Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ chịu trách nhiệm cho sự thành công của một doanh nghiệp. Nhưng áp dụng chiến lược nào thì trong bài viết dưới đây, 123job sẽ gợi ý cho bạn 9 chiến lược kinh doanh giúp cho Startup vượt qua những năm đầu khởi nghiệp.

Theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây cho thấy “97% doanh nghiệp startup thất bại ngay trong năm đầu tiên. Chỉ có 3% các công ty khởi nghiệp có thể duy trì qua năm thứ 2 và tiếp tục đứng vững trên thị trường”. Khi mà môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh thì rất khó cho những doanh nghiệp startup tồn tại lâu dài nếu như không có chiến lược kinh doanh hoàn hảo. Nếu như doanh nghiệp bạn chưa biết sử dụng chiến lược kinh doanh nào phù hợp thì một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn có thể phát triển doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả trong năm đầu khởi nghiệp.

I. Biến khuyết điểm của doanh nghiệp lớn thành cơ hội của Startup

Một chiến lược kinh doanh hiệu quả mà các doanh nghiệp startup hay làm đó chính là khai thác điểm yếu của những doanh nghiệp lớn. Những doanh nghiệp đi trước thường hay lo lắng về nhiều vấn đề như là: tình hình an ninh chính trị, sự thiếu hiểu biết về văn hóa, sự kém phát triển của quốc gia... khi tham gia một thị trường mới. 

Theo Dana, một nhà Giám đốc dữ liệu khoa học nổi tiếng cho rằng “khi doanh nghiệp càng lớn thì càng khó để điều chỉnh và mở rộng”. Những công ty startup nên tận dụng những khuyết điểm này vì những vấn đề mà doanh nghiệp lớn không thể giải quyết thì chính lại là cơ hội kinh doanh cho công ty bạn. Chỉ cần bạn kiên trì với startup của mình, phát triển chiến lược kinh doanh đúng cách cho đến khi tìm được một thị trường khách hàng tiềm năng thì doanh nghiệp bạn có thể thành công.

Chiến lược kinh doanh dành cho startup

Sẽ rất khó khăn cho những doanh nghiệp startup thời kỳ đầu nếu như như không xây dựng được chiến lược kinh doanh hoàn hảo

II. Xác định rõ ràng ý tưởng của bạn

Để xây dựng được một chiến lược kinh doanh hoàn hảo thì bạn cần phải xác định rõ ràng ý tưởng kinh doanh của mình. Một cách hiệu quả có thể giúp bạn đánh giá ý tưởng của mình đó chính là nhờ vào lời phản hồi của những chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn thực hiện kinh doanh. Nếu những phản hồi đều tốt, thì trong tương lai, bạn có khả năng bán được những sản phẩm này đến với nhiều khách hàng tiềm năng.

Đặc biệt khi sản phẩm của bạn nhận được nhiều lời phản hồi tích cực đến từ phía khách hàng, công ty bạn sẽ nhận được nhiều hơn nữa các đơn đặt hàng, hợp đồng... Một khi bạn đã duy trì được nguồn doanh thu của mình với những khách hàng ổn định, bạn đã chứng tỏ được rằng sản phẩm, dịch vụ của bạn có thể tồn tại được trên thị trường.

III. Quyết đoán trong vấn đề tiền bạc

Việc quản lý tài chính là một điều vô cùng quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp startup. Với một nhà sáng lập, ngoài việc phải xác định nguồn vốn, mức doanh thu, lợi nhuận… thì bạn đặc biệt phải cân đối mọi khoản chi tiêu cho doanh nghiệp. Khi mà nguồn doanh thu trong năm đầu ở mức thấp mà chi tiêu quá nhiều tiền trước khi thiết lập sự phù hợp với thị trường, đó là lý do số một cho sự thất bại sớm của doanh nghiệp startup. Chính vì vậy, sự sáng suốt và quyết đoán trong chi tiêu là yếu tố vô cùng cần thiết đối với người sáng lập.

quản lý tài chính cho startup

 Việc quản lý tài chính là một điều vô cùng quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp startup

IV. Đầu tư vào sale thay vì đổ tiền vào marketing

Một chiến lược kinh doanh mà nhiều startup sai lầm đó chính là việc đầu tư quá nhiều vào marketing. Những tin nhắn email được xem là thư rác, gọi điện giới thiệu sản phẩm mới… đều là những chiến lược kinh doanh không mang lại hiệu quả cao đối với doanh nghiệp startup. 

