạt động của doanh nghiệp.
3. Tiếp thị
Trong nhiều công ty, các giám đốc bán hàng được phân nhiệm vụ không khác gì một nhân viên, trách nhiệm khá nặng nề như bao gồm cả các việc tiếp thị như việc phát triển việc kinh doanh mới, dự báo sản phẩm, thu thập và đánh giá thông tin về cạnh tranh, về khách hàng và thị trường.
4. Vấn đề tài chính
Giám đốc bán hàng cũng có thể phải thực hiện nhiệm vụ tài chính, đặc biệt như phân tích và dự báo doanh số, phát triển khách hàng về mặt tài chính, dự báo và kiểm tra các dữ liệu chi phí. Người giám đốc có những trách nhiệm trực tiếp về ngân quỹ bao gồm việc đi lại và giải trí. Tùy theo từng công ty và từng ngành, đôi khi giám đốc bán hàng có thể được yêu cầu đưa ra quyết định hoặc số liệu về chi phí của công ty tại khu vực của mình.
Nhiệm vụ của giám đốc bán hàng
IV. Cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của giám đốc bán hàng
1. Doanh số và lợi nhuận
Được bổ nhiệm cho vị trí giám đốc bán hàng là một thành công cho sự nỗ lực của bạn, đặc biệt doanh số và lợi nhuận là yếu tố giúp bạn chứng minh năng lực của mình. Chúng được xác định qua những câu hỏi sau:
- Bao nhiêu nhân viên chào hàng đạt chỉ tiêu?
- Chi phí tại khu vực đó thế nào?
- Người giám đốc đó vượt quá hay sử dụng ít ngân quỹ để đạt được các mục tiêu lợi nhuận và doanh số này?
- Lợi nhuận và tỷ lệ doanh thu trên vốn đầu tư tại khu vực như thế nào?
2. Phát triển nhân sự
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giám đốc bán hàng là phát triển một đội ngũ nhân viên hoạt động có hiệu quả. Mức độ thành công có thể đề cập đến khía cạnh ít thay đổi nhân sự. Nghe có vẻ điều này cho thấy sự trì trệ không đổi mới thế nhưng khi xét đến chuyên môn thì đây là tín hiệu tích cực. Việc không có sự thay đổi nhân sự cho thấy đội ngũ này làm việc hiệu quả và không cần nguồn lực mới thay thế. Bên cạnh đó ban lãnh đạo không nhận được lời than phiền từ nhân viên cho thấy giám đốc bán hàng đã điều hành đúng đắn đội ngũ của mình.
3. Quản lý và lãnh đạo đội ngũ chào hàng
Một số tiêu chuẩn đánh giá cho mục này bao gồm: Mức độ tận tâm của nhân viên đối với công ty và giám đốc, mức độ hiệu quả của nhân viên chào hàng hay mức độ hài lòng của khách hàng đối với nhân viên chào hàng.
- Mức độ tận tâm của nhân viên chào hàng đối với công ty và giám đốc: Họ có muốn nghe theo giám đốc hay không? Họ có đang tuân theo chiến lược của công ty và đạt được các mục tiêu hay không?
- Mức độ hiệu quả của nhân viên chào hàng: Những gì chứng tỏ các nhân viên hiểu các mục tiêu của công ty? Họ có cống hiến một cách cần thiết để đạt được các mục tiêu đó không?
- Mức độ hài lòng của khách hàng đối với nhân viên chào hàng trong khu vực của giám đốc: Nếu tinh thần trách nhiệm của nhân viên chào hàng là cao và họ đang nỗ lực hết sức mình thì sự phụ trách khách hàng và sự hài lòng của khách hàng phải phản ánh điều này.
V. Cách vượt qua áp lực khi làm giám đốc bán hàng
Trong công việc thì bất kể vị trí nào đều không tránh khỏi những áp lực xảy ra. Tuy nhiên nếu biết cách giảm nhẹ và vượt qua nó thì chắc chắn bạn sẽ không cảm thấy căng thẳng, chán bỏ công việc. Dưới đây 123job.vn xin được đưa ra một số giải pháp vượt qua áp lực khi làm giám đốc bán hàng.
1. Chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp
Khi gặp phải áp lực trong công việc, đừng bao giờ để bản thân bạn đối mặt với nó một mình. Việc làm này sẽ gặm nhấm trí óc, luôn trong một vòng luẩn quẩn không lối thoát. Thay vào đó hãy chia sẻ công việc của mình với cộng đồng, bạn bè, đồng nghiệp. Họ có thể không trực tiếp giúp bạn giải quyết vấn đề đó nhưng ít nhất gánh nặng được bạn trút ra, xóa đi suy nghĩ tiêu cực đồng thời những lời khuyên hữu ích là điều chắc chắn bạn nhận được.
2. Thư giãn để lấy hứng thú
Hòa mình vào công việc như một cỗ máy làm con người ngày càng mệt mỏi. Liều thuốc bổ cần thiết lúc này bạn không phải tìm nó ở các hiệu thuốc, bệnh viện mà hãy để bản thân nghỉ ngơi, thư giãn. Việc này không hề khó, có thể bật một bản nhạc vui nhộn, một giai điệu du dương hay làm một vài động tác thể dục để lấy lại tinh thần bạn nhé. Một cách khác là bạn có thể đi du lịch với bạn bè, người thân, đồng nghiệp hay chỉ một mình miễn là bạn cảm thấy vui vẻ và thoải mái.
3. Mở rộng các mối quan hệ
Thay vì một ngày 8 tiếng chỉ biết cắm đầu vào làm việc, bạn hãy thử mở rộng quan hệ bằng cách bắt chuyện với nhiều người khác nhau mà trước đó chưa từng thử. Đừng coi thường những điều đơn giản đó bởi bạn không thể biết khách hàng mỗi ngày của bạn là ai, sẽ đến từ đâu. Với công việc kinh doanh thì không vấn đề nào quan trọng hơn việc tìm kiếm khách hàng đúng không nào?
Hiệu quả hoạt động của giám đốc bán hàng
4. Học hỏi từ những thất bại
Người có năng lực là người không nản chí sau những thất bại. Thông thường có hai dạng tiếp xúc với áp lực: Sự sợ hãi, buông xuôi và sự nhạy bén, đương đầu. Đừng quá lo lắng nếu bạn không hoàn thành tốt những nhiệm vụ của một giám đốc bán hàng. Hãy nhìn lại xem lý do nào khiến bạn không hoàn thành được nó, hãy chú ý đến những chi tiết dù là nhỏ nhất để thay đổi để đạt được như ý muốn.
5. Mỉm cười với sự cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các ngành với nhau là điều không thể tránh khỏi đặc biệt là trong kinh doanh. Thế nên cũng không quá bất ngờ khi những điều này xảy ra. Nếu phải đối mặt với vấn đề này việc đầu tiên là phải tin vào năng lực của mình, làm việc bằng tấm lòng sẽ được nhận lại bằng tấm lòng. Mỉm cười với cạnh tranh làm nên một con người bình thản và chứng minh được tài năng của bạn.
6. Chấp nhận hoàn cảnh
Đến một thời điểm nào đó khó khăn xảy ra và không còn cách nào có thể cứu vãn. Thay vì giữ mong ước mong nó quay lại, hay “giá như”... hãy chấp nhận hoàn cảnh, chấp nhận hiện tại. Chấp nhận không có nghĩa là nhượng bộ, là hèn hạ mà là nắm bắt, thấu hiểu hoàn cảnh để đưa ra hành động rõ ràng cho những bước đi tiếp theo.
VI. Mức lương của giám đốc bán hàng
Tiền lương dành cho giám đốc bán hàng có xu hướng ngày càng tăng cao. Số liệu thống kê cho biết, mức tăng khoảng 12% lương cơ bản hàng năm và các khoản tiền thưởng và khuyến khích khác ngày càng tăng. Nghĩa là ngoài lương cứng giám đốc bán hàng sẽ nhận được các khoản chiết khấu theo quy định của từng công ty, thưởng KPI...
