Cuộc sống đôi khi bộn bề với quá nhiều lo toan dễ đẩy con người vào áp lực công việc đến ngộp thở. Khi đó, làm cách nào để nhanh chóng vượt qua và tìm lại được niềm vui mỗi ngày? Hãy cùng 123job tìm hiểu nhé…
Khi chấp nhận rằng áp lực công việc là một phần của cuộc sống, bạn sẽ hiểu được niềm vui trong những khoảng thời gian thảnh thơi mỗi ngày. Tuy nhiên, sẽ có những giai đoạn mà áp lực công việc ập đến bất ngờ liên tiếp khiến bạn khó vượt qua và trở nên kiệt sức. Cùng đọc 10 mẹo dưới đây để tìm lại cân bằng cho bản thân nhé!
I. Khởi động ngày mới bằng một tinh thần lạc quan
Một tinh thần lạc quan là "khắc tinh" của áp lực công việc. Đúng như ý nghĩa câu nói "Những gì xảy đến với bạn không quan trọng bằng thái độ bạn chọn để đối mặt với chúng" - áp lực công việc có thể làm bạn bối rối trong một khoảnh khắc, nhưng với một tinh thần lạc quan và phấn chấn, bạn sẽ nhanh chóng có thể kéo lại cân bằng cảm xúc và minh mẫn tìm ra giải pháp cho tất cả. Ngược lại, một người luôn đem trong mình tinh thần ủ rũ, sầu não thì cho dù mọi thứ có nhẹ nhàng tới đâu, áp lực công việc vô hình cũng đè nén họ đến ngộp thở. Hiểu được sự tương phản rõ rệt giữa hai loại trạng thái cảm xúc này, hãy chọn cho mình thái độ tốt nhất để bắt đầu một ngày mới bạn nhé!
II. Mở cửa sổ
Mở cửa số làm giảm áp lực công việc
Ngày nay, guồng quay công việc bất tận làm cuộc sống chúng ta thu hẹp dần vào khoảng cách giữa bốn bức tường. Cảm xúc tiêu cực cứ thế tăng dần, tất yếu gây ra stress công việc. Một mẹo nhỏ để bạn xua tan cảm giác khó chịu này chính là động tác đơn giản - mở cửa sổ. Thiên nhiên luôn đem tới cho con người cảm giác thư thái và êm dịu, không phải vô lý khi những người thành công luôn thích đặt bàn làm việc cạnh ô cửa sổ lớn trong căn phòng. Với mẹo nhỏ này, bạn sẽ vừa có thể nhanh chóng tiếp tục những gì đang làm dở, lại vừa đẩy lùi áp lực công việc vô cùng hiệu quả.
III. Ngắm nhìn cái đẹp là một cách để làm đẹp tâm hồn
Cái đẹp cũng là một liều thuốc hiệu quả để đẩy lùi áp lực công việc. Hãy thử đặt trên bàn làm việc của bạn một lọ hoa, một khung ảnh thật ý nghĩa, một vật dụng gì đó gợi lên tâm trạng vui vẻ. Có thể nó không có tác dụng mạnh mẽ, nhưng về lâu dài, chắc chắn tinh thần khi ngồi vào bàn làm việc mỗi ngày của bạn sẽ trở nên thư thái hơn. Từ đó, sự mệt mỏi vì công việc cũng dần tan biến...
IV. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn giúp xua tan áp lực công việc
Bạn có tin không? Sức khỏe là vũ khí mạnh nhất để đẩy lùi áp lực công việc đó! Thực tế đã chứng minh, một người luôn có chế độ sinh hoạt lành mạnh và sức khỏe ổn định sẽ làm giảm nguy cơ gặp stress công việc đáng kể. Vì vậy, cách giảm căng thẳng nhanh nhất trong công việc là hãy tự thiết lập một chế độ rèn luyện sức khỏe tốt nhất có thể. Rồi một ngày không xa bạn sẽ nhận ra sức khỏe tốt là “tấm khiên” mạnh nhất giúp bạn tránh khỏi áp lực công việc đó!
V. Chăm sóc bản thân hằng ngày
Một mẹo thật đơn giản mà hiệu quả để vượt qua áp lực công việc mà rất nhiều người có thể không để tâm, đó là chăm sóc bản thân mỗi ngày. Không phải chờ những ngày đặc biệt, cũng chẳng phải đến khi cơ thể đã rã rời, bạn mới chịu lắng nghe cảm xúc mình lên tiếng.
Có nhiều người tự tạo cho bản thân áp lực, tới mức chỉ cần công việc chệch khỏi quỹ đạo một chút, họ đã dường như không thể trụ vững - bởi ngay từ đầu “bệ đỡ” tinh thần của họ đã không chắc chắn rồi. Người thành công luôn biết tự chăm sóc bản thân, độc lập và tự chủ nhưng không quên lạc quan, yêu đời, và vì vậy áp lực công việc không thể chi phối được họ quá lâu - vậy tại sao bạn còn chần chừ không học theo mẹo “vặt” đơn giản này?