Thay vào đó, doanh nghiệp bạn nên phát triển mạng lưới sale của mình bằng cách tìm kiếm những nhân viên bán hàng có khả năng thu hút khách hàng tiềm năng. Những người nhân viên bán hàng này sẽ biết cách tiếp cận khách hàng của họ, tận dụng những mạng lưới có sẵn để chăm sóc khách hàng và bán được nhiều sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới thành công bằng việc họ có một đội ngũ nhân viên bán hàng xuất sắc, mang lại cho họ nguồn doanh thu ổn định. 

Do đó đừng lãng phí nguồn tài chính của mình vào việc tiếp thị để bán được hàng khi bạn chỉ là một startup chưa có tên tuổi trên thị trường, phải cạnh tranh với vô số thương hiệu lớn khác. 

V. Xác định đúng thời điểm tăng vốn đầu tiên

Việc gọi vốn sẽ mang lại nguồn đầu tư tài chính cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, là một founder, bạn không nên gọi vốn quá sớm. Trước tiên bạn cần xây dựng cho doanh nghiệp mình một chiến lược kinh doanh sử dụng chi phí hợp lý. Vì nếu không làm vậy, doanh nghiệp bạn có thể sẽ mất kiểm soát trong việc quản lý tài chính và tiêu quá nhiều cho những vấn đề không cần thiết.

Một điều bạn cần chú ý trong chiến lược kinh doanh này đó là nâng cao tầm ảnh hưởng của mình để gia tăng cơ hội thành công trong việc gọi vốn ở vòng hạt giống (seed round). Với những sức ảnh hưởng đó, bạn đã nắm trong tay mình nhiều khả năng để có thể gia tăng vốn trong thời gian tới.

VI. Startup là doanh nghiệp xã hội

Một xu hướng chiến lược kinh doanh của những doanh nghiệp startup gần đây đó chính là việc trở thành doanh nghiệp xã hội. Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp mang đến các giải pháp thiết thực cho những vấn đề xã hội. Những chiến lược kinh doanh doanh nghiệp thực hiện sẽ hướng tới mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng.

Vậy làm thế nào để startup của bạn có thể tác động và thay đổi cộng đồng?

Câu trả lời đó đến từ chính những thành viên trong doanh nghiệp bạn. Bạn cần phải chỉ ra cho những những nhân viên của mình rằng công việc của họ, không phải mục tiêu chính là để kiếm tiền mà là mang tới những dự án tiềm năng và có ích cho xã hội. Làm việc trong một doanh nghiệp xã hội sẽ khiến cho mọi người cảm thấy trách nhiệm hơn nhưng cũng không kém phần thú vị.

startup là một doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp mang đến các giải pháp thiết thực cho những vấn đề xã hội

VII. Phát triển chiến lược dịch vụ khách hàng mới

Đạt được sự hài lòng của khách hàng là điều mà doanh nghiệp cần phải quan tâm hơn cả việc bán hàng. Chính vì vậy, khi một doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường, sẽ là thành công cho họ nếu có thể khiến khách hàng hài lòng bằng dịch vụ của mình. 

Chăm sóc khách hàng không phải là việc lắng nghe những phản hồi của họ và tư vấn những giải pháp thiếu thực tế mà khách hàng kỳ vọng rằng doanh nghiệp bạn sẽ cùng họ giải quyết vấn đề. Bằng cách phát triển những dịch vụ khách hàng mới, chiến lược kinh doanh tập trung vào khách hàng sẽ mang đến thành công cho doanh nghiệp bạn. 