Theo thông tin 123job.vn tổng hợp và phân tích thì mức lương của giám đốc bán hàng có các mức sau đây:
- Lương thấp nhất: 10 triệu đồng
- Lương bậc thấp: 25,4 triệu đồng
- Lương trung bình: 30,9 triệu đồng
- Lương bậc cao: 36,4 triệu đồng
- Lương cao nhất: 67,5 triệu đồng
VII. Cơ hội thăng tiến của giám đốc bán hàng
1. Thăng tiến từ nhân viên chào hàng lên giám đốc bán hàng
Để được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc bán hàng phải trải qua 3 giai đoạn không hề dễ dàng: Xác định tiêu chuẩn để tuyển chọn, xác định ứng viên có khả năng và cuối cùng là tham khảo ý kiến của nhân viên quản trị tham gia vào quá trình tuyển chọn. Hãy cùng chúng tôi làm rõ từng giai đoạn với những phân tích sau đây:
Xác định tiêu chuẩn chọn lựa
Tiêu chuẩn đầu tiên khi tuyển chọn họ thường nhấn mạnh vào tính cách và thái độ ứng xử. Bất kỳ sự bổ nhiệm nào muốn thành công đều được suy xét xuất phát từ bên trong con người. Vì vậy tính cách - nói lên con người bạn là người như thế nào, có thực sự phù hợp với vai trò của một giám đốc hay không? thái độ của bạn có đáp ứng hài hòa các mối quan hệ phải va vấp với vị trí giám đốc hay chỉ dừng lại ở một nhân viên? Việc áp dụng tiêu chí này sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra sự lựa chọn tốt nhất cho vị trí giám đốc bán hàng về mặt quản trị.
Xác định ứng viên
Việc tuyển chọn các ứng viên được doanh nghiệp phổ biến rộng rãi từ trong doanh nghiệp đến các khu vực bên ngoài. Đây là cơ hội cho những cá nhân bên ngoài mong muốn được làm việc dù mình không phải là người của công ty. Đồng thời với đó, lý do khiến các công ty sử dụng hình thức phổ biến rộng rãi này một phần là do nội bộ công ty không có ứng viên nào đủ phẩm chất để trở thành vị trí giám đốc bán hàng này.
Tham khảo ý kiến
Để đưa ra quyết định cuối cùng cho sự bổ nhiệm này, không phải chỉ một cá nhân quyết định bởi vị trí này không hề thấp. Việc tham khảo ý kiến, đưa ra những ưu - nhược điểm cho từng ứng viên để cân nhắc, suy xét là điều cần thiết. Trải qua bước này là cơ bản đã hoàn thành xong tiến trình chọn lựa một chỗ ngồi cho vị trí giám đốc bán hàng.
2. Từ giám đốc bán hàng khu vực lên tổng giám đốc bán hàng
Con đường từ giám đốc bán hàng lên tổng giám đốc bán hàng đòi hỏi nhiều thử thách hơn từ nhân viên chào hàng lên giám đốc bán hàng. Những người được thăng tiến từ chức vụ giám đốc bán hàng lên cấp cao hơn trước hết phải nắm vững công việc. Nhiệm vụ thứ hai là các giám đốc bán hàng phải chứng tỏ được kỹ năng chuyên nghiệp và kinh nghiệm thích hợp để phát triển cho công ty.
Vượt qua áp lực khi làm giám đốc bán hàng
VIII. Cơ hội việc làm cho giám đốc bán hàng
Giám đốc bán hàng là một vị trí đem lại nhiều cơ hội rộng mở. Các công ty từ Nam ra Bắc, từ mô hình kinh doanh nhỏ đến mô hình lớn luôn đưa ra rất nhiều cơ hội cho vị trí này nên không khó cho bạn trong việc tìm kiếm. Đến với vị trí này, bạn sẽ được làm việc trong môi trường năng động và chuyên nghiệp, nâng cao các kỹ năng của bản thân. Chỉ cần bạn đảm bảo những kỹ năng, trách nhiệm và nhiệm vụ mà chúng tôi đã đưa ra phía trên thì không có gì cần lo lắng. Hãy cứ tự tin, mạnh dạn ứng tuyển vào mô hình kinh doanh mà bạn yêu thích nhé!
Trên đây là những thông tin cơ bản về vị trí giám đốc bán hàng. Mong rằng chúng tôi đã cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất, hình dung dễ dàng nhất về “chiếc ghế” này. Nếu bạn cảm thấy bản thân tự tin cho vị trí này, còn chần chừ gì nữa mà không nhanh tay ứng tuyển để trở thành một giám đốc bán hàng với thu nhập không thể hoàn hảo hơn!