VI. Quan tâm đến giấc ngủ
“Mỗi khi tôi buồn - tôi đi ngủ” - nghe thì có vẻ như một lời nói đùa, nhưng nó không phải là không có lý do. Thử để ý xem mỗi sáng thức dậy khi đã ngủ đủ giấc, tâm trạng của bạn ra sao? Cho dù ngày hôm qua có thật tồi tệ, hay hôm nay và ngày mai có phải đối mặt với bất cứ chuyện gì nặng nề, khoảnh khắc tỉnh dậy ngay lúc đó, chắc chắn tinh thần của bạn đã vô cùng thư thái.
Quan tâm tới giấc ngủ của bạn
Người trẻ ngày nay thường có thói quen thức muộn, một phần lý do khách quan đến từ khối lượng công việc nặng nề, nhưng phần còn lại thường đến từ thói quen cá nhân của họ mà thôi. Và như một hệ quả tất yếu, người trẻ ngày nay thường xuyên kêu than về áp lực công việc mỗi ngày… Bạn có phải là một trong số họ? Bạn đã sẵn sàng để thử thay đổi thói quen này của mình chưa? Hãy thử sắp xếp, quản lý lại thời gian cá nhân và dành cho mình một giấc ngủ xứng đáng đúng khoa học nhé, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy tinh thần làm việc mỗi ngày tăng lên đáng kể.
VII. Thư giãn để lấy lại hứng thú
Thư giãn đánh tan áp lực công việc
Áp lực công việc đôi khi có thể như một liều thuốc độc kéo tụt cảm hứng sáng tạo của bạn trong công việc. Nếu đang gặp tình trạng “dở khóc dở cười” này, lời khuyên hiệu quả nhất cho bạn là hãy tạm dừng lại mọi thứ và cho bản thân thời gian được thư giãn. Tùy vào sở thích cá nhân, bạn có thể chọn đọc sách, nghe nhạc, chơi game, hoặc đơn giản chỉ là dành cho mình một khoảng lặng để xua tan đi áp lực công việc…
Đôi khi, bạn có thể thư giãn ngay khi đang làm việc để duy trì tinh thần và sự hứng thú, bằng cách vừa làm việc vừa nghe nhạc hay trò chuyện cùng đồng nghiệp xung quanh, áp lực công việc cũng từ đó mà tiêu tan đáng kể.
VIII. Cần phải nhìn nhận thực tế
Trước khi bắt đầu bất cứ biện pháp nào để chặn đứng áp lực công việc, bạn cần nhìn thẳng vào thực tế, tìm hiểu nguyên nhân sâu xa nhất tạo nên những mệt mỏi hiện tại. Rõ ràng, cách giảm căng thẳng nhanh nhất không phải là trốn chạy, mà là tìm ra căn nguyên và giải quyết dứt điểm những yếu tố đang gây ra áp lực công việc cho bạn. Nhìn vào thực tế, cũng chính là bạn đang nhìn lại bản thân mình, đôi khi bạn sẽ bất ngờ khi nhìn ra được một điểm yếu bấy lâu nay vẫn chưa hề hay biết. Rất đáng để thử phải không?
IX. Lập kế hoạch làm việc khoa học
Lập kế hoạch và quản lý thời gian, quản lý công việc có thể được coi là biện pháp “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Tất nhiên, căn “bệnh” ở đây chính là áp lực công việc. Trước khi bắt đầu, bạn nên lập một danh sách những việc cần làm, chia nhỏ chúng ra thành các nhóm công việc khác nhau, sắp xếp theo mức độ khẩn cấp giảm dần. Hãy chú ý để những khoảng thời gian trống xen kẽ để bạn không quá bối rối khi có sự cố bất ngờ nào đó xảy ra. Khi công việc được thực hiện theo một trình tự rõ ràng, sẽ không có sự dồn dập làm bạn phải đối mặt với áp lực công việc nối gót theo sau nữa.
X. Học cách từ chối thẳng thắn
Đôi khi, áp lực công việc lại chỉ đến từ việc bạn nhận lời “vô tội vạ”. Ôm đồm quá nhiều việc cùng lúc là bạn đang tự “giết chết” tinh thần của bản thân. Hãy bắt đầu với việc giải thích với sếp về những áp lực công việc bạn đang gặp phải, và đề nghị việc giảm nhẹ những nhiệm vụ cần làm. Chắc hẳn không người sếp nào muốn một nhân viên tốt trở nên “kiệt sức” với những yêu cầu khó khăn của mình. Nếu bạn không thử học cách từ chối, có thể cấp trên sẽ luôn nghĩ bạn đã “ổn” và thoải mái với những gì họ giao cho bạn.
Trên đây là 10 mẹo vặt giúp bạn “đánh bay” áp lực công việc và làm cân bằng cuộc sống hiệu quả nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hãy đến với 123job để nắm bắt những thông tin bổ ích tiếp theo nhé!