VIII. Chiêu mộ nhân tài

Nhân viên của bạn chính là những người góp phần tạo nên thành công cho doanh nghiệp bạn. Chính vì vậy việc thu hút nhân tài là một chiến lược kinh doanh quan trọng mà doanh nghiệp cần phải thực hiện. Với những người có kiến thức và kỹ năng, họ sẽ không bị thu hút bởi yếu tố tiền bạc mà họ mong muốn được làm việc với những người tài năng, đáng ngưỡng mộ. Đó chính là điểm quan trọng mà doanh nghiệp bạn nên khai thác nếu muốn chiêu mộ nhân tài về cho doanh nghiệp mình. 

Ngoài ra một cách khác phổ biến với những doanh nghiệp startup dùng để thu hút nhân tài đó chính là việc chia cho họ cổ phần, dù đó có thể rất nhỏ. Cách thức này giúp cho các thành viên thật sự phải đóng góp cho công ty bởi vì khi đó lợi ích của công ty cũng chính là lợi ích của họ.

Việc tìm đúng người để làm việc cho startup của bạn không phải là điều dễ dàng, do đó trong quá trình tuyển dụng, hãy hỏi họ lý do vì sao chọn doanh nghiệp bạn và họ có một kế hoạch dự phòng nào hay không. Câu hỏi tuyển dụng đó sẽ thể hiện họ có thật sự quan tâm đến startup của bạn và có sẵn sàng cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Điều này cũng áp dụng cho chính bạn – với tư cách của một founder. Khi bạn đã hiểu vì sao muốn xây dựng doanh nghiệp và thực sự muốn gắn bó với nó thì hãy tìm mọi cách để thiết lập chiến lược kinh doanh hoàn hảo và duy trì doanh nghiệp của mình trong năm đầu tiên.

chiêu mộ nhân tài cho startup

Việc thu hút được nhiều nhân tài sẽ góp phần quan trọng vào thành công của một doanh nghiệp startup

Sau khi tuyển dụng nhân sự, bạn cần phải tìm cách để giữ chân họ. Cách tốt nhất đó chính là xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành một nơi mà nhân viên cảm thấy hài lòng và muốn làm việc.  

Ngoài ra để quản lý nhân sự, bạn cần tập trung đánh giá kết quả làm việc thay vì quan tâm xem họ làm việc bao nhiêu giờ. Hãy cho nhân viên bạn biết rằng đây là những công việc cần làm và phải đạt kết quả tốt nhất chứ không phải là công việc tính hiệu quả theo giờ. Sau khi kết hợp tất cả những bí quyết chiến lược kinh doanh này, doanh nghiệp bạn sẽ xây dựng được một bộ máy nhân sự tài năng và bền vững.

IX. Thuê ngoài những chức năng cơ bản

Chiến lược kinh doanh cuối cùng mà các startup cần phải lưu ý đó chính là việc tối ưu hóa bộ máy bằng việc thuê ngoài những chức năng cơ bản. Trong năm đầu tiên hoạt động, khi mà bạn chưa thể thiết lập và quản lý nhiều bộ phận đồng thời cũng để tiết kiệm chi phí, thì việc thuê ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh của mình. 

Bạn có thể thuê các đơn vị quản lý tài chính bên ngoài giải quyết cho mình tất cả các vấn đề sổ sách, kế toán và chỉ cần cử một nhân viên của bạn trông nom các đơn vị đó. Về không gian làm việc, hãy tìm một không gian văn phòng có thể chia sẻ cho đến khi bạn có đủ nguồn lực tài chính để có một văn phòng riêng.

Ngoài ra, bạn có thể kết nối với các nhân viên, freelancer, đơn vị thuê ngoài thông qua các ứng dụng kết nối việc làm như Google Apps For Business, các trang web việc làm như 123job.vn, topcv…

X. Kết luận

Chiến lược kinh doanh đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng doanh nghiệp startup, nhất là trong những năm đầu khởi khởi nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết trên đây, bạn đã tìm được chiến lược kinh doanh hiệu quả và áp dụng nó vào trong doanh nghiệp mình. 123job chúc bạn thành công!